Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 77
3.2.5. Giải pháp về Marketing - mix 100
Trong cơ chế thị trường, hoạt động Marketing chiếm vị trí rất quan trọng mà các doanh nghiệp luôn quan tâm. Sự thành công hay thất bại, sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty ( đặc biệt là các sản phẩm mới, lĩnh vực kinh doanh mới của Tổng công ty nhƣ vật liệu xây dựng, xuất khẩu lao động, khách sạn, nhà hàng …) phụ thuộc rất lớn vào hoạt động Marketing. Khác với trước đây, hoạt động marketing chỉ dừng lại ở khâu tiếp thị bán hàng, ngày nay hoạt động marketing là hoạt động hỗn hợp từ khi sản xuất đến lúc tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua Tổng công ty chƣa thực sự quan tâm đến hoạt động này, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, Tổng công ty cần thực hiện các giải pháp hỗn hợp về marketing - mix (sản phẩm, giá cả, phân phối và hỗ trợ bán hàng) nhƣ sau:
Về chính sách sản phẩm:
Nâng cao chất lƣợng sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng đƣợc xếp trên cả yếu tố giá cả, có tính chất quyết định tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, muốn tồn tại và
phát triển Tổng công ty phải không ngừng đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
Đối với các sản phẩm của Tổng công ty, trừ các sản phẩm truyền thống trong ngành khai khoáng, thì chất lƣợng của sản phẩm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tốt là phải có độ bền cao, hình thức đẹp, phù hợp sở thích và thị hiếu của khách hàng, đối với các sản phẩm trong lĩnh vực chế biến nông sản, chăn nuôi tốt là phải đảm bản an toàn, thơm ngon, mẫu mã đa dạng, phù hợp với sở thích của đông đảo người dân tại các vùng miền khác nhau…. Do đó, chất lƣợng sản phẩm có thể khác nhau trên từng thị trường nên cần xây dựng một hệ thống sản xuất có chất lượng từ khâu thiết kế đến khâu đóng gói sản phẩm.
Nhƣ vậy, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững cho doanh nghiệp, Tổng công ty cần sản xuất ra sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường về cả chất lượng và số lượng, nhưng điều quan trọng đối với sản xuất vẫn là tăng chất lƣợng sản phẩm với giá thành sản xuất hợp lý. Ngoài việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, Tổng công ty cần quan tâm đến công tác đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm trong ngành vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, chăn nuôi. Thực hiện tốt công tác này Tổng công ty sẽ tận dụng triệt để công suất máy móc thiết bị và lao động hiện có, đồng thời khai thác triệt để các nhu cầu của thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Về chính sách giá giá cả:
Để hỗ trợ tích cực cho chiến lược củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm trong lĩnh vực mới nhƣ chăn nuôi, chế biến nông sản, sản xuất vật liẹu xây dựng, tạo căn cứ cho việc lập kế hoạch tiêu thụ, song song với việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, Tổng công ty cũng cần nâng cao
khả năng cạnh tranh của mình bằng chính sách giá cả. Một sự kết hợp giữa uy tín sản phẩm và giá cả hợp lý sẽ là cơ sở đạt đƣợc những mục tiêu mong muốn.
Để xác lập một chính sách giá cả phù hợp bên cạnh việc căn cứ vào chi phí sản xuất và hàng hoá tồn kho kỳ trước Tổng Công ty cần phải căn cứ vào các yếu tố có ảnh hưởng tới giá cả thị trường như: giá cả của sản phẩm thay thế, tình hình cung cầu trên thị trường, các mục tiêu thị trường mà doanh nghiệp đặt ra... Qua đó Tổng công ty có một chính sách giá cả linh hoạt theo những thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng cũng như các thay đổi khác có ảnh hưởng đến thị trường đầu ra của doanh nghiệp.
Trong những năm qua, Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cũng đã từng bước áp dụng chính sách giá cả linh hoạt trong khâu tiêu thụ. Để góp phần hoàn thiện chính sách giá cả Tổng công ty cần áp dụng theo hướng sau:
- Tổng công ty nên định giá bán khác nhau ở các thị trường khác nhau tuỳ theo điều kiện về vận chuyển, rủi ro kinh doanh. Tuỳ từng thị trường và đối tượng khách hàng mà Tổng công ty có các cách định giá cụ thể như: giá tại điểm xuất hàng, giá có tính cước vận chuyển, giá khu vực miền núi, khu vực đồng bằng, như tiêu thụ tại các địa bàn Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang sẽ giảm giá 10%, tiêu thụ các vùng lân cận (Thạch Hà, Cẩm Xuyên) giảm giá 5%, các khách hàng truyền thống giảm giá 5- 10%.
