CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
2.3. Th ực trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001 –
2.3.3. B ảo tồn môi trường
2.3.3.1. Bảo tồn các vườn quốc gia (sự đa dạng sinh thái và đa dạng sinh học) Hoạt động du lịch đã và đang có những bước phát triển, tăng dần sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch qua các điểm du lịch xanh, đó cũng đồng thời là hướng đi trong tương lai của du lịch Đồng Tháp. Phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái, du khảo văn hóa; hình thành các cụm du lịch như cửa khẩu biên giới, thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc; các khu du lịch như khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, khu du lịch Xẻo Quýt, khu di tích Gò Tháp, Vườn quốc gia Tràm Chim. Chính các
hoạt động này đã và đang có những tác động đến sự đa dạng sinh thái và đa dạng sinh học tại điểm tham quan nói riêng và ở Đồng Tháp nói chung.
Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển và định hướng phát triển theo hướng công nghiệp, đô thị thì các sinh cảnh tự nhiên, quần cư của các loài động vật hoang dã đã và đang bị thay thế dần bởi các hệ sinh cảnh nhân tạo. Vì vậy, việc mở rộng quần cư cho các loài động vật hoang dã là một việc làm vô cùng khó khăn.
Vườn quốc gia Tràm Chim :
Vườn quốc gia Tràm Chim nằm trọn trên huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp; nằm ở hạ lưu sông Mê Công và trung tâm Đồng Tháp Mười, cách sông Tiền khoảng 25km về phía Tây. Diện tích khoảng 7.313 ha.
Đây là một vùng thấp trũng (cao khoảng 2,3m nơi cao nhất, nơi tháp nhất cao khoảng 0,4m so với mực nước biển tây Nam Bộ), với nhiệt độ quanh năm khá cao khoảng 270C.
Chức năng: Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một chuẩn quốc gia về hệ sinh thái đất ngập nước vùng lụt kín Đồng Tháp Mười.
Bảo tồn những giá trị độc đáo về lịch sử, văn hóa và nghiên cứu khai thác hợp lí hệ sinh thái của vùng vì lợi ích của quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sinh
Giá trị của khu vực: Vườn quốc gia Tràm Chim là nơi bảo tồn nhiều loại chim của thế giới như Sếu đầu đỏ (Grus antogone), Ngan cánh trắng (Cairina scutulata), Công đất (Houbaropsis bengalensis), Cò thìa (Platalea minor), Già đẫy lớn (Leptoptilos dubius), … và các loài động vật hoang dã khác của thế giới và Việt Nam.
Đây cũng là khu bảo tồn đất ngập nước phèn vùng Đồng Tháp Mười quan trọng của Việt Nam.
Có giá trị lịch sử gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Là điểm du lịch sinh thái quan trọng của tỉnh, của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả Việt Nam đã và đang được khai thác mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể không chỉ cho du lịch mà còn đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đây là nơi được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, tập hợp thành cơ sở dữ liệu quan trọng và chính xác cho việc đánh giá tài nguyên đa dạng sinh học của vùng Đồng Tháp Mười và đóng góp dữ liệu đa dạng sinh học cho đồng bằng sông Cửu Long.
Do có diện tích rộng lớn nên đây là điểm quần cư then chốt trong hành lang di cư của các loài động vật hoang dã, nhất là chim.
Đây còn là nơi góp phần điều hòa môi trường không khí, thấm lọc và cải thiện môi trường nước.
Khu di tích lịch sử Xẻo Quýt :
Khu di tích lịch sử Xẻo Quýt được công nhận là di tích văn hóa năm 1994, thuộc địa phận huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tổng diện tích là 43,17ha trên đất phèn tiềm tàng. Phần khuôn viên khu di tích được ngăn cách với ruộng lúa bên ngoài bằng các tuyến đê bao với chiều dài 1.715m. Các tuyến đê bao này vừa là ranh giới vừa được dùng để giữ nước phòng chống cháy cho thảm thực vật bên trong khu di tích.
Hệ thực vật của khu bao gồm 170 loài thực vật, trong đó 157 loài thực vật hoang dại thuộc 58 họ, như khuyết thực vật (Pteridophyta) có 7 loài, song tử diệp (Dicotyledonae) có 92 loài và đơn tử diệp (Monocotylenae) có 58 loài, … Thảm thực vật có độ che phủ thấp và bao gồm các loài thực vật thủy sinh như Rau tràng (Nymhoides indicum), lục bình (Eichhornia crassipes), … trong đó với ưu thế của các đại diện như Tràm (Melaleuca cajuputi), gáo (Nauclea orientalis), sậy (Phragmites vallatoria), trâm bầu (Combretum acuminatum), sen (Nelumbo nucifera), súng (Nymphaea rubra), … đặc biệt là những cây tràm với tuổi thọ trên 30 năm.
