CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA SAMSUNG
2.1. Phân tích báo cáo tài chính của Samsung
2.1.2. Phân tích bảng cân đối kế toán của Samsung
2.1.2.1. Phân tích tài sản
Tỉ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong tổng tài sản:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng tài sản 100% 100% 100% 100% 100%
Tài sản
ngắn hạn 44.85 43,00 44.87 46.50 52.48
Tài sản dài
hạn 55.15 57.00 55.13 53.50 47.52
Ta có biểu đồ tổng tài sản của Samsung qua các năm:
Qua biểu đồ ta thấy được rằng, từ năm 2005 đến năm 2009 tổng tài sản có sự gia tăng đều. Năm 2005, tổng tài sản là 74,461,798 triệu won thì đến năm 2006 tổng tài sản là 81,366,206 triệu won, tăng 6904408 triệu tức tăng 9,27%. Năm 2007 tổng tài sản tiếp tục tăng 12008930 triệu won, tức tăng 14,76% thành 93375136 triệu. Năm 2008 và năm 2009 tổng tài sản tăng với tốc độ lần lượt là 12,77% và 12,33%, doanh thu lúc này tương ứng là 105300650 triệu và 118281488 triệu. Có thể thấy là quy mô tổng tài sản của Samsung ngày càng được mở rộng.
Để hiểu rõ hơn về tổng tài sản, ta có thể theo dõi cơ cấu của tổng tài sản qua biểu đồ sau:
Năm 2005, tài sản ngắn hạn là 33,399,152 triệu won, chiếm 44.85% tổng tài sản trong khi tài sản dài hạn là 41,062,646 triệu won chiếm 55, 15%.
Năm 2006, trong khi tốc độ gia tăng của tổng tài sản là 9,27%, tốc độ gia tăng của tài sản ngắn hạn là 4,76% và tốc độ gia tăng của tài sản dài hạn là 12,94%. Đều này làm cho phần biểu đồ thể hiện tài sản ngắn hạn càng bị thu hẹp hơn, trong phần gia tăng 6904408 triệu won của tổng tài sản thì tài sản dài hạn chiếm 5,314,655 triệu và tài sản ngắn hạn chỉ tăng 1,589,753 triệu.
Phần biểu đồ thể hiện tài sản ngắn hạn năm 2007 được mở rộng hơn nhưng không nhiều do trong năm này tốc độ tăng trưởng của tài sản ngắn hạn là 19,76%, tài sản dài hạn là 10,99% và do vậy tốc độ của tổng doanh thu là 14,76%. Tỉ trọng của tài sản ngắn hạn là 44,87% và tỉ trọng của tài sản dài hạn là 55,13%.
Trong năm 2008 và 2009, ta thấy là phần tỉ trọng của tài sản ngắn hạn ngày càng tăng, tỉ trọng tài sản dài hạn giảm. Điều này cho thấy tài sản ngắn hạn đã có sự tăng trưởng qua các năm cao hơn so với tài sản dài hạn và cả tổng tài sản. Thật vậy, năm 2008 tốc độ tăng trưởng của tài sản ngắn hạn là 16,87% trong khi tốc độ tăng trưởng của tài sản dài hạn là 9,44% và tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản là 12,77%. Năm 2009 tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 26,75% trong khi tài sản dài hạn đã giảm 0,21%, do vậy tổng tài sản đã tăng 12,33%. Trong năm 2009, tổng tài sản tăng 12980838 triệu won là do tài sản ngắn hạn tăng 13,100,638 triệu và tài sản dài hạn giảm 119.800 triệu.
Như vậy là qua các năm, tài sản dài hạn có vẻ tăng chậm và có xu hướng ít thay đổi nhưng tài sản lưu động lại tăng nhanh và dần chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản. Để thấy rõ nguyên do sự gia tăng này, ta đi vào phân tích cụ thể hơn.
