Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính samsung electronic (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA SAMSUNG

2.2. Phân tích các tỉ số tài chính

2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Các chỉ tiêu KẾT QUẢ

2005 2006 2007 2008 2009

ROE (%) 16.600 17.091 14.155 9.360 13.917

ROA (%) 9.276 10.070 8.485 5.594 8.649

Đòn bẩy tài chính (%) 7.324 7.021 5.670 3.766 5.268

EPS 49,969 49,502 49,502 37,684 65,499

Tỷ số lợi nhuận ròng 8.566 9.591 8.043 4.856 7.360

Nhìn vào tổng thể bảng ta thấy, các số liệu tương đối tốt vào các năm 2005, 2006 và có dấu hiệu chậm vào các năm 2007, 2008 và có xu hướng tăng lại vào năm 2009. Cụ thể:

 ROE

Với chỉ số ROE, ta thấy liên tục ở mức cao ( >15%) trong hai năm đầu đạt 16.6%

và 17.091%, nhưng vào 2 năm tiếp theo thấp xuống một cách đáng kể giảm lần lượt giảm 3% và % vào hai năm tiếp theo, sau đó tăng trưởng lại vào 2009 ở mức 13.917%,

tuy nhiên vẫn làm cho tỷ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu trung bình trong 5 năm ở vào khoảng 14.22%.

 ROA

Tương tự cho ROA, đường xu hướng giống như ROE nhưng tốc độ có khác. Điều này đễ thấy ở biểu đồ bên dưới. Nguyên nhân của nó nằm ở chỉ số đòn bẩy tài chính mà cụ thể là tỷ lệ nợ phải trả trong nguồn vốn.

Đây là biểu đồ biến động các tỉ số:

 Đòn bẩy tài chính

Trong năm 2005, 2006 đòn bẩy tài chính nằm ở mức cao (hơn 7%), nhưng sang các năm sau liên tục bị hạ thấp, nhất là năm 2008 ở mức 3.766%. Điều này thể hiện rằng tình hình kinh doanh khó khăn hơn trước, các doanh nghiệp có liên quan thắt chặt các chính sách cho vay hoặc cho trả chậm. Tuy nhiên, trong tổng nguồn vốn của công ty cũng tiếp tục tăng, chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là khá tốt, giảm tỷ lệ nợ phải trả làm công ty mất đi một khoản vốn mở rông sản xuất kinh doanh, nhưng khi con số đó thấp xuống thể hiện rằng công ty khả năng tự chủ cao, không bị lệ thuộc bởi nguồn vốn vay nhiều như trước. Đòn bẩy tài chính giảm, nhưng vẫn đảm bảo nguồn vốn tăng, đây là điều mà không phải công ty nào cũng làm được trong giai đoạn này.

 EPS

Dù vốn do các cổ đông hay từ các nguồn khác, nhưng công ty vẫn mang về nguồn lợi nhuận khá cao và ổn định qua các năm, như bảng trên. Năm 2008, có hạ xuống thấp hơn các năm trước 37.685 won/ cổ phiếu, tuy nhiên nó cũng còn ở mức cao. Đáng chú ý là sự tăng rất cao lợi nhuận trong năm 2009 đạt 65.499 won, cao hơn cả thời kỳ năm 2006.

 Tỷ số lợi nhuận ròng

Về chỉ số lợi nhuận ròng, cũng thể hiện một xu hướng như các chỉ số trên, khá ổn định trong năm đầu tiên và thấp xuống trong năm 2008 từ trung bình khoảng 8.454%

xuống còn 4.845%. Có thể suy đoán rằng, trong năm này cũng với tình hình tiêu dùng thắt chặt, Samsung chỉ có thế sử dụng thế mạnh trên những sản phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày, với giá trị gia tăng trung bình và chính sách giá hợp lý. Đó cũng là phương án hợp lý để kinh doanh trong giai đoạn này. Tuy nhiên, các thế mạnh về công nghệ khác vẫn được tiếp tục phát triển, chính vì thế mà đã mang lại cho nó sự tăng trưởng nhanh chóng trong năm tiếp theo, 2009 đạt 7.36% dù tình hình kinh tế thời kì này cũng mới được xem là mới trở lại. Điều này thể hiện khả năng hoạt động tốt dựa trên các chính sách ổn định và tiến bộ, chính những giá trị thiết thực, chất lượng tốt, đáp ứng

nhu cầu của khách hàng trên nhiều mặt đã tạo cho nó sức mạnh để vượt lên và chiếm vị thế cao hơn nữa sau giai đoạn khó khăn.

Như vậy, khi quan sát xu hướng tăng trưởng của các chỉ số thể hiện hiệu quả sử dụng vốn ta thấy rằng tất cả chúng đều có các biến động rất giống nhau. Đó chính là tác động của tình hình kinh tế chung trên thế giới- tác động từ khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu thời gian qua. Các nhịp độ biến động là khá hợp lý, khó khăn rơi vào năm 2007 và nhất là 2008, và có chiều hướng đi lên trong năm 2009. Tuy nhiên, cũng phải chú ý đến những điều khác biệt như đã đề cập trong những phân tích trên, dù các chỉ số có suy giảm nhưng vẫn ở mức cao, thể hiện được sự vững mạnh về hoạt động của công ty, đặc biệt là khi xem xét khía cạnh này trên những con số thực tế.

