CHƯƠNG 1 DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Thị phần huy động vốn từ dân cư của VCB có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày trở nên gay gắt, nhiều ngân hàng mới được thành lập, các điểm giao dịch cũng tăng lên cùng với những chiêu thức chạy đua lãi suất.
Bảng 2.1 - Thị phần huy động vốn của VCB
Đơn vị tính: %
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Thị phần 15,6 12,7 11,8 10,9 9,8
Nguồn: Báo cáo của NHNN Doanh số và tốc độ tăng trưởng huy động vốn
Do đặc điểm thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư Việt Nam từ trước
trong hệ thống NHTM Việt Nam. Khả năng huy động vốn từ trong dân cư còn rất nhiều nhưng vấn đề là làm thế nào để người dân thấy gửi tiền vào NH vừa an toàn vừa có lợi. Cùng với các NHTM khác, hoạt động huy động vốn của NHNT hút tiền mặt từ trong lưu thông về có sự tăng trưởng qua các năm.
Bảng 2.2 - Vốn huy động từ dân cƣ của NHNT 2006-2010 Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Vốn huy động từ dân cư 50.345 54.876 62.476 84.030 98.880 Tổng vốn huy động 119.778 143.635 196.123 169.457 208.320
Tỷ trọng (%) 42,03 38,20 31,85 49,58 47,46
Nguồn : Báo cáo thường niên các năm của Vietcombank
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, vốn huy động từ dân cư luôn thấp hơn vốn huy động từ tổ chức kinh tế. Tỷ trọng vốn huy động từ dân cư trên tổng vốn huy động từ thị trường dao động trong khoảng từ 31% đến 47%. Trong khi đó vốn huy động từ tổ chức kinh tế thường chiếm tỷ trọng lớn nhưng không ổn định để cho vay kỳ hạn dài, hơn nữa việc mở rộng khách hàng là tổ chức kinh tế hiện nay đã gần như bão hòa. Do đó, trong thời gian tới cần có các biện pháp nhằm nâng cao tỷ trọng huy động vốn từ dân cư để củng cố nguồn vốn bền vững và ổn định cho hoạt động kinh doanh của NH.
Năm 2006 hoạt động huy động vốn có những thách thức lớn do các NHTMCP liên tục đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn với những dịch vụ bán lẻ phong phú đa dạng để thu hút khách hàng. Trong khi đó tiền gửi của các doanh nghiệp tại NHNT đang có xu hướng sụt giảm do không ít tập đoàn, các công ty lớn chuyển dịch giao dịch sang các ngân hàng nước ngoài và sang các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng do chính tổng công ty thành lập hoặc có vốn đầu tư. Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trong năm 2006 có ý nghĩa rất lớn khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm xuống.
Năm 2007 tốc độ huy động vốn tăng 10.87 % so với năm 2006 do cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt với việc mở rộng quy mô hoạt động (tăng vốn điều lệ, mở thêm chi nhánh…), tăng lãi suất huy động bất hợp lý, triển khai hàng loạt các sản phẩm mới, các chương trình khuyến mại rầm rộ… để thu hút khách. Hoạt động huy động USD từ dân cư gặp nhiều khó khăn do lãi suất USD có xu hướng giảm vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất trong khi tỷ giá bất lợi cho người giữ tiền USD do mất giá.
Năm 2008, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, hiện tượng khan hiếm tiền mặt xảy ra. Để hút được tiền gửi về, NHNT đã nâng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng lên đến 18%/năm, thu hút được tiền VND gửi vào ngân hàng.
Bên cạnh đó, trong năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán. Mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, tổng huy động vốn của Vietcombank năm 2008 vẫn tăng trưởng ở mức 9,9%. Huy động vốn trực tiếp từ nền kinh tế tăng 10,5%, trong đó tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư đạt 13,84%, cao hơn hẳn tốc độ tăng của năm 2007 (8,09%). Với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn của Vietcombank đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN.
Trong giai đoạn căng thẳng về thanh khoản 6 tháng đầu năm 2008, Vietcombank không chỉ duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định nhất trên thị trường mà còn giữ vai trò chủ lực hỗ trợ vốn kịp thời cho các ngân hàng khác, nhờ đó đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho chính Vietcombank.
Trong năm 2009, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại, ngay từ đầu năm Ban lãnh đạo Vietcombank đã quán triệt trong toàn hệ thống coi công tác huy động vốn là một trong những những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Ban lãnh đạo cũng đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trong hệ thống nhằm tập trung nguồn lực cho công tác huy động và kinh doanh vốn.
