Xây dựng Nhà nớc pháp quyền - Hiến pháp đầu tiên

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về mô hình nhà nước kiểu mới ở việt nam năm đầu tiên sau cách mạng tháng tám (02 09 1945 19 12 1946) (Trang 44 - 48)

Chơng 2.- Nhà nớc Việt Nam kiểu mới năm đầu tiên sau

2.4. Xây dựng Nhà nớc pháp quyền - Hiến pháp đầu tiên

Nếu nh về mặt chính quyền, ít nhiều chúng ta đã có sự chuẩn bị ngay từ

đầu, đặc biệt là trong thời kỳ tiền khởi nghĩa thì về mặt pháp luật, ngoài một số quan điểm trớc đó mang tính định hớng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau Cách mạng tháng Tám chúng ta phải bắt tay xây dựng từ đầu. Mặt khác đội ngũ cán bộ có trình độ về pháp luật và chuyên môn hầu nh không có.

Tuy nhiên, đã có Nhà nớc thì phải có pháp luật, bởi pháp luật là công cụ thể hiện ý chí của Nhà nớc, là công cụ để Nhà nớc thực hiện sự chuyên chính của mình. Vì vậy, mặc dù trong điều kiện vô cùng khó khăn nhng Nhà nớc ta đã

kịp thời ban hành một số văn bản pháp luật đầu tiên để giải quyết và thực hiện những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền cách mạng.

Trớc hết, trên bình diện chung, Nhà nớc ban hành sắc lệnh ngày 10/10/1945 về việc tạm thời sử dụng lại một số luật lệ cũ. Nhng những luật lệ

đó đều đợc xem xét và chọn lọc với điều kiện không trái với nguyên tắc độc lập của nớc Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà. Sắc lệnh và biện pháp trên đây là hết sức kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự xáo trộn trong

đời sống và quan hệ thờng nhật của nhân dân, đồng thời tiếp tục duy trì những trật tự, những qui định chung không phơng hại đến nền độc lập và nền dân chủ của đất nớc. Biện pháp trên cũng chứng tỏ Nhà nớc ta không cầu toàn, không thụ động, mặt khác cũng không hẹp hòi, biết thừa kế những gì tốt đẹp trong kỷ cơng xã hội mà nhân dân ta đã bao đời xây dựng, bảo tồn.

Tuy nhiên, những biện pháp trên đây là cha đủ vấn đề là Nhà nớc phải nhanh chóng xem xét, nghiên cứu để kịp thời ban hành các văn bản pháp luật cho phù hợp với tình hình mới. Vì thế những văn bản pháp luật cách mạng đầu tiên đã đợc xây dựng và ban hành mà nội dung của chúng là đề cập đến những vấn đề sau:

Về chính trị: Ngay từ Tuyên ngôn độc lập và sau là nhiều sắc lệnh đã

tuyên bố thủ tiêu những đặc quyền, đặc lợi của thực dân đế quốc và bọn tay sai phản động ở Việt Nam. Xoá bỏ những hiệp ớc bất bình đẳng mà triều đình Huế đã ký với Pháp trớc đây hoặc bất cứ với nớc nào; xoá bỏ chế độ chiếm

đoạt ruộng đất, hầm mỏ, tài nguyên của thực dân đế quốc ở Việt Nam; đồng thời xác lập quyền sở hữu Nhà nớc đối với hầm mỏ và tài nguyên khác. Xoá

bỏ các sở thuộc phủ toàn quyền Đông Dơng ở Việt Nam. Thành lập các bộ, các cơ quan quan trọng trong bộ máy Nhà nớc và qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của những cơ quan đó. Nhà nớc bớc đầu cũng qui định về quốc tịch, về thủ tục giấy tờ để quản lý dân c: Các cơ quan thuộc ngành thanh tra, công an, toà án, đã đợc chú ý tăng cờng củng cố…

Về kinh tế: Các văn bản pháp luật đợc ban hành thuộc lĩnh vực này đều tập trung vào việc khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân. Để giải quyết nạn đói, phát triển sản xuất Nhà nớc

đã ban hành các sắc lệnh, nghị định về vấn đề cứu tế xã hội, bãi bỏ các qui

định về kìm hãm công - thơng nghiệp; cấm dân không đợc bỏ ruộng hoang di c đến các đồn điền, khuyến khích việc giao lu buôn bán Để quản lý và giải… quyết tốt các nhiệm vụ về kinh tế, hàng hoá, các văn bản pháp luật của Nhà n- ớc đã qui định việc thành lập và chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý các ngành công nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải Thuế là một vấn đề… quan trọng đợc nhiều văn bản pháp luật đề cập tới, đó là bãi bỏ các thứ thuế cũ vô lý và đặt các thứ thuế mới.