a. Tài sản ngắn hạn
Chênh lệch các khoản mục trong tài sản qua các năm:
Chỉ tiêu Chênh lệch
2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tài sản ngắn hạn
1,589,753 4,76 6,912,109 19,76 7,067,54 2
16,8 7
13,100,63 8
26,75
Tiền và tương đương tiền
139,210 3,4 1,609,962 38,13 2,982,64 9
51,1 4
2,021,255 22,93
Các
khoản -429,043 -7,16 421,584 7,58 -
1,411,32 -
23,5 6,160,758 134,7 1
đầu tư tài chính ngắn hạn
7 8
Các khoản phải thu
796,258 5,2 3,108,404 19,28 2,776,61 1
14,4 4
4,667,175 21,21
Hàng tồn kho
888,556 15,1 5
1,215,358 18 1,523,80 4
19,1 2
488,457 5,15 Tài sản
lưu động khác
194,772 9,12 556,801 23,88 1,195,80 5
41,4 -237,007 -5,8
Cơ cấu tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Tài sản ngắn hạn 100% 100% 100% 100% 100%
Tiền và tương đương tiền
12,22 12,07 13,92 18,00 17,46
Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn 17,94 15,90 14,28 9,34 17,29
Các khoản phải thu 45,88 46,07 45,89 44,93 42,97
Hàng tồn kho 17,56 19,30 19,02 19,39 16,08
Tài sản lưu động khác 6,40 6,66 6,89 8,34 6,20
Tiền và tương đương tiền
Trong năm 2005, lượng tiền và tương đương tiền là 4.082.817 triệu won chiếm tỉ trọng 12,22%. Đến năm 2006 lượng tiền và tương đương tiền là 4.222.027 triệu won tăng 3,4% chiếm tỉ trọng 12,07%. Năm 2006, tỉ trọng của tiền giảm là do tốc độ tăng của lượng tiền và tương đương tiền thấp hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 4,76%. Đến năm 2007 lượng tiền đã tăng 38,13% lên đến 5.831.989 triệu, làm tăng tỉ trọng của tiền lên thành 13,92%. Năm 2008 tỉ trọng của tiền tăng mạnh lên 18%, tức tiền đã tăng 51,14% để thành 8.814.638 triệu won. Đến năm 2009 tốc độ tăng của tiền đã chậm lại, chỉ còn 22,93%, do vậy tỉ trọng của tiền bây giờ là 17,46%. Trong các năm từ 2007 đến năm 2009, tỉ trọng của tiền tăng là do Samsung đã giảm tỉ trọng của khoản mục các khoản phải thu. Các khoản phải thu chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tài sản lưu động, do vậy khi giảm tỉ trọng khoản mục này, sẽ có một lượng tiền khá lớn đưa sang các khoản mục khác như tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho… Khoản mục tiền và tương đương tiền tăng có nghĩa là sẽ tăng tính linh hoạt và thanh khoản cho công ty, tuy nhiên cần phải cẩn thận. Nếu tiền tăng do dòng tiền tạo ra tăng thì đây là tiền tốt, còn nếu tiền tăng là do công ty bị ứ đọng vốn, không triển khai thêm quy mô sản xuất, tiêu thụ thì việc tăng tiền chỉ làm cho tình hình công ty ngày một xấu đi.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Khoản mục này có sự thiếu ổn định qua các năm 2005 – 2009. Năm 2005, giá trị của khoản mục này là 5.992.190 triệu won chiếm tỉ trọng 17,94% thì đến năm 2006 giá trị của nó chỉ còn 5.563.147 triệu, tức giảm 429.043 triệu và chiếm tỉ trọng 15,9%.
Năm 2007, khoản mục này lại tăng lên đạt 5.984.731 triệu nhưng tỉ trọng tiếp tục giảm vì các khoản mục khác tăng nhanh hơn, tỉ trọng là 14,28%. Năm 2008, khoản mục này có sự diễn biến thất thường, có tỉ trọng thấp nhất trong các năm, chỉ chiếm 9,34%.
Trong năm 2008 này, khoản mục này đã giảm đến 23,58%, chỉ còn 4,573,404 triệu.
Tuy nhiên, đến năm 2009 Samsung đã chú ý nhiều hơn đến việc đầu tư tài chính ngắn hạn này. Bằng chứng là trong năm này, Samsung đã tăng lượng tiền nhiều hơn gấp đôi năm 2008, giá trị của khoản mục này bây giờ đã là 10.734.162 triệu, tăng 134,71% và chiếm tỉ trọng 17,29%. Việc không ổn định của khoản mục này có thể là do thị trường đầu tư có nhiều biến động do sức ép của khủng hoảng kinh tế, làm tăng hoặc giảm giá các tài sản tài chính ngắn hạn mà Samsung đang nắm giữ.
