CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ ĐOẠN MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG CHO 10 BÀI VẬT LÝ 12 NÂNG CAO
2.9. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “53. Phóng xạ”
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài.
Theo sách giáo viên vật lý 12 nâng cao [2,tr269], mục tiêu của bài được xác định như sau:
Nêu được hiện tượng phóng xạ là gì?
Nêu được thành phần và bản chất các tia phóng xạ.
Phát biểu được định luật phóng xạ và viết được hệ thức của định luật này.
Nêu được độ phóng xạ là gì và viết được công thức tính độ phóng xạ.
Nêu được ứng dụng của các đồng vị phóng xạ.
Vận dụng được định luật phóng xạ và khái niệm độ phóng xạ để giải được các bài tập.
Bước 2: Xác định nội dung của bài và nội dung được chọn để mở đầu bài giảng.
Theo sách giáo khoa vật lý 12 nâng cao [1,tr267], nội dung của bài gồm các mục sau đây:
1. Hiện tượng phóng xạ 2. Các tia phóng xạ
3. Định luật phóng xạ. Độ phóng xạ 4. Đồng vị phóng xạ và các ứng dụng
Để thực hiện được mục tiêu của bài học này, cần phải đối chiếu các nội dung của bài các mục tiêu ở bước 1. Kết quả đối chiếu đó được thực hiện trong bảng dưới đây:
MỤC TIÊU CỦA BÀI ĐƢỢC XÁC ĐỊNH Ở
BƯỚC 1
NỘI DUNG BÀI HỌC MỤC TIÊU TƯƠNG
ỨNG TỪNG NỘI DUNG
Nêu được hiện tượng phóng xạ là gì?
Nêu được thành phần và bản chất các tia phóng xạ.
Phát biểu được định luật phóng xạ và viết được hệ thức của định luật này.
Nêu được độ phóng xạ là gì và viết được công thức tính độ phóng xạ.
Nêu được ứng dụng của các đồng vị phóng xạ.
Vận dụng được định luật phóng xạ và khái niệm độ phóng xạ để giải được các bài tập.
1. Hiện tượng phóng xạ
Nêu được hiện tượng phóng xạ là gì?
2. Các tia phóng xạ Nêu được thành phần và bản chất các tia phóng xạ.
3. Định luật phóng xạ. Độ phóng xạ
Phát biểu được định luật phóng xạ và viết được hệ thức của định luật này. Nêu được độ phóng xạ là gì và viết được công thức tính độ phóng xạ.
4. Đồng vị phóng xạ và các ứng dụng
Nêu được ứng dụng của các đồng vị phóng xạ. Vận dụng được định luật phóng xạ và khái niệm độ phóng xạ để giải được các bài tập.
Bảng 9: Bảng đối chiếu nội dung của bài tương ứng mục tiêu của bài “53. Phóng xạ”.
Trong các nội dụng trên, có thể dùng nội dung “1. Hiện tượng phóng xạ” để mở đầu bài giảng vì nội dung này có liên quan đến một số hiện tượng trong đời sống như tia phóng xạ tác dụng lên kính ảnh, ô nhiễm gây hại đến sức khỏe con người,…
Bước 3: Lựa chọn cách mở đầu phù hợp với nội dung được lựa chọn.
Với nội dung đã chọn ở trên, tôi sẽ chọn các cách sau để mở đầu bài giảng: mở đầu bằng câu chuyện, mở đầu bằng hình ảnh.
Mở đầu bằng một câu chuyện: Tôi sẽ kể chuyện tìm ra hiện tượng phóng xạ và tia phóng xạ của các nhà khoa học Hăngri Beccơ ren, Pie Quyri và Mari Quyri. Sau đó đặt một số câu hỏi cho hiện tượng phóng xạ và chuyển vào bài mới bài “53. Phóng xạ”.
Mở đầu bằng một hình ảnh: Tôi sẽ cho các em xem hình ảnh những người làm việc đứng gần một bể chứa nước bị nhiễm chất phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi và hình ảnh cảnh báo nguy hiểm có chất phóng xạ. Sau đó đặt một số câu hỏi gây sự tò mò cho học sinh và chuyển vào bài mới bài “53. Phóng xạ”.
Mở đầu bằng một sự kiện cập nhật: Tôi sẽ nói đến sự kiện nổ nhà máy hạt nhân ở Fukushima Daiichi làm cho người dân ở đó phải di cư và tác hại của chất phóng xạ lên sức khỏe con người. Sau đó đưa ra nhu cầu giải thích hiện tượng phóng xạ và chuyển vào bài giảng bài “53. Phóng xạ”.
Bước 4: Tiến hành viết đoạn mở đầu bài giảng.