2.2.5. Phân tích khả năng sinh lời của Samsung

 Tỉ số lợi nhuận giữ lại Ta có:

Ta biết rằng lợi nhuận giữ lại hàng năm chính là phần lợi nhuận giữ lại tăng thêm hàng năm của công ty. Do vậy, ta có bảng tỉ số lợi nhuận giữ lại như sau:

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Lợi nhuận giữ

lại 7.094.418 6.601.491 4.354.397 8.841.633

Lợi nhuận sau

thuế 8.193.659 7.922.981 5.890.214 10.229.921

Tỉ số lợi nhuận

giữ lại 0,87 0,83 0,74 0,86

Như vậy ta thấy là trong năm 2006, Samsung đã giữ lại 87% lợi nhuận sau thuế để tích lũy cho mục đích tái đầu tư sau này. Năm 2007, Samsung đã giảm tỉ số lợi nhuận giữ lại xuống còn 83%. Năm 2008, tỉ số lợi nhuận giữ lại là 74% và năm 2009 Samsung lại nâng mức tỉ suất lợi nhuận này lên thành 86%.

 Tỉ số tăng trưởng bền vững Ta có:

Bảng tỉ số tăng trưởng bền vững:

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Lợi nhuận giữ lại 7.094.418 6.601.491 4.354.397 8.841.633 Vốn chủ sở hữu 47.939.867 55.971.908 62.923.954 73.054.292 Tỉ số tăng trưởng bền

vững 0,15 0,12 0,07 0,12

Năm 2006 tỉ số tăng trưởng bền vững của Samsung là 15%, nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu thì Samsung sẽ tạo ra được 15 đồng lợi nhuận giữ lại. Tương tự như vậy, năm 2007 tỉ số tăng trưởng bền vững của Samsung là 12%. Năm 2008, tỉ số này của Samsung giảm xuống thấp, chỉ còn 7%. Sang năm 2009, Samsung đã khắc phục và đã tăng tỉ số tăng trưởng bền vững lên 12%.

Chương 3. Nhận xét và kiến nghị

- Samsung là một công ty lớn, dẫn đầu thị trường thế giới trong nhiều lĩnh vực.

Công ty đã xây dựng được một thương hiệu toàn cầu về chất lượng sản phẩm giúp công ty đạt được doanh số hàng năm rất cao. Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng doanh số cao mà tốc độ tăng chi phí lại cao hơn thì mức tăng trưởng của lợi nhuận sẽ thấp. Do vậy, sẽ không thu được hiệu quả kinh doanh. Vì vậy nên Samsung nên có cân nhắc kĩ lưỡng khi ra một quyết định nào đó trong việc thúc đẩy mở rộng thị trường, tối đa hóa doanh thu. Doanh thu phải luôn đặc trong mối quan hệ với chi phí và lợi nhuận.

- Xây dựng được một hệ thống vững chắc nên hiệu quả hoạt động của công ty khá tốt, đặc biệt là trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Samsung đã xây dựng được một nếp nghĩ cho các nhân viên của mình về tinh thần không ngừng nỗ lực sáng tạo thêm các giá trị cho sản phẩm. Đây chính là một trong những điều tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Samsung mà không phải bất cứ một sản phẩm nào cũng có được

- Vốn chủ sở hữu luôn cao hơn nợ cho thấy công ty có một khả năng tài chính vững vàng và khá độc lập với các chủ nợ. Điều này càng làm tăng niềm tin của khách hàng, chủ đầu tư và các chủ nợ. Tính thanh khoản càng cao, doanh nghiệp đó càng chủ động hơn.

- Qua số liệu ta thấy rõ, công ty Samsung hoạt động mạnh và có hiệu quả nhất ở hoạt động kinh doanh. Còn hoạt động đầu tư và tài chính không mang lại hiệu quả

lắm. Do vậy cần tăng cường vào lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác đầu tư và tài chính, tạo ra thêm nhiều giá trị cho cổ đông.

Nhìn chung, qua các năm Samsung hoạt động khá hiệu quả, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho các chủ đầu tư của nó. Trong giai đoạn 2005 – 2009, Samsung gặp nhiều khó khăn do tình hình chung của thế giới, thế nhưng ngoài năm 2008 kết quả hoạt động của nó vẫn diễn ra tiếp tục khá tốt cho thấy tiềm lực mạnh của công ty. Công ty nên tiếp tục duy trì đà tăng trưởng để mở rộng quy mô, tìm kiếm thêm thị trường mới, nhưng đồng thời phải đảm bảo được chất lượng ngày một ổn định và cải tiến hơn thì mới giữ được những khách hàng trung thành với công ty.

KẾT LUẬN

Năm 2010 là năm mà kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục trở lại sau cơn khủng hoảng 2007 – 2008, mở ra nhiều cơ hội mới cho Samsung khi sức mua của thị trường sẽ tăng dần. Báo cáo kết quả kinh doanh 3 quý đầu của năm 2010 cho thấy, Samsung có sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu tuy rằng sự phục hồi chậm của nền kinh tế có ảnh hưởng đến ngành LCD và ngành truyền thông kĩ thuật số. Doanh thu quý 1 của Samsung tăng gấp 6 lần so với năm 2009, quý 2 chứng kiến sự lên ngôi của doanh thu điện thoại di động và doanh thu quý 3 tăng 12% so với năm 2009. Samsung vẫn còn trước mắt quý 4 của năm 2010. Nếu vẫn duy trì đà tăng trưởng như hiện nay thì đây có thể là năm rất thành công của Samsung về doanh thu. Điều này cho thấy Samsung đang vận hành bộ máy rất hiệu quả. Cùng với đà hồi phục kinh tế, hi vọng trong những năm tới, Samsung sẽ tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính samsung electronic (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w