Các khoản phải thu
Các khoản phải thu chiếm một tỉ trọng lớn trong tài sản lưu động. Nhìn chung, tỉ trọng của khoản mục này giảm dần từ 2005 đến 2009. Năm 2005, với giá trị là 15.322.565 triệu các khoản phải thu chiếm tỉ trọng 45,88% tài sản lưu động. Năm 2006, khoản mục này tăng 5,2% thành 16.118.823 triệu, tỉ trọng tăng lên 46,07% vì tài sản lưu động chỉ tăng 4,76%. Năm 2007, các khoản phải thu tăng 19,28%, nhưng tài sản lưu động tăng 19,76 nên tỉ trọng giảm còn 45.89%. Năm 2008, 2009 các khoản phải thu tiếp tục tăng với tốc độ tăng lần lượt là 14,44% và 21,21% nhưng tỉ trọng tiếp tục giảm lần lượt là 44.93% và 42,97%. Sự gia tăng của các khoản phải thu qua các năm chứng tỏ Samsung đang ngày càng mở rộng quy mô hợp tác kinh doanh của mình, Samsung đang ngày càng có nhiều khách hàng hơn. Các khoản phải thu tăng, nhưng tỉ trọng giảm dần cho thấy Samsung đang có một chính sách bán chịu có hiệu quả, có nghĩa là số khách hàng tăng lên nhưng số vốn bị khách hàng chiếm dụng lại đang có chiều hướng giảm.
Hàng tồn kho
Giá trị hàng tồn kho năm 2005 là 5.864.889 triệu, chiếm tỉ trọng 17.56% trên tài sản lưu động. Năm 2006, giá trị hàng tồn kho là 6.753.445 triệu, tăng 15,15% chiếm tỉ trọng 19,3% trên tổng tài sản lưu động. Năm 2007 giá trị hàng tồn kho là 7.968.803 triệu, tăng 18% chiếm tỉ trọng 19,02% trên tổng tài sản lưu động. Năm 2008, hàng tồn kho tiếp tục gia tăng 19,12% để có giá trị là 9.492.607 triệu, chiếm tỉ trọng 19.39%
trên tổng tài sản. Tuy nhiên đến năm 2009 tỉ trọng của hàng tồn kho trên tài sản lưu động đã giảm xuống còn 16,08% do tốc độ tăng của hàng tồn kho năm này chỉ có 5,15%, giá trị hàng tồn kho là 9.981.064 triệu. Hàng tồn kho gia tăng cho thấy dấu hiệu kinh doanh không tốt. Tuy nhiên tỉ trọng của hàng tồn kho trên tài sản lưu động qua các năm lại tăng không nhiều. Do vậy, đây là dấu hiệu cho thấy Samsung đang mở
rộng kinh doanh, hiệu quả kinh doanh đang có chiều hướng tốt. Cuối năm 2009, tỉ trọng hàng tồn kho giảm mạnh cho thấy có sự gia tăng trong doanh thu bán hàng.
Samsung cần chú trọng vấn đề này hơn vì nếu hàng tồn kho giảm mạnh sẽ có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Tài sản lưu động khác
So với các khoản mục khác, tài sản lưu động khác có tỉ trọng khá ổn định qua các năm. Năm 2005, giá trị của tài sản lưu động khác là 2.136.691 triệu, chiếm tỉ trọng 6,4%. Năm 2006, giá trị của khoản mục này là 2.331.463 triệu, tăng 9,12% và chiếm tỉ trọng 6,66%. Năm 2007, giá trị của tài sản lưu động khác là 2.888.264 triệu, tăng 23,88% và tỉ trọng tăng lên thành 6,89%. Đến năm 2008, giá trị của tài sản lưu động đặc biệt tăng mạnh đến 41,4% và có giá trị là 4.084.069 triệu, chiếm tỉ trọng 8,34%.
Tuy nhiên, đến năm 2009 giá trị của tài sản lưu động khác lại giảm còn 3.847.062 triệu, tương ứng giảm 5,8% và chiếm tỉ trọng 6,2%. Sự gia tăng của tài sản lưu động khác liên tục qua nhiều năm cho thấy Samsung đang hoạt động hiệu quả và ngày càng mở rộng quy mô hơn, tuy nhiên những sự biến động thất thường trong hai năm 2008, 2009 là không tốt, công ty cần chú trọng đến khoản mục này để không gây ảnh hưởng cho hoạt động kinh doanh của công ty.
