Giải pháp về nguồn nhân lực 78

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 (Trang 88 - 93)

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH

3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 77

3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực 78

Trong các doanh nghiệp lực lƣợng lao động chiếm một vị trí hết sức quan trọng, nhất là khi khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại làm cho năng suất lao động ngày càng tăng. Do vậy đòi hỏi việc tuyển dụng và sử dụng lao động phải đƣợc cân nhắc một cách thận trọng và hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Qua thực tế về công tác tuyển dụng, sử dụng lao động tại Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cho thấy, việc tuyển dụng và sử dụng lao động tại Tổng công ty đang còn nhiều hạn chế. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, công ty cần thực hiện một số biện pháp:

Đối với công tác tuyển dụng lao động:

Tuyển chọn lao động là một tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển. Nhờ có tuyển dụng lao động các doanh nghiệp mới có thể đổi mới và nâng cao chất lƣợng của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp. Việc đào tạo và tái đào tạo chỉ có lợi ích được xem như giải pháp trước mắt nhằm cải thiện năng lực công tác của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Về lâu dài các Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cần phải xây dựng một chiến lược về nguồn nhân lực từ khâu tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, tạo động lực, chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, cơ hội thăng tiến cho những nhân viên giỏi, có năng lực và tâm huyết với Tổng công ty.

Hiện nay cơ cấu lao động của Tổng công ty còn nhiều bất cập, chất lượng lao động còn thấp. Mặt khác, từ trước tới nay việc tuyển chọn lao động của Tổng công ty chƣa bám sát với đòi hỏi của công việc, chủ yếu còn theo cảm tính. Do đó, trong thời gian tới khi Tổng công ty mở rộng hoạt động sản xuất cần phải tuyển dụng thêm lực lƣợng lao động có chất lƣợng. Để làm đƣợc điều này Tổng công ty cần chú ý một số yêu cầu sau khi tiến hành công tác tuyển chọn:

- Phân tích đánh giá công việc trước khi tuyển nhân viên mới.

- Tuyển những người có trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề cao phải có khả năng làm việc tốt.

- Tuyển những người có sức khỏe và làm việc lâu dài cho Tổng công ty.

- Tuyển những người có tinh thần trách nhiệm cao, có kỷ luật, trung thực, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

- Tuyển chọn phải thông qua thử thách thực tế.

- Không tuyển chọn theo cảm tính hoặc dưới một sức ép nào mà không xuất phát từ đòi hỏi của công việc.

- Việc tuyển dụng và phát triển nhân lực phải theo các tiêu chí khả thi, đồng thời phải tạo điều kiện, hỗ trợ, cung cấp kịp thời các nguồn lực cần thiết để nhân viên hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao.

Có nhƣ vậy Tổng công ty mới có thể tạo ra đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề cao, có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức cũng nhƣ khả năng nắm bắt các cơ hội trong kinh doanh.

Đối với công tác sử dụng lao động:

Sử dụng lao động là một kỹ năng của nhà quản trị doanh nghiệp.

Cùng với một người lao động, nhưng với nhà quản trị doanh nghiệp này có thể cho năng suất cao hơn và đƣa lại hiệu quả kinh doanh cao hơn nhà quản trị doanh ngiệp khác. Do vậy để nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng lao động, Tổng công ty cần thực hiện một số biện pháp nhƣ:

- Tăng cường lực lượng cho kinh tế, phát triển dự án và kế toán bởi đây là bộ phận quan trọng trong việc tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty ra các quyết định sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường hơn nữa trong việc khơi dậy sự sáng tạo, ý thức kỹ luật, tính tự giác và tinh thần trách nhiệm của người lao động thông qua chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc (các khoản phúc lợi đơn vị)

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của người lao động.

- Khen thưởng và kỷ luật kịp thời đối với những thành tích hoặc sai phạm của người lao động.

- Lãnh đạo Tổng công ty phải xác định các mục tiêu cụ thể, tự bản thân nhân viên khó có thể phát hiện ra năng lực tiềm ẩn của mình, họ chưa đủ tự tin để nhận những nhiệm vụ mới. Nhà quản lý phải là người nhìn thấy năng lực tiềm tàng đó và hướng dẫn, chỉ bảo, khơi dậy ý thức cho nhân viên, quan tâm, dùng tình cảm để thu phục lòng người; thưởng phạt công minh, xây dựng lòng tin, tạo sự tin tưởng, tôn trọng nhân viên, sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những đề xuất từ phía nhân viên.

Đối với công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động:

Tay nghề của người công nhân và dây chuyền sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Do vậy việc đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật là một tất yếu, là một công việc quan trọng hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp đều phải chú trọng. Để có đƣợc một đội ngũ công nhân kỹ thuật có trách nhiệm, có trình độ, có tay nghề cao Tổng công ty cần thường xuyên tiến hành đào tạo và đạo tạo lại một cách toàn diện về chính trị, tư tưởng, văn hoá, khoa học kĩ thuật cho đội ngũ lao động trong Tổng công ty.

Về tư tưởng đạo đức chính trị: thông qua các tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho người lao động để họ hiểu rõ rằng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao là lương tâm, là trách nhiệm, là đạo đức của mỗi người công nhân, phải làm cho người lao động thấy được lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của Tổng công ty, chỉ có sản xuất ra sản phẩm có chất lƣợng cao, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, không lãng phí mới đem lại đƣợc uy tín, danh tiếng cho Tổng công ty, đem lại lợi nhuận cao cho Tổng công ty và khi đó người lao động sẽ đƣợc nhiều quyền lợi hơn.

Về văn hoá: lập kế hoạch dài hạn về đào tạo nhằm từng bước nâng

ty. Khi có trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật, người công nhân sẽ có ý thức cao hơn, có nhiều sáng tạo hơn trong sản xuất làm tăng năng suất chất lƣợng sản phẩm.

Về chuyên môn: thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người công nhân bằng các nhiều hình thức khác nhau, như mở các lớp học ngay tại xưởng sản xuất, thuê các chuyên gia trực tiếp giảng dạy hoặc cho công nhân tham gia các lớp đào tạo thêm ở các trường dạy nghề. Ngoài ra, Tổng công ty phải thường xuyên mở các cuộc thi tay nghề giỏi cho công nhân tham dự.

Sau những lớp đào tạo như vậy người công nhân sẽ có nhiều kỹ năng

hơn, có khả năng sử dụng thành thạo các loại máy móc, thiết bị, các công cụ lao động, có khả năng tự kiểm tra chất lƣợng các sản phẩm mà chính tay họ làm ra, có ý thức trách nhiệm cao hơn trong công việc, làm cho sản phẩm của Tổng công ty sản xuất sẽ ngày càng có chất lƣợng cao và tạo đƣợc uy tín trên thị trường.

Để tránh nguy cơ tụt hậu về khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa, hơn bao giờ hết, yếu tố nhân lực cần đƣợc các doanh nghiệp nhận thức một cách đúng đắn và sử dụng hiệu quả. Xét cho cùng nhân lực là nhân tố chính tạo ra vốn và đề xuất những ý tưởng mới; đồng thời cũng đảm nhận vai trò lựa chọn và ứng dụng các công nghệ tiên tiến và thực thi các chỉ tiêu nhằm đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, vốn và công nghệ có thể huy động và thực hiện; nhƣng để xây dựng đƣợc một đội ngũ nhân sự nhiệt tình, tận tâm, có khả năng thích hợp và làm việc có hiệu quả thì phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Quản lý nhân lực hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp thành công và vƣợt qua những thách đố gắt gao của cạnh tranh và hội nhập

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)