Kết quả là tổng huy động vốn từ hai thị trường (I và II) của Vietcombank năm 2009 tăng 17,5%. Huy động từ nền kinh tế (thị trường I) đạt 169.457 tỷ quy đồng, tăng 5,9% so với cuối năm 2008. Huy động VND từ khách hàng tăng 18,8% so với năm trước. Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, huy động vốn tiền gửi của dân cư vẫn có mức tăng trưởng khá tốt (+34,5%) là nhờ vào các chương trình huy động vốn trải đều trong năm, và sự cố gắng, nỗ lực của hầu hết các chi nhánh trong hệ thống. Trong giai đoạn căng thẳng về thanh khoản 3 tháng cuối năm 2009, Vietcombank vẫn duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định, đồng thời còn hỗ trợ vốn tích cực và kịp thời cho các ngân hàng khác, giúp bình ổn hệ thống ngân hàng và đảm bảo gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho Vietcombank.
Dự báo trước tình hình sẽ xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong hoạt động huy động vốn, ngay từ đầu năm 2010 Vietcombank đã xác định mục tiêu tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của năm. Triển khai nhiệm vụ này, trong năm 2010, Vietcombank đã giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng chi nhánh, đồng thời tích cực đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn có lãi suất hợp lý, đi kèm các chương trình khuyến mại, đầu tư cho hệ thống công nghệ thích đáng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh huy động vốn. Các chi nhánh Vietcombank đã chủ động trong việc xâm nhập thị trường, tiếp cận và chăm sóc khách hàng chu đáo. Kết quả là, nguồn vốn của Vietcombank tăng trưởng rất tốt. Huy động từ nền kinh tế đạt hơn 208.320
tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2009 - đây là mức cao nhất trong vòng 5 năm, đạt kế hoạch do HĐQT đề ra. Huy động vốn VND liên tục tăng trưởng cao và đều đặn. Đặc biệt trong năm 2010, huy động vốn từ dân cư đạt kết quả khá khả quan với số dư đạt 98.880 tỷ quy đồng, tăng 17,8% so với năm trước.
Tiền gửi của dân cư theo kỳ hạn
Bảng 2.3 - Huy động vốn từ dân cƣ theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng Kỳ hạn KKH Tỷ trọng
(%) Ngắn hạn Tỷ trọng
(%) Trung,dài hạn Tỷ trọng (%) Năm 2006 8.852 17,58 25.321 50,3 16.173 32,12 Năm 2007 9.948 18,13 25.264 46,04 19.664 35,83 Năm 2008 8.529 13,65 32.816 52,53 21.128 33,82 Năm 2009 9.746 17,02 26.438 46,18 21.058 36,78 Năm 2010 11.854 20,70 51.736 52,32 35.290 35,68
Nguồn : Báo cáo thường niên của Vietcombank
Nhìn vào số liệu trên có thể thấy khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhiều hơn là để trong tài khoản thanh toán (KKH). Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tỷ trọng vốn huy động trung dài hạn cá nhân không có nhiều biến đổi, chiếm khoảng 32-36%. Trong khi đó trung bình vốn huy động trung dài hạn từ nền kinh tế chỉ đáp ứng được 75% cho dư nợ cho vay trung dài hạn, điều này gây mất cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Mặt khác việc tăng trưởng huy động vốn trung dài hạn từ các tổ chức kinh tế là rất khó, chỉ kỳ vọng vào việc huy động vốn từ dân cư để bù đắp nguồn vốn trung dài hạn.
Hiện nay NHNT ngày càng chú trọng đi vào các chương trình huy động vốn, chăm sóc khách hàng theo từng thời gian cụ thể trong năm. Các chương trình huy động tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi có thưởng, hoặc các cách tính lãi
suất linh hoạt (lãi suất bậc thang, lĩnh lãi định kỳ) được thiết kế cho phép khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu, tạo sức hấp dẫn với các sản phẩm truyền thống. Trong năm 2010, một loạt các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm được ra đời (như “TK linh hoạt”, “TK Bậc thang lãi thưởng”, “TK gửi 15 lãi 24”,
“TK Dự thưởng trúng căn hộ cao cấp”, “Quà tặng vàng Tháng 4”, “Lady Saving”…) với tiêu chí mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích, tối ưu hóa nguồn tiền nhàn rỗi của mình, chủ động dự trù kế hoạch tài chính thích hợp.
Ngoài ra, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cho phép khách hàng hàng có thể gửi tiền ở một nơi và thực hiện rút tiền ở bất kỳ điểm giao dịch nào thuộc hệ thống trên toàn quốc.
Tại từng chi nhánh của Vietcombank có bộ phận cán bộ chăm sóc khách hàng, thường xuyên gọi điện tư vấn cụ thể các chương trình tiết kiệm.
Với cung cách phục vụ khách hàng ngày càng chuyên nghiệp, các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng, khách hàng sẽ ngày càng đến với Vietcombank nhiều hơn. Với sự quan tâm chu đáo của ngân hàng khách hàng sẽ ngày càng để ý hơn đến các chương trình tiết kiệm trải dài trong năm. Với uy tín hàng chục năm của Vietcombank cộng với sự chu đáo trong cung cách đón tiếp và chăm sóc khách hàng, trong tương lai nguồn huy động vốn sẽ ngày càng mở rộng và bền vững hơn.