Hệ động vật của khu có 200 loài thuộc 77 họ của ngành động vật có xương sống, trong đó có 13 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như trăn mốc (Python
molurus), rắn hổ trâu (Ptyas mucosus), rái cá (Lutra perspicillata), rùa hộp (Cuora amboinensis), …
Giá trị của khu vực: Đây là khu bảo tồn khu di tích có ý nghĩa lịch sử quan trọng, là khu căn cứ Tỉnh ủy Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp) trong kháng chiến chống Mỹ.
Là nơi bảo tồn các loài cây tràm thuần chủng với những cây tràm cổ thụ.
Là quần cư còn tồn tại cây Thủy trang (hydrocera trifolia) đang có nguy cơ biến mất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đây cũng là điểm quần cư then chốt trong hành lang di cư của các loài động vật hoang dã, nhất là chim.
Là một trong những điểm du lịch sinh thái chính của tỉnh Đồng Tháp cũng như Việt Nam đang được khai thác nhằm mang lại những hiệu quả tích cực không chỉ trong phát triển kinh tế mà còn cả trong việc bảo tồn sự đa dạng sinh học nơi đây.
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng :
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng thuộc huyện Cao Lãnh, nằm cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 15km. Khu du lịch sinh thái này hình thành trên cơ sở rừng tràm Gáo Giồng. Rừng tràm Gáo Giồng được thành lập năm 1985 với diện tích 1.657ha.
Trước đây, khu vực rừng tràm Gáo Giồng là một vùng đất hoang hóa, nhiễm phèn nặng, chủ yếu là các đồng ngập nước, năng, lác cùng với các mảng tràm tự nhiên còn sót lại.
Thực hiện chủ trương khai phá Đồng Tháp Mười, huyện Cao Lãnh đã tiến hành khai phá và chỉ đạo trồng tràm nhằm mục đích bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng tràm hình thành tạo thành các mảng quần cư và các con kênh được đào đắp dẫn nguồn nước ngọt, đã làm cho khu hệ cá ở đây trở nên phong phú hơn, nhiều loài thực vật thủy sinh, phiêu sinh phát triển làm hình thành nên một hệ sinh thái rừng trên đất ngập nước và đây còn là môi trường thích hợp cho nhiều loài động vật
hoang dã, nhất là nhóm chim quy tụ, cùng với việc bảo vệ nghiêm ngặt đã góp phần phục hồi khu hệ động vật hoang dã nơi đây.
Giá trị của khu vực: Đây là vùng “Đồng Tháp Mười thu nhỏ” với những bản sắc riêng.
Rừng tràm Gáo Giồng không chỉ đóng vai trò điều tiết dòng chảy của lũ mà còn tạo không khí trong lành cho cả khu vực. Tuy nhiên, ở đây lại có mối đe dọa rất lớn là cháy rừng và sự xâm lấn của cây Mai dương.
Đây cũng là điểm quần cư then chốt trong hành lang di cư, nơi sinh sống của nhiều loài thực động vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.
Là một mô hình thành công của tỉnh Đồng Tháp trong việc phục hồi hệ sinh thái rừng tràm và quần thể động vật hoang dã. Sự đa dạng và phong phú của các loài động vật hoang dã, nhất là chim đang có chiều hướng gia tăng.
Là một trong những điểm du lịch sinh thái chính của tỉnh Đồng Tháp, nơi nghỉ ngơi của cộng đồng dân cư địa phương.
Là nơi có văn hóa ẩm thực riêng của đồng bằng sông Cửu Long.
Khu di tích Gò Tháp :
Khu di tích Gò Tháp có diện tích 320 ha thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Cao Lãnh 43km về phía đông bắc. Quần thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ cụ Đốc Binh Kiều, gò Minh Sư, miếu bà Chúa Xứ. Nơi đây còn phát hiện được nhiều di vật văn hóa cổ của các cư dân cổ (cách đây khoảng 2000 năm), đặc biệt là các di vật văn hóa thuộc nền văn minh Óc Eo.
Hiện nay, ngành du lịch Đồng Tháp đang triển khai dự án xây dựng công trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử và khảo cổ Gò Tháp (di tích cấp quốc gia đặc biệt) thành Trung tâm lịch sử - văn hóa ở Đồng Tháp Mười với mức đầu tư trên 114 tỷ đồng, nhằm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham quan du lịch; bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa góp phần giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa.
Giá trị của khu vực: Là điểm du lịch quan trọng trong tỉnh Đồng Tháp, hiện là nơi ưu tiên có dự án phát triển du lịch.
