V ấn đề phát triển du lịch bền vững và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN TRẠNG và ĐỊNH HƯỚNG (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

1.3. Khái quát v ề thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam

1.3.3. V ấn đề phát triển du lịch bền vững và bài học kinh nghiệm

Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận được của du lịch Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua và những đóng góp ngày một tăng vào sự phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước. Song song đó là những tồn tại, những hậu quả của quá trình hoạt động du lịch đã để lại ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển mai sau. Vì thế, vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam được đặt ra như là một “hồi chuông” cảnh báo, đồng thời cũng là một tất yếu của quá trình phát triển và hội nhập, trong đó cần chú ý tới một số vấn đề sau :

- Vấn đề về khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế; đây luôn là đối tượng được du lịch quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến thu nhập du lịch. Sự phát triển du lịch bền vững thường ít quan tâm tới số lượng khách mà luôn hướng tới những thị trường khách quốc tế ổn định, có mức chi trả cao và lưu trú dài ngày.

Trong khi đó, thời gian qua du lịch Việt Nam lại chỉ quan tâm tới số lượng khách chứ chưa chú ý tới chất lượng nguồn khách. Đây là vấn đề đòi hỏi cần có sự quan tâm, chỉ đạo hợp lí nhằm tạo động lực phát triển du lịch Việt Nam.

- Vấn đề về sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch. Một sản phẩm tốt có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của khách sẽ bán được giá cao mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Việt Nam là nơi có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng; vì thế cần tạo ra được sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc riêng và phù hợp với nhu cầu của du khách, đặc biệt ở các thị trường trọng điểm. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được đầu tư phát triển đúng mức, chưa tạo được sự cạnh tranh, đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả kinh doanh du lịch.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá, đây là công tác đã và đang được đẩy mạnh nhằm thu hút số lượng du khách. Chưa bao giờ có một số lượng ấn phẩm, thông tin được xuất bản nhiều như bây giờ; các loại sách, báo, báo ảnh, tạp chí, báo điện tử, trang web được tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch được đẩy mạnh dưới mọi hình thức kể cả việc ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động này vẫn bị hạn chế, thiếu định hướng cả về thị trường lẫn thời điểm tiến hành, quảng cáo mà chưa quan tâm đến nhu cầu của thị trường, mang nặng tư tưởng áp đặt, quảng cáo sản phẩm du

chưa mang lại hiệu quả cao mà còn có tiềm năng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động du lịch.

- Cơ chế quản lí Nhà nước về du lịch từ Trung Ương đến các địa phương chưa được chú ý, quan tâm xây dựng tương ứng với những yêu cầu và nhiệm vụ, đặc biệt là việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách, như quản lí về khoa học, công nghệ và môi trường, về công tác xúc tiến quảng bá du lịch, về đào tạo phát triển nguồn nhân lực; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí, điều hành kinh doanh và nhân viên phục vụ trực tiếp trong ngành du lịch.

1.3.3.2. Bài học kinh nghiệm

Phát triển du lịch bền vững được thực hiện xuyên suốt từ cấp độ vĩ mô đến vi mô, từ Trung Ương đến địa phương, từ tổng thể cả nước đến từng khu du lịch, từng công ty điều hành tour du lịch, khách sạn, các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong hoạt động du lịch.

Để thực hiện phát triển du lịch bền vững thì cần có chiến lược quản lí môi trường du lịch, có qui hoạch và quản lí du lịch bền vững.

Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo thu được lợi ích kinh tế cho Nhà nước lẫn cộng đồng xã hội thông qua các biện pháp quản lí kinh doanh du lịch hiệu quả và chia sẻ lợi ích của Nhà nước với cộng đồng.

Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo sự bảo tồn môi trường tài nguyên thiên nhiên; từ đó cũng đòi hỏi sự nhận thức và hành vi thực hiện đúng đắn với môi trường của các cấp quản lí Nhà nước, quản lí khu du lịch, cộng đồng địa phương, những người kinh doanh du lịch lẫn khách du lịch.

Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo sự bảo tồn các giá trị di sản văn hóa truyền thống. Các hoạt động như phục hồi giá trị văn hóa truyền thống, đưa các yếu tố văn hóa vào trong sản phẩm du lịch hoặc tạo ra các mô hình du lịch văn hóa bản địa, làng du lịch văn hóa là một trong những ví dụ điển hình về phát triển du lịch văn hóa bền vững.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN TRẠNG và ĐỊNH HƯỚNG (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)