PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Định Biên là xã ATK trục nằm về phía Tây Nam của huyện Định Hoá, cách trung tâm huyện theo đường chính 12 km, có tổng diện tích tự nhiên 842,61 ha, có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:
Phía Bắc giáp xã Bảo Linh.
Phía Nam giáp xã Bình yên.
Phía Đông giáp xã Đồng Thịnh.
Phía Tây giáp xã Thanh Định.
Xã Định Biên có 13 xóm, bản dân số tính đến tháng 01/2011 là 2632 người, 631 hộ.[01]
4.1.1.2. Địa hình địa mào
Là xã miền núi nên địa hình tương đối phức tạp, đồi núi chiếm 50%
tổng diện tích tự nhiên của xã, xen kẽ giữa núi, đồi là những giải ruộng nhỏ hẹp và các dốc ruộng bậc thang, địa hình nghiêng dần từ Tây - Bắc sang phía Đông - Nam.[01]
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu tại đây mang tính chất đặc thù của vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa hè (Mùa mưa) nóng nực từ tháng tư đến tháng 10, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, thương gây nhập úng ở nhiều nơi trên địa bàn xã, ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân, mùa hè có gió đông nam thịnh hành.
Mùa đông (hanh, khô) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau,mùa này thời
tiết lạnh, có những đợt gió mùa đông bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ít thiếu nước cho cây trồng vụ đông.
Nhiệt độ trung bình trong năm 26,50C, lượng mưa trung bình trong năm từ 1700đến 2210mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 là 1212mm.
Độ ẩm trung bình cả năm là 85%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6,7.8 độ ẩm thấp nhất vào tháng 11,12 hàng năm.[01]
4.1.1.4. Thuỷ văn
Hệ thông thuỷ văn của xã Định Biên có 26,63 ha sông suối và mặt nước chuyên dùng trong đó có 03 suối chính là; suối Pác Máng, sông chu, suối làng Vệ cùng với hệ thống ao, hồ, đập lớn nhỏ trong xã là nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có hệ thống kênh mương, ao, hồ đập nằm rải rác khắp địa bàn xã là nguồn nước dự trữ nước tưới cho cây trồng vụ đông. mặc dù vậy vẫn chữa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu phục vụ cho sản xuất đặc biệt là những khu ruộng nằm ở vàn cao.[01]
4.1.1.5. Nguồn nước
Nguồn nước mặt xã Định Biên có 17,14ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, 8,43 ha đất thuỷ lợi là những nguồn nước mặt rất phong phú, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cân bằng môi trường sinh thái. Ngoài ra còn hệ thống kênh mương, ao nằm rải rác khắp địa bàn xã là nguồn nước dự trữ cho cây trồng vụ đông.
Nguồn nước ngầm độ sâu từ 5 - 25 m là nguồn nước ngầm rất quý hiếm đã được nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.[01]
4.1.1.6. Thổ nhưỡng
- Xã Định Biên có tổng diện tích đất tự nhiên là: 842,61ha với thành phần các loại đất như sau:
- Diện tích đất nông nghiệp:763,85ha chiếm 90,65% diện tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất phi nông nghiệp 71,97ha, chiếm 8,54% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 6,79ha chiếm 0,18% so với diện tích đất tự nhiên.[01]
4.1.1.7. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của xã rất đa dạng và phong phú, có nhiều chủng loại gỗ quý với tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 341,21 ha chiếm 42,17%
tổng diện tích tự nhiên của xã, chủ yếu là do các hộ gia đình quản lý.
Diện tích rừng trồng hiện nay là 60,18 ha chiếm 7,44% tổng diện tích tự nhiên của xã được các hộ gia đình trồng theo dự án 661,327 bao gồm chủ yếu các giống cây; Mỡ, keo và cây bản địa.[01]
4.1.1.8. Tài nguyên nhân văn
Xã Định Biên tính đến tháng 01 năm 2014 có 2632 khẩu và số hộ là 631, được phân thành 13 cụm dân cư gồm 8 dân tộc anh em đang sinh sống như; Tày, Nùng, Dao, San chí, H’Mông, Cao lan, Kinh, Hoa, trên địa bàn xã không có làng nghề tuyền thống, có 8 khu di tích lịch sử, trình độ dân trí ở mức trung bình. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, Chính quyền xã Định Biên cán bộ và nhân dân đoàn kết, thống nhất một lòng, cần cù chịu khó, hăng say lao động sản xuất, xây dựng làng xóm, quê hương.[01]
4.1.1.9. Cảnh quan môi trường
Là một xã miền núi của huyện Định hoá, được sự quan tâm của các cấp, các ngành những năm gần đây, diện tích rừng được tăng nhanh do phát động phong trào trồng rừng theo chương trình dự án 661 phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hiện nay đất rừng của xã có 341,21 ha toàn bộ là rừng đặc dụng, cây trồng đa dạng, phong phú, cảnh quan đẹp, môi trường trong sạch mát mẻ, ít bị ô nhiễm không khí và nguồn nước, độ che phủ chiếm 42,17% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.[01]