CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ ĐOẠN MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG CHO 10 BÀI VẬT LÝ 12 NÂNG CAO
2.10 Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “56. Phản ứng phân hạch”
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài
Theo sách giáo viên vật lý 12 nâng cao [2,tr284], mục tiêu của bài được xác định như sau:
Nêu được phản ứng phân hạch là gì và viết được một ví dụ về phương trình phản ứng này.
Nêu được phản ứng dây chuyền là gì và các điều kiện để phản ứng dây chuyền xảy ra.
Nêu được các bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân.
a) Biểu trưng cảnh báo nhận dạng khi có nguồn
phóng xạ
b) Các công nhân làm việc tại nhà máy điện hạt nhân
Bước 2: Xác định nội dung của bài và nội dung được chọn để mở đầu bài giảng.
Theo sách giáo khoa vật lý 12 nâng cao [1,tr283], nội dung của bài gồm các mục sau đây:
1. Sự phân hạch
2. Phản ứng phân hạch dây chuyền 3. Lò phản ứng hạt nhân
4. Nhà máy điện hạt nhân
Để thực hiện được mục tiêu của bài học, cần phải đối chiếu các nội dung của bài các mục tiêu ở bước 1. Kết quả đối chiếu đó được thực hiện trong bảng dưới đây:
MỤC TIÊU CỦA BÀI ĐƢỢC XÁC ĐỊNH Ở
BƯỚC 1
NỘI DUNG BÀI HỌC MỤC TIÊU TƯƠNG
ỨNG TỪNG NỘI DUNG
Nêu được phản ứng phân hạch là gì và viết được một ví dụ về phương trình phản ứng này.
Nêu được phản ứng dây chuyền là gì và các điều kiện để phản ứng dây chuyền xảy ra.
Nêu được các bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân.
1. Sự phân hạch Nêu được phản ứng phân hạch là gì và viết được một ví dụ về phương trình phản ứng này.
2. Phản ứng phân hạch dây chuyền
Nêu được phản ứng dây chuyền là gì và các điều kiện để phản ứng dây chuyền xảy ra.
3. Lò phản ứng hạt nhân 4. Nhà máy điện hạt
nhân
Nêu được các bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân.
Bảng 10. Bảng đối chiếu nội dung của bài tương ứng mục tiêu của bài “ 56. Phản ứng hạt nhân”.
Trong các nội dung trên, có thể sử dụng nội dung ở mục “2. Phản ứng phân hạch dây chuyền” để mở đầu bài giảng vì nội dung này một số ứng dụng như có thể chế tạo bom nguyên tử, năng lượng do phản ứng phân hạch sản sinh ra dùng trong nhà máy điện hạt nhân và vũ khí hạt nhân,…
Bước 3: Lựa chọn cách mở đầu phù hợp với nội dung đã được lựa chọn
Với nội dung đã chọn ở trên, tôi sẽ chọn các cách sau để mở đầu bài giảng: mở đầu bằng bức tranh liên quan đến nội dung sắp học, bằng một phản đề.
Mở đầu bằng hình ảnh: Tôi sẽ cho học sinh xem hình ảnh của hai quả bom nguyên tử mà máy bay Mĩ ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật.
Sau đó đưa ra vấn đề cần giải thích hiện tượng đó và chuyển vào bài “56. Phản ứng phân hạch”.
Mở đầu bằng một phản đề: Tôi sẽ dẫn vào bằng một phản đề rất nhiều nghỉ rằng ngành hạt nhân chỉ có hại chứ không có lợi, rất ít người biết được rằng ngành năng lượng hạt nhân có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống như trong nông nghiệp: ứng dụng trong trồng bưởi, công nghiệp, trong khai thác dầu mỏ, trong sản xuất điện năng,…
Bước 4: Tiến hành viết đoạn mở đầu bài giảng Mở đầu bằng hình ảnh
Hình 2.11. Vụ nổ bom nguyên tử ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản
GV dán hình lên bảng. Trên bảng là các hình ảnh của vụ nổ bom nguyên tử (bom hạt nhân) hình 2.11 a) là cảnh nổ bom nguyên tử, hình 2.11 b) là cảnh hoang tàn của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật sau khi bị nổ bom. Qua hình ảnh trên, ta thấy năng lượng của bom nguyên tử rất lớn, nó phá hủy hai thành phố lớn như thế. Vậy năng lượng nguyên tử này là năng lượng gì? Sinh ra từ đâu mà có thể hủy diệt cả con người và môi trường sống của con người như thế? Để giải thích được điều này thì hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu bài :56. Phản ứng phân hạch”.
Mở đầu bằng một phản đề
Một số người nói rằng các nhà vật lý là những kẻ giết người. Các nhà vật lý nghiên cứu nguyên tử, hạt nhân nguyên tử để rồi làm ra trái bom nguyên tử giết người hàng loạt như vụ nổ bom nguyên tử ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật, chất thải phóng
a) Bom nguyên tử nổ. b) Cảnh hoang tàn của thành phố sau vụ nổ bom nguyên
tử.
xạ, nổ nhà máy điện,…Tuy nhiên, ngành hạt nhân nguyên tử có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống của chúng ta như: trong y tế (dùng trong xạ trị, máy chụp cắt lát CT,…), trong công nghiệp (sử dụng phương pháp bức xạ tán xạ ngược để xác định chất lượng của các công trình đường giao thông,…), trong nông nghiệp (nuôi cấy tế bào một số loài hoa, cây đặc sản và cây rừng quý hiếm cũng được tiến hành,…), sử dụng kĩ thuật hạt nhân để nghiên cứu các quá trình trong tự nhiên (nghiên cứu diễn biến các quá trình sa bồi, bồi lấp, xói mòn và rò rỉ,…), v.v... Phản ứng phân hạch, hay năng lượng hạt nhân nguyên tử nói chung, quả là có cả hai mặt - lợi và hại. Trách nhiệm của con người là phải hạn chế mặt tác hại và mở rộng mặt ích lợi của nó. Năng lượng nguyên tử từ phản ứng phân hạch mà ra, vậy phản ứng phân hạch là phản ứng như thế nào? Có đặc điểm ra sao? Để trả lời những câu hỏi trên, hôm nay chúng ta sẽ học bài “56. Phản ứng phân hạch”.