CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
1.2. Phát tri ển du lịch bền vững
1.2.3. M ối quan hệ biện chứng giữa 3 bộ phận của phát triển du lịch bền vững (l ợi ích kinh tế; lợi ích văn hóa – xã hội; bảo vệ môi trường)
Theo International Ecotourism Society (2004), mối quan hệ biện chứng giữa 3 bộ phận của phát triển du lịch bền vững (3 chân) bao gồm lợi ích kinh tế; lợi ích văn hóa – xã hội; bảo vệ môi trường.
Sơ đồ 1.2. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA 3 BỘ PHẬN CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
Lợi ích kinh tế
Du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn.
Mỗi đơn vị kinh doanh du lịch có đủ 3 tiêu chí trên thì sẽ” kinh doanh tốt nhờ làm tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực hiện kinh doanh du lịch trong nhiều cách có thể không phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế, nhưng cũng khuyến khích đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch phụ thuộc vào. Việc kinh doanh mà được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng và có thể cũng sẽ thu lợi tức.
Lợi ích văn hóa – xã hội
Tôn trọng văn hóa và truyền thống của địa phương (không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện).
Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour và các nhà quản lý du lịch) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát
Lợi ích văn hóa – xã hội
Lợi ích kinh tế Bảo tồn môi trường
DU LỊCH BỀN VỮNG
triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ trong việc bảo tồn văn hóa.
Bảo vệ môi trường
Du lịch bền vững giảm thiểu các tác động đến môi trường (thực, động vật;
các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống; sử dụng năng lượng và ô nhiễm, …) và cố gắng đến mức cao nhất có lợi cho môi trường.
1.2.4. 10 nguyên tắc tiếp cận phát triển du lịch bền vững Nguyên tắc 1: Nhận thức (Recognise)
Nhận thức có nghĩa là nhận biết và hiểu được những nội dung thông qua việc thực hiện những nghiên cứu và phân tích trước khi thực hiện chương trình quản lý môi trường (xác định các chỉ tiêu môi trường như sức chứa hợp lý lượng du khch tại các điểm du lịch).
Khía cạnh vật lý học: Thể hiện qua số lượng tối đa du khách mà điểm du lịch có thể tiếp nhận được.
Công thức tính sức chứa:
Trong đó: CPI: Sức chứa thường xuyên.
AR: Diện tích của điểm du lịch sử dụng cho du khách.
a: Tiêu chuẩn diện tích trung bình / du khách.
Khía cạnh vật lý học :
Diện tích trung bình / du khách theo các loại hình du lịch như sau:
Nghỉ dưỡng biển : 30 – 40 m2/ người.
Picnic : 40 – 60 m2/ người.
Thể thao : 200 – 400 m2/ người.
Cắm trại : 100 – 200 m2 / người.
Tổng số du khách có thể tham quan trong 1 ngày:
∑ DK/ngày = Sức chứa * Hệ số luân chuyển Thời gian mở cửa cho DK tham quan
a CPI=AR
Hệ số luân chuyển =
Khía cạnh sinh học: Cân đối lượng du khách với khả năng tiếp nhận của môi trường sinh thái để không làm ảnh hưởng đến tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã, hệ sinh thái xuống cấp, xói mòn đất.
Khía cạnh tâm lý học: Xác định giới hạn lượng du khách để đảm bảo mức độ thỏa mãn của du khách.
Khía cạnh xã hội: Giới hạn lượng du khách để giảm tải tác động tiêu cực của du lịch đến đời sống văn hóa – xã hội và kinh tế của điểm du lịch, vùng du lịch.
Khía cạnh quản lý: Sức chứa được hiểu là lượng du khách tối đa mà khu du lịch có thể phục vụ được, đảm bảo khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của du khách.
Nguyên tắc 2: Từ chối (Refuse)
Đối với doanh nghiệp du lịch, cách đơn giản nhất trong việc thực hiện chương trình quản lý môi trường là từ chối không tiến hành những hoạt động gây tác hại đến môi trường (Ví dụ: Từ chối thiết bị làm lạnh có chứa khí CFC gây tác hại đến tầng khí quyển; không biến đổi bản sắc văn hóa để hợp với thị hiếu của du khách nước ngoài).
Nguyên tắc 3: Giảm chất thải (Reduce)
Giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng du lịch.
Thực hiện nguyên tắc “Ai gây ô nhiễm phải trả tiền “ trở thành thông lệ Quốc tế sẽ có tác động lớn đến bảo vệ môi trường.
Nguyên tắc 4: Thay thế (Replace)
Doanh nghiệp du lịch thay thế những sản phẩm độc hại bằng các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường (Ví dụ: Khách sạn sử dụng những hóa chất ít gây độc hại hơn trong việc giặt là; tẩy rửa bồn cầu; thay túi nhựa plastic bằng túi vải hoặc giấy đựng và trả đồ cho du khách, …).
Nguyên tắc 5: Sử dụng lại (Re – use)
Xem xét các chất thải và nguồn cung ứng có thể tái sử dụng được hay không (Ví dụ: Đối với hoạt động vận tải của doanh nghiệp du lịch có thể sử dụng lại những hóa chất dùng cho động cơ và thiết bị bảo dưỡng).
Nguyên tắc 6: Tái chế (Recycle)
Các chất thải có thể được tái chế để tạo ra những sản phẩm mới (Tái chế thức ăn dư thừa của các nhà hàng thành thức ăn cho gia súc và làm phân hữu cơ; Tái chế nhựa plastic thành các sản phẩm hữu ích khác, …).
Nguyên tắc 7: Tái cơ cấu (Re-engineer)
Tái cơ cấu được hiểu là đặc trưng của hoạt động nghiên cứu và phát triển;
trong việc mua sắm và giới thiệu những sản phẩm mới (Ví dụ: Sử dụng các hộp các tông tái chế thay thế hộp bằng polystyrene để đựng thức ăn tiết kiệm tiền và giảm chất thải đáng kể).
Nguyên tắc 8: Đào tạo lại (Retrain)
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng, các doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa trên chất lượng dịch vụ; chính vì vậy mà việc đào tạo nhân viên ngày càng trở nên quan trọng (Ví dụ: Đội ngũ nhân viên du lịch thuyết phục du khách đi du lịch bằng xe đạp vào làng du lịch chứ không nên đi bằng ô tô).
Nguyên tắc 9: Khen thưởng (Reward)
Khen thưởng là một động lực kích thích sự phấn đấu và cống hiến của cán bộ, nhân viên du lịch trong việc tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh du lịch (như tặng bằng khen, tiền thưởng, nâng bậc lương, …).
Nguyên tắc 10: Giáo dục lại (Re – educate)
Việc thay đổi hành vi và thái độ của mỗi người có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và khắc phục những hậu quả môi trường. Nội dung của nguyên tắc gồm nhận thức về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giới thiệu cho du khách về chất lượng môi trường trong sản phẩm du lịch (Theo Trần Văn Thông).