Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 77
3.2.2. Giải pháp về đầu tƣ công nghệ mới vào sản xuất 82
Do Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã diễn ra xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm mới có khả năng thay thế một phần hoặc toàn bộ sản phẩm hiện có trên thị trường, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức tiềm ẩn đồng thời có đƣợc nhiều cơ hội hơn mở ra trong tương lai. Công nghệ, máy móc thiết bị ngày càng hiện đại giúp cho ngành khoáng sản giảm đƣợc rất nhiều lao động, tăng năng xuất, khai thác các mỏ khoáng sản phức tạp đòi hỏi công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, tuy nhiên phải đầu tƣ vốn lớn. Hiện nay đối với các sản phẩm khoáng sản trên thế giới chƣa có sản phẩm thay thế. Ngành khai thác chế biến khoáng sản Titan mới phát triển mạnh từ những năm 1990 đến nay, công nghệ khai thác bằng phương pháp tuyển trọng lực, thiết bị tuyển sản xuất trong nước nên năng suất lao động không cao, sử dụng nhiều lao động sống.
Công nghệ, thiết bị chế biến khoáng sản của thế giới phát triển mạnh và ngày càng hiện đại tạo điều kiện cho Tổng công ty đầu tƣ đổi mới thiết bị, công nghệ, tăng năng suất lao động, hạ giá thành, sản phẩm đủ sức cạnh tranh. Tuy nhiên nếu Tổng công ty không đầu tƣ kịp thời thì sản phẩm sẽ bị cạnh tranh gay gắt từ các nước úc, Nam Phi, Trung Quốc…
Máy móc thiết bị là cơ sở vật chất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, nó trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.
Máy móc thiết bị của Tổng công ty được nhập từ nhiều nước khác nhau nhƣ Úc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Trung Quốc và một số dây chuyền đƣợc chế rtạo trong nước . Đến nay nhiều loại đã lạc hậu so với thế giới như dây chuyền khai thác mỏ khoáng sản Titan do Việt Nam chế tạo, dây chuyền sản xuất gạch không nung của Thái Lan…, bên cạnh đó thì Tổng công ty chƣa
đầu tƣ đƣợc công nghệ chế biến sâu Titan để cung cấp sản phẩm cho nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, đón đầu lộ trình quy hoạch phát triển ngành khoáng sản của Việt Nam, tiến tới cấp xuất khẩu các sản phẩm thô, chƣa qua chế biến sâu.... Do vậy, Tổng công ty cần phải nghiên cứu, đầu tƣ thêm máy móc thiết bị mới, hoàn thiện và đồng bộ hơn nữa quy trình chế tạo sản phẩm của của mình nhằm khai thác tối đa công suất của nó.
Để máy móc thiết bị đạt hiệu quả cao hơn thì trước hết Tổng công ty nên tận dụng hết công suất của những máy móc hiện có tại các nhà máy, xí nghiệp, đồng thời có kế hoạch đổi mới, cải tiến, nâng cấp thiết bị và đầu tƣ công nghệ mới cho quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, mang lại hiệu quả hơn cho Tổng công ty.
Với xu hướng phát triển và quy định của chính phủ Việt Nam là đến năm 2009 sẽ cấm xuất khẩu các loại khoáng sản thô, chƣa qua chế biến sâu.
Đứng trước thực trạng này đang đặt ra cho các doanh nghiệp trong ngành phải có sự thay đổi lớn trong phương thức sản xuất mới có thể tồn tại và phát triển được, bởi vì sản phẩm thô tiêu thụ thị trường trong nước với khối lượng hạn chế, chủ yếu là xuất khẩu. Vì vậy để xuất khẩu đƣợc sản phẩm khoáng sản nói chung và Titan nói riêng trong tương lai gần thì bắt buộc các doanh nghiệp phải có chiến lƣợc phát triển riêng cho mình, nếu doanh nghiệp nào không đầu tƣ công nghệ chế biến sâu thì chắc chắn rằng phải bán các sản phẩm thô của mình cho doanh nghiệp khác trong ngành có công nghệ chế biến sâu, thì chắc chắn rằng giá trị sản phẩm sẽ không cao, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó sẽ giảm.