- Khi hàng hoá tồn kho ngoài dự kiến thì Tổng công ty cần phải có những đợt khuyến mại, giảm giá để bán hết số lƣợng hàng tồn kho và kích thích cầu trên thị trường tăng lên. Giá cả chịu sự tác động của nhiều nhân tố trong đó luôn luôn biến động. Để kinh doanh có hiệu quả, thu đƣợc lợi nhuận
cao phải luôn bám sát thị trường, theo dõi tình hình biến động của giá cả trên thị trường về sản phẩm mà Tổng công ty sản xuất của từng khu vực, trong nước và ngoài nước.
Về chính sách phân phối:
Nhƣ chúng ta đã biết, sản phẩm của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh được tiêu thụ ở nhiều nước trên thế giới. Đối với các sản phẩm trong ngành khai khoáng thì chủ yếu được tiêu thụ ở nước ngoài nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Các sản phẩn trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, chăn nuôi chủ yếu tiêu thụ ở trong tỉnh. Hiện tại, mạng lưới phân phối sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, chăn nuôI, chế biến nông sản của Tổng công ty còn nhiều hạn chế, mới chỉ có một cữa hàng trƣng bày sản phẩm, các đại lý ở các huyện thị. Do vậy, để đẩy mạnh công tác bán hàng và tiêu thụ sản phẩm, Tổng công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tăng cường thêm hệ thống cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm ở các huyện, thị trong và ngoài tỉnh.
- Thiết lập mối quan hệ Tổng công ty - khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm lớn nhƣ: Các công ty xây dựng, Ban quản lý các khu công nghiệp, các đại lý kinh doanh thương mại tổng hợp,... bởi đó thực sự là những khách hàng lớn và ổn định cho các sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, chăn nuôi của Tổng công ty.
- Tăng cường công tác kiểm tra tình hình hoạt động ở các đại lý về các mặt nhƣ: tài chính, uy tín, năng lực phân phối sản phẩm.
- Trong một số trường hợp cần thiết có thể uỷ quyền cho các đại lý trong việc xử lý các tình huống theo cách riêng của họ sao cho có lợi đối với Tổng công ty nhƣ ký kết các hợp đồng cung ứng, giảm giá, khuyến mại,...
Về chính sách về hỗ trợ bán hàng:
Điều quan tâm chủ yếu của các nhà sản xuất là làm sao để khách hàng chú ý thật nhiều đến sản phẩm của mình và sản phẩm làm ra đƣợc tiêu thụ nhanh chóng. Người tiêu dùng thì lại mong muốn nhu cầu của mình được thoả mãn đầy đủ, song không phải hai tư tưởng này lúc nào cũng gặp nhau. Xuất phát từ việc giải quyết hai vấn đề trên đồi hỏi phải có sự trao đổi thông tin, nhằm giới thiệu, cung cấp và truyền tin về một sản phẩm hàng hoá để kích thích lòng ham muốn của khách hàng.
Hoạt động hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm nhƣ quảng cáo, xúc tiến bán hàng... có vai trò quan trọng trong quá trình phân phối sản phẩm hàng hoá từ sản xuất đến tay người tiêu dùng. Nó giúp cho Tổng công ty nắm bắt kịp thời những thông tin của thị trường, ý muốn của khách hàng để thoả mãn nhu cầu tối đa của họ, giảm đƣợc những chi phí không cần thiết và tránh đƣợc những rủi ro trong kinh doanh. Những hoạt động hỗ trợ đó giúp công ty tiêu thụ hàng hoá nhanh chóng hơn, với số lƣợng nhiều hơn, tăng thế lực và uy tín hơn.
Thời gian qua, hoạt động hỗ trợ tiệu thụ sản phẩm chƣa đƣợc Tổng công ty quan tâm. Do đó, trong thời gian tới để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, chăn nuôi, Tổng công ty nên làm tốt công tác này và cần chú trọng vào các nội dung sau:
Thứ nhất, về quảng cáo:
Quảng cáo chỉ nên nhắm vào những khu vực thị trường được xác định kỹ lƣỡng có khả năng đƣa lại những cơ hội tiêu thụ có thể nhận ra cho Tổng công ty. Nôi dung quảng cáo cần súc tích, ngắn gọn, cuốn hút người xem, cung cấp cho người xem những thông tin phản ánh thông số kỹ thuật, thông số kinh tế khái quát nhất của sản phẩm, đặc biệt nội dung quảng cáo phải tạo ra được sự hấp dẫn thông qua các giác quan của con người
nhằm đánh đúng tâm lý của người tiêu dùng, kích thích được sự hưởng ứng mua.
