Trên thế giới có rất nhiều quốc gia và ở mỗi quốc gia có một hình thức sở hữu đất đai và quan hệ đất đai riêng. Điều đó phụ thuộc vào bản chất của từng nhà nước và lợi ích giai cấp thống trị của quốc gia đó.[10]
-Tại Mỹ
Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Đến nay, mỹ đã hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ và hoàn thiện hồ sơ địa chính. Nước mỹ đã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cập nhật các thông tin về biến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất. đó cũng là một trong những điều kiện để thị trường bất đống sản tại Mỹ phát triển ổn định.
- Tại Pháp
Hầu hết đất đai tại Pháp thuộc sở hữu toàn dân. Nước Pháp đã thiết lập được hệ thống thông tin được nối mạng truy cập từ trung ương đến địa phương.
Đó là hệ thống tin học hoàn chỉnh phục vụ trong quản lý đất đai. Nhờ hệ thống này mà họ có thể cập nhật các thông tin về biến động đất đai một cách nhanh chóng, thường xuyên, phù hợp, chính xác và kịp thời đến từng khu vực, thửa đất.
Tuy nhiên, nước pháp không tiến hành cấp GCNQSDĐ mà họ tiến hành quản lý đất đai bằng tư liệu đã được tin học hóa và tư liệu trên giấy, bao gồm: các chứng từ bất động sản và sổ địa chính. Ngoài ra mỗi chủ sử dụng đất được cấp một trích lục địa chính cho phép chứng thực chính xác của các dữ liệu địa chính đối với bất kỳ bất động sản nào cần đăng ký.
- Tại Úc
Đây là một nước rộng lớn, bốn bề là biển, tỷ lệ diện tích trên đầu người cao, 90% quỹ đát tự nhiên là do tư nhân sở hữu. khi nhà nước muốn sử dụng thì họ phải tiến hành làm hợp đồng thuê đất của tư nhân. Để quản lý tài nguyên đất
Úc đã tiến hành cấp GCNQSDĐ và hoàn thiện hệ thống thông tin đất. vì vây các giao dịch về đất đai rất thuận tiện, quản lý đất đai nhanh chóng.
2.2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trong nước
Từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời được ban hành có hiệu lực thi hành trong giai đoạn này Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành về văn bản cấp GCNQSDĐ, mọi chính sách của đất đai cũng như nhiệm vụ của các cấp trong công tác quản lý Nhà nước có nhiều thay đổi mới của đất nước nhằm đem lại hiệu quả trong quản lý Nhà nước về đất đai.
Tính đến hết năm 2013, cả nước đã cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu với 41,6 triệu giấy, tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8 % diện tích đất đang sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như:
đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương. Một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp Giấy chứng nhận lần đầu thấp dưới 70% như Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận, Hải Dương.[11]
Như vậy, sau hai năm triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận theo Chỉ thị số 1474/CT-TTg và Nghị quyết số 30/2012/QH13, cả nước đã cấp được 7,5 triệu giấy chứng nhận lần đầu; riêng năm 2013 cấp được 5,6 triệu giấy chứng nhận, với diện tích 2,6 triệu ha, nhiều hơn 3,2 lần so với kết quả cấp giấy chứng nhận năm 2012.
Đến nay, cả nước có 58 tỉnh hoàn thành cơ bản (đạt trên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận); còn 5 tỉnh chưa hoàn thành cơ bản (đạt dưới 85% diện tích cần cấp giấy) gồm Lai Châu; Hưng Yên; Hải Dương, Đắk Lắk và Bình Phước.
Tình hình cấp giấy chứng nhận các loại đất chính như sau:
- Về đất ở đô thị: Cả nước đã cấp được 5.234.000 giấy chứng nhận với diện tích 126.000 ha, đạt 94,4%; trong đó có 41 tỉnh cơ bản hoàn thành đạt trên 85%; còn 22 tỉnh đạt dưới 85%, đặc biệt còn 6 tỉnh đạt thấp dưới 70% gồm:
Tuyên Quang, Lai Châu, Hưng Yên, Bình Định, Bình Thuận, Kiên Giang.
- Về đất ở nông thôn: Cả nước đã cấp được 12.670.000 giấy chứng nhận với diện tích 507.000 ha, đạt 92,9%; trong đó có 46 tỉnh đạt trên 85%, còn 17 tỉnh đạt dưới 85%; đặc biệt vẫn còn 4 tỉnh đạt thấp dưới 70% gồm:
Điện Biên, Hưng Yên, Ninh Thuận, Đắk Nông.
- Về đất chuyên dùng: Cả nước đã cấp được 242.000 giấy chứng nhận với diện tích 563.000 ha, đạt 78,2%; trong đó có 24 tỉnh đạt trên 85%; còn 39 tỉnh đạt dưới 85%; đặc biệt có 20 tỉnh đạt thấp dưới 70%, gồm: Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang.
- Về đất sản xuất nông nghiệp: Cả nước đã cấp được 19.205.000 giấy chứng nhận với diện tích 8.692.000 ha, đạt 88,6%; trong đó có 48 tỉnh đạt trên 85%; còn 15 tỉnh đạt dưới 85%; đặc biệt có 2 tỉnh đạt dưới 70% gồm: Lai Châu, Ninh Thuận.
- Về đất lâm nghiệp: Cả nước đã cấp được 1.934.000 giấy chứng nhận với diện tích 11.871.000 ha, đạt 97,8%; trong đó có 40 tỉnh đạt trên 85%; còn 15 tỉnh đạt dưới 85% (trừ 8 tỉnh không có đất lâm nghiệp phải cấp giấy chứng nhận), đặc biệt vẫn còn 4 tỉnh đạt dưới 70% gồm: Hải Dương, Tây Ninh, Ninh Bình, Bình Dương.
PHẦN 3