Thành phần về trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ càng sài gòn (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.7. Thực trạng các tiêu chí đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Cảng Sài Gòn

2.7.6. Thành phần về trách nhiệm xã hội

Cảng Sài Gòn với tư cách là một trong những chủ thể của nền kinh tế thị trường, Cảng đã sử dụng các nguồn lực của xã hội, khai thác các nguồn lực tự nhiên trong quá trình khai thác cảng biển. Vì vậy ngoài việc đóng thuế, cảng còn có trách nhiệm xã hội đối với môi trường, cộng đồng, người lao động…Nói cách khác, để phát triển bền vững, Cảng luôn tuân thủ theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường và an toàn lao động.

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động của các tàu thuyền, bến cảng đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới với mức độ ngày càng trầm trọng. Trước thực tế này, Cảng Sài Gòn đã đầu tư những máy móc và trang thiết bị sử dụng điện thay thế cho việc sử dụng dầu để giảm việc thải khí CO2 ra môi trường.

Bên cạnh đó, Cảng đã chú trọng việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và thu gom rác thải được thải ra trong quá trình vận hành cảng cũng như từ các tàu cập cảng nhằm góp phần giảm thiểu lượng rác thải ô nhiễm môi trường.

Hơn thế nữa, Cảng luôn đạt mức năng suất xếp dỡ cao: 40 continer/giờ để đạt mục tiêu giải phóng tàu nhanh nhằm tiết kiệm nhiên liệu cho khách hàng cũng như giảm lượng khí thải độc hại từ các tàu khí động cơ diesel giảm bớt thời gian hoạt động tại cảng. Như vậy, Cảng không chỉ mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng mà còn luôn hướng đến xây dựng hệ thống cảng biển Cảng Sài Gòn thành cảng biển thân thiện với môi trường.

Trong kế hoạch áp dụng sản xuất xanh, Cảng đã và đang đầu tư tại các ICD các trang thiết bị làm hàng hạn chế sử dụng nhiên liệu dầu diesel, hạn chế lượng khí thải CO2

ra môi trường như xe nâng điện, xe nâng tay thủ công, cẩu nâng hiện đại, kiểm soát lượng khí thải gây nguy hại cho sức khỏe người lao động. Chi phí đầu tư cho các thiết bị công nghệ hiện đại này không phải nhỏ, nhưng Cảng nhận thấy về lâu dài, kết quả đạt được sẽ rất lớn.

Tiết kiệm điện năng sử dụng trong quy trình sản xuất nhưng vẫn đảm bảo hoạt động thông suốt cũng được Cảng duy trì và phát động thành từng phong trào thi đua hàng tháng, nhằm tuyên truyền cho các cán bộ, công nhân viên tinh thần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Với kế hoạch hạn chế tối đa lượng rác và nước thải, Cảng cũng xây dựng các nội quy lao động phù hợp như sử dụng giấy in hai mặt, tiết kiệm nước sinh hoạt, xây dựng hệ thống nước thải khép kín, hạn chế tác động đến môi trường, tắt các thiết bị điện không cần thiết, quy định thời gian nạp điện năng vào một thời gian nhất định, sử dụng tấm lấy ánh sáng tự nhiên bố trí tại các mái và vách kho, tổ chức đào tạo hướng dẫn sử dụng tiết kiệm điện năng định kỳ cho công nhân viên…

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ cảng biển thông qua một số nội dung cơ bản như khái niệm, đặc điểm, vai trò của dịch vụ cảng biển, chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ cảng biển. Thông qua mô hình lý thuyết ROPMIS của Vinh V.Thai và Devinder (2007) đánh giá sự hài lòng của khách hàng về

chất lượng dịch vụ cảng biển tại Cảng Sài Gòn được xây dựng với 5 thành phần: nguồn lực; năng lực phục vụ; quá trình phục vụ; năng lực quản lý; hình ảnh, uy tín. Mô hình này dựa trên sự kết hợp giữa quan điểm đánh giá của mô hình SERQUAL và mô hình chất lượng cảng biển của hai tác giả Vinh V.Thai và Devinder. Chương tiếp theo tác giả sẽ giới thiệu sơ lược về Cảng Sài Gòn và thiết kế nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ càng sài gòn (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)