b. Tài sản dài hạn
Bảng chênh lệch các khoản mục
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2006 2007 2008 2009
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tài sản
cố định 4.508.45 4
15,40 3.596.02 9
10,64 5.115.66 7
13,69 -
2.680.32 4
-6,31
Đầu tư tài chính dài hạn
770.548 14,33 1.493.72 1
24,29 -332.438 -4,35 1.439.77 5
19,70
Phải thu dài hạn
-116.597 -2,73 -93.327 -2,24 17.644 0.,43 -983.861 -24,09 Tài sản
vô hình
25.529 4,03 46.242 7,02 82.622 11,73 104.019 13,21 Tài sản
dài hạn khác
126.721 8,45 54.156 3,33 -25.523 -1,52 2.000.59 1
120,88 Tổng
tài sản dài hạn
5.314.65 5
12,94 5.096.82 1
10,99 4.857.97 2
9,44 -119.800 -0,21
Bảng kết cấu của tài sản dài hạn:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Tài sản dài hạn
100% 100% 100% 100% 100%
Tài sản cố
định 71,30 72,84 72,62 75,44 70,84
Đầu tư tài
chính dài hạn 13,10 13,26 14,85 12,97 15,56
Phải thu dài
hạn 10,41 8,97 7,90 7,25 5,51
Tài sản vô
hình 1,54 1,42 1,37 1,40 1,59
Tài sản dài
hạn khác 3,65 3,51 3,26 2,94 6,50
Tài sản cố định
Tài sản cố định luôn chiếm một tỉ trọng cao trong tổng tài sản dài hạn. Năm 2005, giá trị của tài sản cố định là 29.276.161 triệu, chiếm tỉ trọng 71,3% trên tổng tài sản dài hạn. Năm 2006, giá trị của tài sản cố định là 33.784.615 triệu, tăng 15,4% và chiếm tỉ trọng 72,84% trên tổng tài sản dài hạn. Năm 2007, giá trị của tài sản cố định là 37.380.644, tăng 10,64% nhưng tỉ trọng giảm nhẹ còn 72,62% do tài sản dài hạn tăng 10,99%. Năm 2008, giá trị của tài sản cố định là 42.496.311 triệu, tăng 13,69% và tỉ trọng tăng thành 75,44% do tài sản dài hạn chỉ tăng 9,44%. Năm 2009, tỉ trọng của tài sản cố định giảm còn 70,84% do giá trị tài sản cố định giảm 6,31% còn 39.815.987 triệu. Việc tài sản cố định giảm trong năm 2009 đã làm tài sản dài hạn giảm 0,21% còn 56.212.294 triệu. Có thể thấy là do chiếm tỉ trọng cao nên mọi sự thay đổi trong giá trị của tài sản cố định đều ảnh hưởng đến tài sản dài hạn. Quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, Samsung đã tăng cường đầu tư vào tài sản cố định làm cho giá trị của khoản mục này qua các năm đều tăng. Tuy nhiên, sự giảm giá trị của tài sản cố định năm 2009 cho thấy có một sự chững lại về việc mở rộng quy mô phát triển của Samsung.
Samsung cần chú ý đến khoản mục này, vì tài sản cố định rất quan trọng trong việc mở rộng quy mô kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Đầu tư tài chính dài hạn
Phần đầu tư tài chính dài hạn là phần chiếm tỉ trọng lớn thứ hai sau phần tài sản cố định. Phần này thể hiện phần tài sản công ty nắm giữ bên ngoài, mang lại nguồn thu nhập cho công ty ngoài các hoạt động kinh doanh. Ta thấy rằng, khoản mục này có tỉ trọng gia tăng dần qua các năm. Năm 2005, giá trị của nó là 5.377.753 triệu, chiếm tỉ trọng 13,1%. Năm 2006, giá trị của nó là 6.148.301 triệu, tăng 14,33% và tỉ trọng tăng lên thành 13,26%. Năm 2007, giá trị của nó tiếp tục tăng 24.29% thành 7.642.022 triệu
và chiếm tỉ trọng 14,85%. Năm 2008, giá trị của phần đầu tư tài chính dài hạn giảm còn 7.309.584 triệu, tương ứng giảm 4.35% và chiếm tỉ trọng 12,97%. Đến năm 2009, giá trị của phần này tăng trở lại đạt 8.749.359 triệu, tương ứng tăng 19.7%, chiếm tỉ trọng 15,56% trên tài sản dài hạn. Sự giảm tăng thất thường của giá trị phần đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2008, 2009 có thể được giải thích là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho giá chứng khoán liên tục thay đổi. Năm 2008, thời kì hậu khủng hoảng làm cho thị trường đầu tư khá ảm đạm, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Đến năm 2009, thị trường bắt đầu có những chuyển biến khởi sắc hơn, giá trị của những giấy tờ có giá tăng trở lại làm cho phần đầu tư tài chính dài hạn của công ty tăng lên. Hơn nữa, thời điểm đầu năm 2009 là một thời điểm tốt để công ty có thể đầu tư vào những chứng khoán tốt đang có giá thấp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Do vậy, giá trị đầu tư tài chính dài hạn có sự gia tăng mạnh trong năm 2009.