Là khu vực được qui hoạch để bảo tồn các loài cây dược liệu của đồng bằng sông Cửu Long và một số thảo dược của Việt Nam.
Là nơi có di tích của nền văn hóa Óc Eo lâu đời và nhiều di tích văn hóa khác.
Là nơi có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho các loài cây gỗ bản địa của vùng Đông Nam Bộ.
Làng hoa kiểng Sa Đéc :
Làng hoa kiểng Sa Đéc nằm trên địa phận thị xã Sa Đéc, rộng khoảng 60 ha với khoảng 600 – 3600 lao động chuyên trồng hoa và cây cảnh. Trong mấy năm gần đây, diện tích trồng hoa kiểng ở Sa Đéc ngày càng tăng nhanh, hiện đã lên đến 177 ha với sản lượng trên 10 triệu chậu các loại; bình quân mỗi năm tăng 10 ha.
Làng hoa kiểng Sa Đéc có hơn 1000 chủng loại hoa, nhưng trong đó có trên 460 loại có thể làm thuốc trị bệnh. Làng hoa hiện nay còn lưu giữ được trên 50 giống hoa hồng như hồng nhung đỏ thắm, hồng Grada, hồng Cleopatre, hồng Korokit, hồng Masseille, hồng Elizabet, hồng Comfidence, hồng Maccasa, …
Năm 2009, làng hoa kiểng Sa Đéc cung cấp không chỉ cho thị trường trongnước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài từ 6 – 8 triệu giỏ hoa và hơn 20.000 chậu kiểng các loại. Hiện nay, làng hoa đang phát triển khá ổn định, năm 2010 đã phát triển thêm khoảng 300 ha trồng hoa kiểng.
Giá trị của khu vực: Nơi đây là một trong những trung tâm hoa kiểng của miền Nam.
Là một trong những điểm phát triển đa dạng sinh học trong tỉnh Đồng Tháp và của đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh các vườn hoa ở Đà Lạt. Nhiều giống cây cảnh bản địa và ngoại lai đã được nhân rộng và phát triển nhanh về số loài và giống theo từng năm.
Là điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch của tỉnh cũng như của cả đồng bằng sông Cửu Long với những nét hết sức độc đáo.
Ở đây còn có kiểu vườn hoa đặc sắc, là vườn hoa nằm trên vùng đất ngập nước định kỳ
Hành lang thực vật tự nhiên ven sông rạch:
Đây cũng là một trong những khu hệ sinh thái đặc biệt tạo nên cảnh quan đặc trưng của một vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, hấp dẫn du khách đến với những kỳ thú ven các con sông như sông Tiền, sông Hậu, sông Sở Thượng, sông Sở Hạ, kênh Trung Ương, kênh 28 – Phước Xuyên. Chính mạng lưới hành lang thực vật dọc theo sông, kênh rạch nội đồng giữ vai trò rất lớn trong hành lang di cư của các loài động thực vật trên cạn và dưới nước. Đồng thời góp phần gia tăng mảng xanh và độ che phủ xanh của tỉnh, điều hòa nhiệt độ và tạo môi trường không khí trong lành.
2.3.3.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
2.3.3.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí; môi trường nước; đất Đồng Tháp là một tỉnh với lợi thế về sản xuất nông nghiệp, đang trên con đường thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nếu so về lợi thế thì du lịch có nhiều hạn chế, tuy nhiên đây là xu thế tất yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Hoạt động du lịch của tỉnh trong thời gian qua đang trên con đường phát triển; nhận được sự quan tâm đầu tư từ các cấp quản lí, lãnh đạo mang lại những hiệu quả đáng kể trong các nguồn lợi của tỉnh. Tuy nhiên, những hoạt động đó lại có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường, tác động đến môi trường. Mặc dù ảnh hưởng đó chưa để lại những hậu quả nghiêm trọng và có những biểu hiện rõ nhưng đó cũng là điểm đáng lưu ý trong quá trình phát triển du lịch bền vững của tỉnh, đòi hỏi cần có biện pháp hợp lí và hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường du lịch nói riêng và môi trường sống nói chung.
Môi trường không khí
Vấn đề ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp mang tính cục bộ, thường xảy ra ở một số vị trí đặc trưng ảnh hưởng bởi hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất (chủ yếu các làng nghề). Chất lượng môi trường không khí đang diễn
biến theo chiều hướng suy giảm cục bộ chủ yếu do hàm lượng bụi vượt quá qui chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường 05:2009/BTNMT, mặt khác còn do hàm lượng các khí SO2, NO2, CO trong không khí cũng có xu hướng gia tăng mặc dù các mẫu phân tích còn nằm trong mức qui chuẩn cho phép. Nguyên nhân chính là do hoạt động giao thông vân tải trên địa bàn tỉnh làm tăng phát sinh bụi và nguồn khí thải động cơ, trong đó có cả các phương tiện phục vụ du lịch. Tuy nhiên, hoạt động của các phương tiện thì ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường không khí của tỉnh.