Phương tiện quảng cá o kh ô ng ch ỉ bó hẹ p ở việc truyền tải thông tin quảng cáo trên tivi, đài, báo chí mà Tổng công ty nên chú trọng đến các hình thức quảng cáo trên bao bì sản phẩm, catalogue, áp phích, trang phục của nhân viên bán hàng, tờ rơi.
Thứ hai, về các hoạt động xúc tiến bán hàng:
Tổng công ty nên tích cực tham gia hội chợ triển lãm vì đây là nơi trƣng bày sản phẩm của Tổng công ty, xí nghiệp từ nhiều nơi, nhiều tỉnh khác nhau và là nơi gặp gỡ của người mua và người bán thông qua đó Tổng công ty có điều kiện giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng, tạo điều kiện tìm các đối tác tiêu thụ, liên minh, liên kết...
KẾT LUẬN
Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh là doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn trong tỉnh và Hiệp hội Titan Việt Nam, trong thời gian qua đã đóng góp phần đáng kể đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh nhà, là một trong những doanh nghiệp xếp hàng đầu trong nộp ngân sách nhà nước tại địa phương. Song Tổng công ty cũng không tránh khỏi những hạn chế về khả năng tài chính, nguồn nhân lực, công tác quản lý…dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chƣa cao.
Với đề tài “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh”, luận văn đã giải quyết đƣợc một số vấn đề cơ bản sau:
- Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và đƣa ra những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.
- Luận văn đã phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh , tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
kinh doanh, đánh giá thành tích và những vấn đề còn tồn tại; đồng thời luận văn cũng đã chỉ ra các nguyên nhân của tồn tại trên.
- Từ những kết quả nghiên cứu thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, những định hướng, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh , luận văn tập trung nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian tới.
Với những nội dung nghiên cứu trong luận văn, tác giả hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, do thực lực của người nghiên cứu còn hạn chế và đây là một vấn đề rộng nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, bất cập. Tác giả rất mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn.
PHỤ LỤC 1: BẢNG TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA TỔNG CÔNG TY Đơn vị: đồng
TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007
A TSLĐ và ĐTNH 189.389.839.726 299.968.379.677 212..093.164.959
I Tiền 6.587.205.055 29.142.950.507 13.485.449.930
1 Tiền mặt tại quỹ 239.284.361 1.122.700.205 1.405.216.610 2 Tiền gửi NH 6.347.920.694 28.020.250.302 12.080.233.320
II Đầu tƣ TC NH 1.900.000.000
III Khoản phải thu 145.861.697.824 221.590.017.278 256.637.300.817 1 Phải thu KH 54.210.989.016 97.025.908.305 126.139.243.753 2 Trả trước N.Bán 77.059.852.493 92.757.221.729 105.634.215.844 3 Thuế GTGT ĐKT
4 Phải thu nội bộ 9.164.248.550 30.621.736.641 23.210.621.566 5 Các khoản phải thu khác 5.426.607.765 1.185.150.603 1.653.219.654 6 Dự phòng phải thu khó đòi
IV Hàng tồn kho 26.425.200.045 38.335.020.876 33.959.624.708 1 NVL tồn kho 18.857.428.513 26.618.059.560 27.562.358.620 2 Thành phẩm tồn kho 4.032.721.600 6.875.648.564 3.216.452.012 2 CCDC trong kho 1.944.556.259 2.786.543.211 1.512.013.564 3 Chi phí SXKD
1.590.493.673 2.054.769.541 1.668.800.512
4 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V TSLĐ khác 9.931.854.477 10.900.391.016 11.496.239.434
1 Tạm ứng 8.070.349.678 7.854.895.531 9.200.028.747
2 Chi phí chờ kết chuyển 1.361.504.799 2.923.359.625 1.596.232.498 3 Các khoản CC, ký cƣợc, ký quỹ
NH 500.000.000 122.135.860 699.978.189
VI Chi sự nghiệp 583.882.325
B TSCĐ và ĐTDH 121.226.165.817 174.194.877.968 186.172.185.329 I Tài sản cố định 93.932.955.029 118.711.710.988 147.519.876.154 1 Nguyên giá 253.871.735.927 294.046.826.440 343.155.035.801 2 Giá trị HM luỹ kế (159.938.780.89
8) (175.335.115.452) ( 195.635.159.647) II Các khoản ĐTTCDH 12.235.297.140 39.111.090.780 26.743.477.203
III Chi phí XDCBDD 11.717.721.863 13.392.339.764 8.556.267.797 IV Các khoản ký quỹ, ký cƣợc
dài hạn 250.000.000 748.000.000 1.312.296.256
V Chi phí trả trước dài hạn 3.090.191.785 2.231.736.436 2.040.267.919 Tổng cộng TS 310.616.055.543 474.163.257.645 488.265.350.288 (Nguồn: Báo cáo tài chính của TCT Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh từ năm 2005 đến 2007).