Các khoản phải thu dài hạn
Tỉ trọng của các khoản phải thu dài hạn trên tổng tài sản dài hạn có chiều hướng giảm trong thời kỳ 2005 – 2009. Giá trị của khoản phải thu năm 2005 là 4.276.159 triệu chiếm tỉ trọng 10,41% trên tổng tài sản dài hạn. Năm 2006, giá trị này giảm còn 4.159.562 triệu, tương ứng giảm 2,73% và tỉ trọng giảm còn 8,97%. Năm 2007, giá trị khoản phải thu tiếp tục giảm còn 4.066.235 triệu, tương ứng giảm 2.24 và tỉ trọng giảm còn 7,9%. Năm 2008, các khoản phải thu tăng nhưng không đáng kể, giá trị của khoản phải thu lúc này là 4.083.879 triệu tức tương ứng tăng 0.43% và chiếm tỉ trọng 7,25%. Năm 2009, giá trị của khoản phải thu giảm mạnh còn 3.100.018 triệu, tương ứng đã giảm là 24.09% và tỉ trọng giảm chỉ còn 5,51%. Ta thấy rằng tỉ trọng của phải thu dài hạn giảm vì Samsung đã tăng tỉ trọng của tài sản cố định và tỉ trọng của các khoản mục khác. Các khoản phải thu dài hạn giảm có nghĩa là số vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng cũng giảm. Nếu chính sách giảm khoản phải thu dài hạn này của Samsung không làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thì chính sách này quả thật đang mang lại một kết quả rất tốt.
Tài sản vô hình
Tài sản vô hình của công ty thể hiện giá trị của các bằng sáng chế, phát minh, thương hiệu… của công ty. Tài sản vô hình có tỉ trọng trên tổng tài sản dài hạn khá ổn định, tuy có thay đổi tăng giảm nhưng không đáng kể. khi tài sản dài hạn gia tăng qua các năm, tài sản vô hình cũng có một sự gia tăng đồng thời, thể hiện sự nỗ lực sáng tạo giá trị không ngừng của Samsung. Năm 2005, giá trị tài sản vô hình là 632.856 triệu, chiếm tỉ trọng 1,54%. Năm 2006, giá trị này là 658.385 triệu, tăng 4.03% và chiếm tỉ lệ 1,42%. Năm 2007, tài sản vô hình là 704.627 triệu, tăng 7.02% và chiếm tỉ trọng 1,37%. Năm 2008, giá trị của tài sản vô hình là 787.249 triệu, tăng 11.73% và chiếm tỉ trọng 1,4%. Đến cuối năm 2009, giá trị của tài sản vô hình là 891.268 triệu, tăng 13.21 và chiếm tỉ trọng 1,59.
Các tài sản dài hạn khác
Khoản mục các tài sản dài hạn khác có sự gia tăng qua các năm không đều. Năm 2005, giá trị của khoản mục này là 1.499.717 triệu, chiếm tỉ trọng 3,65%. Năm 2006, giá trị của khoản mục này là 1.626.438 triệu, tăng 8.45% và chiếm tỉ trọng 3,51%.
Năm 2007, giá trị của khoản mục này là 1.680.594 triệu, tăng 3.33% tương ứng chiếm 3,26% tài sản dài hạn. Năm 2008, khoản mục này có chiều hướng giảm nhẹ xuống còn 1.655.071 triệu, tương ứng giảm 1.52% và tỉ trọng giảm còn 2,94% tài sản dài hạn.
Năm 2009, giá trị của khoản mục này lại tăng mạnh lên thành 3.655.662 triệu, tương ứng đã tăng đến 120.88% và tỉ trọng trên tài sản dài hạn đã tăng đến 6,5%. Đây là phần tài sản giúp cho công ty hoạt động có hiệu quả hơn, vì vậy Samsung nên chú ý đến khoản mục này hơn.