Về tài chính: Nhiều văn bản pháp luật ban hành đã qui định việc bỏ và cấm lu hành đồng tiền Đông Dơng, phát hành đồng tiền Việt Nam mới, qui

định vấn đề tiền lơng, phụ cấp…

Về văn hoá, giáo dục: Các văn bản về lĩnh vực này tập trung vào hai nhiệm vụ chủ yếu là xoá nạn mù chữ, nâng cao dân trí và đảm bảo các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, đó là vấn đề tổ chức các lớp bình dân học vụ, tổ chức bộ máy của ngành giáo dục, đảm bảo quyền tự do cá nhân về tôn giáo.

Về lĩnh vực ngoại giao: Ngoài việc xoá bỏ các Hiệp ớc bất bình đẳng tr- ớc đây, Nhà nớc ta trong năm đầu cha có những văn bản ngoại giao lớn về hợp tác với các nớc bên ngoài. Tuy nhiên để phục vụ cho việc chống giặc ngoại xâm, Nhà nớc ta đã sử dụng các văn bản pháp luật đầu tiên mang tính chất ngoại giao là Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ớc 14/9/1946.

Điểm lại những văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nớc chúng ta có mới thấy đợc sự cố gắng phi thờng của Nhà nớc ta trong lĩnh vực xây dựng và ban hành pháp luật. Về số lợng chỉ trong hơn một năm, nớc ta đã ban hành hàng trăm văn bản - đó là một con số không nhỏ. Về mặt hình thức ngoài hiến pháp 1946 còn lại các văn bản ban hành dới dạng sắc lệnh, nghị định, thông t, chỉ thị Về… mặt nội dung các văn bản đã đề cập đến hầu hết các lĩnh vực và quan hệ xã hội.

Đó thực sự là những vấn đề cấp bách, cần thiết để gìn giữ nền độc lập, giữ vững chính quyền cách mạng trong tình thế hết sức khó khăn.

Tuy nhiên về số lợng và nội dung của các văn bản thời kỳ này cũng cho ta thấy rằng đây mới chỉ là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho một nền pháp luật mới, nó chỉ mới dừng lại ở chỗ giải quyết những vấn đề cấp bách, thiết yếu. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta đã từ hai bàn tay trắng tạo dựng nên những "vốn liếng" ban đầu cho cả một "gia tài" pháp luật mới về sau.

2.4.2. Hiến pháp 1946.

Cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật đầu tiên, Nhà nớc ta đã

xúc tiến ngay việc soạn thảo và ban hành Hiến pháp - đạo luật cơ bản của một quốc gia. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (3/9/1945) Hội đồng Chính phủ đã đề nghị phải xúc tiến ngay việc xây dựng Hiến pháp, Chính phủ cũng đã ra sắc lệnh về việc thành lập ban dự thảo Hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm trởng ban. Uỷ ban đã làm việc khẩn trơng, nghiêm túc trong những điều kiện hết sức khó khăn, phức tạp. Sau một thời gian soạn thảo, dự thảo hiến pháp đã đợc đa ra thảo luận và thông qua tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I ngày 9/11/1946. Đó là thành tựu cao nhất của Nhà nớc ta trong lĩnh vực xây dựng pháp luật thời 1945 - 1946.

Hiến pháp 1946 gồm 7 chơng và 70 điều. Trong lời nói đầu Hiến pháp ghi nhận những thành quả của Cách mạng tháng Tám "Giành lại chủ quyền cho đất nớc, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà" [2,466].

Đồng thời lời mở đầu cũng nên lên nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là "bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ" [2,466].

Chơng I, Hiến pháp xác định rõ chế độ chính trị của nớc ta là: Chính thể dân chủ cộng hoà, trên nguyên tắc tất cả quyền bính trong nớc là của toàn dân.

Chơng II, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân.

Từ chơng III đến chơng VI, Hiến pháp quy định về việc tổ chức hoạt

động của bộ máy Nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Chơng VII, quy định về những điều kiện để sửa đổi Hiến pháp.

Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nớc Việt Nam độc lập, là bản hiến pháp cách mạng và dân chủ, tôn trọng và bảo đảm mọi quyền lợi chính

đáng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu thực tế khách quan của lịch sử lúc bấy giờ. Có thể nói Hiến pháp 1946 ra đời đã đánh dấu cho bớc hoàn thiện về mô

hình Nhà nớc kiểu mới ở Việt Nam theo chính thể dân chủ cộng hoà.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về mô hình nhà nước kiểu mới ở việt nam năm đầu tiên sau cách mạng tháng tám (02 09 1945 19 12 1946) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w