PHỤ LỤC 2: QUY MÔ NGUỒN VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY Đơn vị: đồng
TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007
A Nợ phải trả 71.570.246.837 156.247.021.875 155.689.056.492 I Nợ ngắn hạn 36.920.588.396 103.011.010.691 111.946.090.581 1 Vay ngắn hạn 5.632.214.804 31.059.927.021 39.600.029.478 2 Phải trả người bán 7.577.298.932 21.063.975.360 20.341.165.342 3 Người mua trả trước 6.713.059.840 15.326.523.167 17.055.657.183 4 Thuế và các khoản phải
nộp cho Nhà nước
2.007.955.314 673.775.541 676.996.326 5 Phải trả CNV 5.740.404.000 14.689.852.662 15.404.759.967
6 Phải trả nội bộ 5.618.679.002
7 Phải trả, nộp khác 9.249.655.506 14.578.277.938 18.623.768.539 II Nợ dài hạn 18.807.487.192 35.746.756.546 25.119.197.372 1 Vay dài hạn 18.807.487.192 35.746.756.546 25.119.197.372
2 Nợ dài hạn
III Nợ khác 15.842.171.249 17.489.254.638 18.623.768.539
1 Nhận ký quỹ, ký cƣợc dài hạn
15.842.171.249 17.489.254.638 18.623.768.539 B NGUỒN VỐN CSH 239.045.758.706 317.916.235.770 332.576.293.796 I Nguồn vốn, quỹ 197.692.120.405 285.459.863.485 300.138.112.034 1 Nguồn vốn KD 109.091.141.087 215.226.960.504 222.813.571.977 2 Quỹ đầu tƣ phát triển 72.790.907.284 46.367.036.758 48.777.305.437 3 Quỹ dự phòng TC 14.258.986.225 20.031.166.129 22.474.636.253 4 LN chƣa phân phối 309.520.450 532.010.504 206.033.008 5 Nguồn vốn XDCB 1.241.565.359 3.302.689.590 5.866.565.359 II Nguồn kinh phí, quỹ
khác
41.353.638.301 32.456.372.285 32.438.181.762 1 Quỹ dự phòng trợ cấp
mất việc làm
3.386.750.000 1.891.737.618 2.568.475.684 2 Quỹ khen thưởng và phúc
lợi
37.966.888.301 30.564.634.667 29.869.706.078 Tổng cộng nguồn vốn 310.616.005.543 474.163.257.645 488.265.350.288 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của TCT Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh từ năm 2005 đến 2007)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CHÍNH PHỦ - NGHỊ ĐỊNH 187/2004/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2004 VỀ VIỆC CHUYỂN CÔNG TY NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN.
2. Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà tĩnh -
Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2005 đến năm 2007
3. TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH - BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
4. Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà tĩnh -
Báo cáo chính trị đại hội đảng bộ công ty nhiệm kỳ 2005-2008.
5. TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH - ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
6. Nguyễn Văn Công (1999): Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà nội
7. MAI NGỌC CƯỜNG (1999): DOANH NGHIỆP VÀ CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, NXB THỐNG KÊ, HÀ NỘI 8. TS. Trương Đoàn Thể, Đại học Kinh tế quốc dân (2004), Giáo trình
quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Lao động – xã hội, Hà nội 9. GS, TS. NGÔ THẾ CHI VÀ TS. NGUYỄN TRỌNG CƠ, HỌC
VIỆN TÀI CHÍNH (2005) – GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP, NXB TÀI CHÍNH, HÀ NỘI
10. PGS, TS. Nguyễn Năng Phúc, Trường Đại học kinh tế quốc dân ( 2004), Phân tích tài chính trong các công ty cổ phần ở Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội
11. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ 10
12. Đảng bộ Hà tĩnh: Văn kiện Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ 15
13. PHẠM THỊ GÁI (2004): GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ, HÀ NỘI
14. Nguyễn Đăng Hạc (1999): Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, NXB Xây dựng, Hà nội
15. PHẠM THANH HẢI (2002), NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VÀ VẬT TƯ XÂY DỰNG, LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ, ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN, HÀ NỘI
16. Vũ Duy Hào (2000), Những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội
17. QUỐC HỘI (2005), LUẬT DOANH NGHIỆP 2005, NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA, HÀ NỘI