Tổng công ty là thành viên lớn nhất trong hiệp hội Titan Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Titan Việt Nam là Chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty.
Với thực trạng và chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty, qua nghiên cứu tác giả đƣa ra giải pháp công nghệ cho Tổng công ty nhƣ sau:
Đối với công nghệ khai thác, tuyển tinh sản phẩm Titan, nhà máy sản xuất Zircon, Rutile Tổng công ty nên klhai thác triệt để công suất của thiết bị, không đầu tƣ công nghệ mới, tốn kém rất nhiều chi phí. Tổng công ty nên tập trung nguồn lực vào đầu tƣ công nghệ chế biến sâu Titan để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Qua nghiên cứu, với tiềm lực của Tổng công ty thì nên đầu tư công nghệ chế biến sâu. Đầu tư công nghệ như thế nào thì trước khi quyết định phải tính đến các yếu tố nhƣ tài chính, trữ lƣợng khoáng sản, chuyên gia tư vấn, thị trường:
+ Về trữ lƣợng khoáng sản Titan: theo số liệu quy hoạch Ilmenite của Bộ công nghiệp ( nay là Bộ công thương ) thì trữ lượng Ilmenite của Việt Nam đến hết năm 2007 còn khoảng 9 triệu tấn, trong đó trữ lƣợng còn lại của khu vực Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh còn khoảng 3 triệu tấn, riêng Hà Tĩnh còn khoảng 2 triệu tấn. Ngoài trữ lƣợng ở các mỏ trong đất liền, theo tài liệu khảo sát dự báo còn 4,6 triệu tấn ( hàm lƣợng < 1% KVN) nằm ở độ sâu15 mét nước thuộc bờ biển Hà Tĩnh. Như vậy nếu đầu tư nhà máy chế biến Titan Đioxit với công suất 30.000 tấn/năm, tiêu thụ nguyên liệu Ilmenite 60.000 tấn/năm thì nguồn nguyên liệu tại khu vực Hà Tĩnh có thể cung cấp đủ cho nhà máy trên 18 năm( chưa kể khối lượng năm ở độ sâu 15 mét nước thuộc bờ biển Hà Tĩnh ). Cách tính nhƣ sau: Phần trữ lƣợng còn lại : 2.000.000 tấn, hệ số thực thu quặng ( TiO2) là 0,56, do đó khối lƣợng Ilmenite còn lại tại Hà Tĩnh là : 2.000.000 x 0,56 = 1.120.000 tấn -> Nguyên liệu Ilmenite tại Hà Tĩnh có thể cung cấp cho nhà máy hoạt động trong thời gian là 2.000.000 tấn : 60.000 tấn = 18,7 năm. Nếu tính cả trữ lƣợng Ilmenite của Việt Nam thì đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy hoạt động trong vòng 50 năm.
+ Về thị trường : Đioxit titan là sản phẩm quan trọng nhất được chế biến từ sản phẩm Ilmenite, đƣợc sử dụng cho nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dân dụng nhƣ: sản xuất sơn, mực in, chất dẻo, giấy …
Sản lƣợng Đioxit titan của các nhà máy lớn trên thế giới hiện nay ƣớc đạt 4.500.000 tấn/năm, chủ yếu được sản xuất từ các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Đông, ấn Độ, úc, Malayxia, Trung Quốc …
Nhu cầu sử dụng Đioxit titan trên thế giới hiện nay là 4.600.000 tấn/năm. Với sự tăng trưởng kinh tế toàn cấu, xu hướng tăng trưởng của các ngành công nghiệp sử dụng Đioxit titan làm nguyên liệu để sản xuất sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Theo số liệu nghiên cứu của Công ty tƣ vấn về ngành Titan của úc ( TZMI ) có dự đoán nhu cầu sử dụng Đioxit titan sẽ duy trì ở mức tăng trưởng dài hạn là 3%/năm.