Theo dự báo thì diễn biến chất lượng không khí thời kì 2011 – 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục bị suy giảm với qui mô phổ biến rộng hơn do áp lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sẽ tăng lên cao.
Môi trường nước
- Môi trường nước mặt: Qua kết quả quan trắc chất lượng nước mặt của tỉnh nhận thấy môi trường nước mặt Đồng Tháp trong 5 năm (2005 – 2009) đã bị ô nhiễm hữu cơ, biểu hiện qua hàm lượng BOD, COD, SS và Coliform đều vượt chuẩn nhiều lần. Đây là hậu quả của việc xả thải nước trực tiếp chưa qua xử lí hoặc có xử lí nhưng chưa đạt tiêu chuẩn xả thải vào các nguồn nước mặt cũng như các nguồn nước khác.
Ô nhiễm các hợp chất hữu cơ là tình trạng phổ biến trên tất cả các vực nước mặt của tỉnh. Trên các nhánh sông chính, sông Tiền, sông Hậu cũng như trên các kênh rạch thì chỉ tiêu COD và BOD5 đều vượt tiêu chuẩn 2 – 15 lần, COD dao động trong khoảng 16 – 222 mg/L, BOD5 dao động khoảng 8 – 74 mg/L. Xu hướng chung là hạ nguồn thì tình trạng ô nhiễm nặng hơn thượng nguồn và trên các con kênh nồng độ cũng cao hơn trên các nhánh sông.
Ô nhiễm các chất dinh dưỡng cũng đang diễn ra trên các nguồn nước mặt do nhiều nguyên nhân như nước thải sinh hoạt, nước thải các ngành công nghiệp (chủ yếu là các ngành chế biến thủy sản và các sản phẩm từ nông nghiệp), các làng nghề (nuôi heo, làm bột, …) đều là những loại nước thải có nồng độ các chất hữu cơ cao.
Nhìn chung, môi trường nước mặt Đồng Tháp bị ô nhiễm hữu cơ cao nhưng chất lượng nước đang dẩn được cải thiện, đây là tín hiệu đáng mừng và đạt được do ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao và công tác bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương được đầu tư đúng mức. Trong đó thì các tác động từ hoạt động du lịch đến môi trường nước là chưa đáng kể.
- Môi trường nước ngầm: Các nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đều có dấu hiệu nhiễm bẩn vi sinh. Đây là biểu hiện của hiện tượng nhiễm bẩn từ nguồn nước mặt, đất và trực tiếp từ nước thải nhiễm bẩn vi sinh. Giá trị này đặc biệt ở huyện Tân Hồng, có vị trí cao gấp qui chuẩn đến 800 lần. Giá trị này đang có xu hướng giảm qua các năm, tuy nhiên đó vẫn là vấn đề chung của nước ngầm trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại vì nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước ngầm.
Môi trường đất
Qua kết quả quan trắc chất lượng đất thì môi trường đất Đồng Tháp dường như chưa bị ảnh hưởng nhiều; trong đó các thông số phân tích đất nông nghiệp, đất khu vực dân cư, đất các khu công nghiệp và bùn trên địa bàn tỉnh đều thỏa mãn qui chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường 03:2008/BTNMT.
2.3.3.2.2. Ứng phó với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến lĩnh vực du lịch của tỉnh thông qua lượng khách du lịch đến và lưu trú trên địa bàn tỉnh và cơ sở vật chất ngành du lịch. Biến đổi khí hậu làm thaay đổi đặc thù về khí hậu, thời tiết làm cho cơ sở hạ tầng và vật chất nhanh chóng xuống cấp và kinh phí duy tu, bảo dưỡng sẽ phát sinh cao hơn và thường xuyên hơn. Đây là một ảnh hưởng rất lớn đối với tỉ trọng đóng góp của ngành vào kinh tế chung của tỉnh.
Ngoài ra, diện tích ngập lụt do mực nước dâng sẽ làm giảm đi diện tích các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí. Do đó, việc bố trí và tôn tạo lại cảnh quan, phân khu chức năng, tổ chức lại mạng lưới các tuyến du lịch sẽ mất nhiều thời gian và tiền của. Một tác động không nhỏ là chi phí cho các tour du lịch sinh thái chắc chắn sẽ tăng lên do phải bù đắp vào công tác bảo tồn cơ sở vật chất và chi phí dịch vụ