Mở đầu bằng một câu chuyện
Có những trường hợp hiếm hoi mà một gia đình, một dòng họ gồm nhiều thế hệ đã có đóng góp xuất sắc cho sự phát triển khoa học. Dòng họ Beccơren và dòng họ Quyri cũng thuộc trường hợp đó. Sáng 26 – 2 – 1896, Hăngri Beccơren (viện sĩ viện hàn lâm khoa học Pari) đã chuẩn bị sẵn một tấm kính ảnh được bọc kĩ bằng giấy đen, đặt trên nó những mảnh muối urani chờ nắng để làm thí nghiệm. Nhưng hôm đó trời u ám, mãi không nắng 4 ngày liền. Sáng 1 – 3 trời hửng nắng có thể tiếp tục thí nghiệm. Ông quyết định thay tấm kính ảnh mới, và cứ đem tấm kính ảnh cũ tráng thử xem sao. Thật lạ lùng trên tấm kính ảnh xuất hiện rõ ràng hình dáng mảnh muối urani mà ở đây không có sự kích thích của ánh sáng, không có lân quang. Ông làm nhiều thí nghiệm với những mảnh muối urani sunfat và các muối không lân quang của urani cũng thấy được hình ảnh rất rõ.
Sau nhiều thí nghiệm, ông kết luận rằng đây là một bức xạ mới của urani. Ông gọi là “tia urani”.
Năm 1897, Mari Quyri khảo sát mẫu thori, bà thấy rằng thori cũng phát ra tia có tính chất tương tự “tia urani”, vậy là tên “tia urani” đã không còn thích hợp nữa, bà đề nghị gọi tên tia này là tia phóng xạ và gọi urani, thori là các nguyên tố phóng xạ. Năm 1898, hai ông bà Mari Quyri và Pie Quyri tìm ra 2 chất phóng xạ mới: pôlôni và radi khi tách từ quặng nhựa urani và quặng chancolit. Tháng 11 – 1903, Hăng ri Bec co ren và hai vợ chồng ông bà Pie Quyri và Mari Quyri cùng được giải thưởng Noben về vật lý học vì đã có những phát minh xuất sắc trong lĩnh vực phóng xạ. Quá trình tìm ra tia phóng xạ rất khó khăn và vất vả mà 3 nhà khoa học đã trải qua, vậy phóng xạ là hiện tượng như thế nào? Các tia phóng xạ bản chất ra sao? Để trả lời những câu hỏi đó chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay bài “53. Phóng xạ”.
Mở đầu bằng một sự kiện cập nhật
Cô đã đọc tin tức xảy ra các thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 và vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản xảy ra vào năm 2011. Tai nạn hạt nhân gây những hậu quả trầm trọng trong năng lượng hạt nhân.
Khi nhà máy hạt nhân phát nổ luồng hơi phóng xạ cực mạnh qua lổ hổng của lò hạt nhân gồm uranium và graphite bắn ra phạm vi 100m xung quanh khu vực nhà máy, ngọn lửa với đầy chất phóng xạ được phóng lên cao cả ngàn mét làm cho những đám mây bị nhiễm phóng xạ. Sau đó, toàn bộ người dân tại thành phố phải di tảng đến nơi khác để sống, thảm họa này còn gây hại rất nhiều đến sức khỏe con người. Nếu người bị nhiễm phóng xạ thì triệu chứng ban đầu là nôn mửa, choáng váng, tiêu chảy, tiếp theo đó là giai đoạn ủ bệnh, một thời gian sau đó các triệu chứng chết người xuất hiện như chứng hoại tủy, chứng phỏng ghê sợ xuất hiện, ảnh hưởng đến tận xương. Ta thấy, bị nhiễm phóng xạ rất là nguy hiểm. Vậy thì phóng xạ là hiện tượng gì? Các tia phóng xạ có bản chất ra sao? Để trả lời các câu hỏi trên thì hôm nay chúng ta sẽ học bài “53. Phóng xạ”.
Mở đầu bằng hình ảnh
Hình 2.10. Hình ảnh ở các nhà máy hạt nhân
Các em hãy quan sát các hình ảnh sau: Hình 2.10 a) là hình ảnh cảnh báo nguy hiểm có chất phóng xạ, hình 2.10 b) là hình ảnh những người làm việc đứng gần một bể chứa nước bị nhiễm chất phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, các công nhân này khi làm việc phải bảo hộ lao động rất kĩ gồm những vật dụng như giày, quần áo bảo hộ, khẩu trang,… dành riêng cho công việc ở các nhà máy hạt nhân. Khi làm việc ở những nhà máy hạt nhân thì những người này sẽ tiếp xúc nhiều với các chất phóng xạ, nếu tiếp xúc với nồng độ lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người rất lớn. Vậy, chất phóng xạ là những chất gì? Khi các chất đó phóng xạ sẽ tạo ra những tia gì? Các tia này có bản chất ra sao? Để biết được những điều này, hôm nay chúng ta sẽ học bài “53.
Phóng xạ”.