Hiện nay tại Việt Nam chƣa có nhà máy sản xuất Đioxit titan nên nhu cầu Đioxit titan cho các ngành công nghiệp đều phải nhập khẩu. Sản lƣợng nhập khẩu bình quân của Việt Nam khoảng 12.300 tấn/năm.
Với công suất dự kiến của nhà máy Đioxit titan 30.000 tấn/năm nhƣ đã nêu trên thì trong thời gian 3 năm đầu dự kiến từ 15 - 20% sản lƣợng của nhà máy được tiêu thụ trong nước ( chiếm 40 - 50% thị phần ), từ năm thứ 4 trở đi thị trường tiêu thụ trong nước sẽ tăng dần và ước đạt 30 - 35% sản lượng, số còn lại sẽ xuất khẩu ra thị trường thế giới.
+ Về tài chính: Công nghệ sản xuất Đioxit Titan đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn ( khoảng 1.000 tỷ đồng ) và Tổng công ty hoàn toàn có thể có các biện pháp khả thi để huy động vốn như: Nguồn vốn vay nước ngoài theo cơ chế bảo lãnh vay vốn nước ngoài của Chính phủ. Tổng Công ty phải có nguồn vốn đối ứng theo quy định, để có nguồn vốn này Tổng công ty phải liên doanh với các Tổng công ty và tập đoàn mạnh trong nước theo hình thức cổ phần để huy động vốn và cổ phần hoá Công ty mẹ để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra xin vay một phần vốn ƣu đãi của tỉnh.
+ Về chuyên gia: Chế biến Titan Đioxit là dự án có công nghệ phức tạp, Tổng mức đầu tƣ lớn do vậy để thực hiện đƣợc chiến lƣợc này thì cần phải
thuê các chuyên gia trong và ngoài nước có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến Titan Đioxit để tƣ vấn.
+ Về lựa chọn công nghệ:
Quặng Ilmenite hiện được các nước trên thế giới chế biến thành sản phẩm phổ biến nhất là Titan Đioxit. Công dụng của nó là đƣợc dùng để chế tạo sơn chóng ăn mòn hoá chất, nước biển, sơn chịu lửa. Titan Đioxit còn đƣợc dùng làm phụ gia trong công nghiệp chế tạo sợi, gia công chất dẻo, chế tạo săm lốp ô tô. Để chế biến đƣợc Titan Đioxit thì hiện tại có 3 loại công nghệ là Clorua, Sulphuric và Altair. Ta có thể xem bảng so sánh 3 loại công nghệ nhƣ sau:
Các chỉ tiêu so sánh Công nghệ
Clorua Slphuric Altair
Nguyên liệu đầu vào Xỉ Titan, Rutile nhân tạo
Xỉ Titan, Ilmenite
Ilmenite, Xỉ Mangan, Rutile Suất đầu t- ngàn USD/tấn 3.500 – 4.000 3.600 – 4.000 3.500
Khả năng mua công nghệ Không Có Có
Loại sản phẩm đầu ra Rutile Rutile/Anatase Rutile/Anatase Công suất hiệu quả 1.000
tÊn/n¨m > 50.000 > 30.000 > 15.000
Công nghệ Altair mới đ-ợc phát minh năm 2002, hiện nay ch-a có nhà máy nào trên thế giới áp dụng công nghệ này nên độ rủi ro cao.
Công nghệ Clo có bản quyền, hiện nay không có nhà sở hữu công nghệ Clo nào đồng ý chuyển giao cho Việt Nam, hơn nữa để áp dụng công nghệ này cần phải đầu t- một nhà máy làm Xỉ Titan công suất 35.000 tấn/năm để cung cấp cho nhà máy Titan Đioxit. Suất đầu t- cho nhà máy xỉ này khoảng 1.000 USD/tấn công suất, từ đó làm tăng tổng mức đầu t- lên 30%. Do vậy lựa chọn công nghệ Sulphuric, với công suất hiệu quả từ 30.000 tấn/năm trở lên và nguyên liệu quặng Ilmenite cần hàng năm là 60.000 tấn là phù hợp.