Điều kiện kinh tế- xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã định biên, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 2014 (Trang 32 - 37)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

4.1.2.1. Tình hình dân số, lao động và việc làm;

Dân số tính đến tháng 01 năm 2013 toàn xã Định Biên có 2632 người được phân bố thành 13 xóm

- Lao động và việc làm: Số lao động tính đến tháng 01 năm 2013 toàn xã có trên 1234 lao động chính, chiếm 47% số khẩu của toàn xã, chủ yếu là lao động ngành nông nghiệp, ngoài ra còn có một số lao động phụ khá lớn, đây là nguồn lực chủ chốt, quyết định lớn đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã trong những năm qua. Là một xã các ngành nghề chưa phát triển việc làm chính là trồng trọt và chăn nuôi, năng suất lao động thấp, tiềm năng lao động rất lớn song việc khai thác, sử dụng lao động còn hạn chế, nhất là sau khi thu hoạch mùa vụ xong, việc giải quyết lao động trong lục nông nhàn là vẫn đề rất cần thiết hiện nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 3,7 - 4 triệu đồng/người/năm, còn thấp so với tiềm năng hiện có.[01]

4.1.2.2. Tình hình kinh tế.

Thực hiện các nghị quyết của đại hội Đảng bộ và nghị quyết của HĐND, UBND xã Định Biên, trong những năm qua, cán bộ và nhân dân đã đoàn kết, phấn đấu thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội với những kho khăn của một xã thuần nông của huyện Định hoá, ngành nghề chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, năng xuất lao động còn thấp. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của huyện uỷ - HĐND - UBND và các phòng ban chức năng của huyện Định hoá. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ - HĐND - UBND xã, Định Biên đã chủ động phối kết hợp với các đoàn thể, động viên nhân dân cùng đồng lòng quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã - hội của xã đã đề ra. Mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán kéo dài, rét đậm, việc gieo trồng gặp

nhiều khó khăn song nền kinh tế của xã trong năm qua tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.[01]

4.1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chương trình lương thực được quan tâm, băng nhiều biện pháp kỹ thuật để áp dụng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, đưa giống lúa mới có năng xuất cao, cây ngắn ngày để mở rộng diện tích gieo trồng vụ đông đặc biệt là cây lúa lai, ngô và cây lạc. Quan tâm đến công tác kỹ thuật khuyến nông, phát hiện và phòng ngừa kịp thời, đẩy lùi sâu bệnh.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tỷ trọng ngành nghề kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp còn thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Để tạo ra sự phát triển toàn diện, xứng đáng với tầm vóc của một xã có tiềm năng về đất, phát triển mạnh mẽ trong tương lai, cần phải bố trí sử dụng đất đai hợp lý, ưu tiên quỹ đất cho phát triển khu kinh tế trung tâm xã, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.[01]

4.1.2.4. Trông trọt

Trong những năm gần đây cán bộ và nhân dân trong xã đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp làm cho năng xuất ngày một nâng cao.

Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2009 đạt 1730 tân.

Cây lúa diện tích cả năm 343 ha, năng xuất 47ta/ha, sản lượng 1612 tấn.

Cây ngô diện tích 33 ha, năng xuất 36 ta./ha, sản lượng 118 tấn.

Bình quân lương thực đầu người năm 2009 là 657 kg/người/năm.[01]

4.1.2.5. Chăn nuôi

Tổng đàn trâu; 350 con Đàn bò; 120 con

Đàn lợn ; 2 500 000 con Đàn dê; 200 con

Đàn gia cầm ; 12 500 000 con

Công tác tiêm phòng triển khai sâu rộng trên 13/13 xóm trên địa bàn xã, công tác thú y được các cấp các ngành quan tâm, dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời, ngành chăn nuôi bước đầu đang phát triển, đáp ứng nhu cầu cho cầy kéo và cung cấp nguồn thực phẩm phục vụ cho đời sống nhân dân trên địa bàn. ngoài ra chăn nuôi còn cung cấp nguồn phân bón, hỗ trợ lớn cho ngành trồng trọt để phát triển.[01]

4.1.2.6. Cơ sở hạn tầng kỹ thuật,hạ tầng xã hội

Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Trong xây dựng cơ bản xã Định Biên đã chỉ đạo sự dụng có hiệu quả nguồn vốn của nhà nước kết hợp với nguồn lực của địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, tập chung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên xây dựng các công trình phục vụ thiết thực cho sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân trên địa bàn xã.[01]

- Trụ sở UBND:

Xã đã được nâng cấp xây dựng kiên cố ba tầng, 01 nhà văn hoá xã để hội họp các phòng làm việc khang trang rộng rãi thuận tiện cho cán bộ làm việc

- Trạm y tế:

Xây dựng liền kề UBND xã, được xây dựng nhà 2 tầng y dụng cụ, tủ thuốc khá đầy đủ, đội ngũ cán bộ nhiệt tình và có trách nhiệm công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được cải thiện, công tác tuyên truyền vận động kế hoạch hoá gia đình thu được kết quả đáng khích lệ, ngăn ngừa và đẩy lùi dich bệnh.

- Giáo dục - Đào tạo: Coi đây là mặt trận hàng đầu, là tiền đề cho nâng cao dân trí, là nguồn lực cho phát triển lâu dài;

+ Cấp trung học cơ sở gồm 12 phòng học được xây dựng nhà 2 tầng, dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập còn nhiều hạn chế.

+ Cấp tiểu học được xây dựng nhà 2 tầng,trang thiết bị mới đáp ứng nhu cầu dạy và học của cô trò trong trường.

+ Cấp mầm non, nhà cấp IV có 07 phòng học và các phòng trông trẻ đầy đủ dụng cụ giảng dạy. Và trường đã đạt chuẩn quốc gia.

Nhìn chung hệ thống giáo dục của xã tương đối hoàn chỉnh, chất lượng đã được nâng lên, bước đầu đánh giá sự nghiệp giáo dục của xã đã được các cấp các ngành quan tâm.

- Thuỷ Lợi:

Hê thống thuỷ lợi của xã có 15 km kênh mương đã được kiên cố hoá 14 km kênh mương nội đồng. Mặc dù đã được hưởng nguồn nước tưới từ hồ Bảo Linh lớn nhất củ huyện Định hoá nhưng lượng nước chủ yếu phục vụ cho các vàn thấp, phần còn lại là do xây dựng các đập giữ nước, tuy vậy những hệ thống đập giữ nước còn chưa hoàn chỉnh nên lượng nước đưa vào đồng rộng còn bị thất thoát nhiều chưa chủ động được cho sản xuất nông nghiệp.

phối nhưng cũng đã xuống cấp - Giao thông:

Hệ thống giao thông của xã đã được đầu tư nâng cấp, tuyến đường liên xã đã được giải nhựa và nhiều tuyến đường đã được bê tông hóa theo chương trình nông thôn mới nhưng bên cạnh vẫn còn một số tuyến thôn xóm đã được giải cấp phối những đã xuống cấp. Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã thì giao thông đóng góp một vai trò hết sức quan trọng, cần mở rộng và nâng cấp toàn bộ tuyến giao thông theo đúng tiêu chuẩn của nhà nước đã quy định, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại, sản xuất của nhân dân trong xã.

- Điện thắp sáng:

Toàn xã có 13 xóm sử dụng điện lưới, tổng số hộ sử dụng điện 628/631 hộ, do địa bàn dân cư năm phân tán, trong thời gian tới UBND xã phấn đấu 100% số hộ xã Được sử dụng điện.

* Nhận xét chung:

- Thun li:

+ Xã Định Biên là xã phía tây Nam của huyện Định Hóa, đất đai rộng rãi thuận lợi cho đầu tư và phát triển các trang trại vừa và nhỏ và các ngành nghề, đặc biệt là phát triển trồng rừng rất phù hợp với điều kiện đất đai của xã, vừa phủ xanh đất trống đồi trọc, môi trường trong sạch, tạo công ăn việc làm mang lại lợi ích kinh tế cao.

Xã có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản, có trình độ đáp ứng được nhu cầu hiện tại cũng như tương lai, các cong trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc, trường học,dịch vụ văn hóa thể thao đang dần được cải tạo, nâng cấp, đáng ứng dần nhu cầu của nhân dân.

Trong những năm qua xã đã có những chuyển biến tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân về cả vật chất lẫn tinh thần, do sự đầu tư cải tiến phương tiện sản xuất và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho năng suất lao động ngày càng cao, cuộc sống của nhân dân đang từng bước đi vào ổn định, do sự phát triển chung của xã hội đòi hỏi.

- Khó khăn:

+ Là xã miền núi thuộc diện khó khăn, nền kinh tế thuần nông, các ngành nghè khác phát triển chậm, chưa thu hút dược vốn đầu tư bên ngoài, là một xã có cơ sở kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển châm, chưa có cơ sở sản xuất hàng hóa và thị trường tiêu thụ.

Từ những thuận lợi và khó khăn trên chính quyền xã Định Biên cần sớm đề ra được chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, gắn liền với việc sử dụng đất đai trước mắt và lâu dài, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai, đưa việc quản lý, sử dụng đất đai cua xã đi vào nề nếp, theo đúng qui định của

pháp luật trên quan điểm sử dụng lâu bền, đạtt hiệu quả cao, quyết tâm đưa nền kinh tế của xã ngày một phát triển hơn, đời sống của nhân dân trên địa bàn xã ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã định biên, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 2014 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)