CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA SAMSUNG
2.1. Phân tích báo cáo tài chính của Samsung
2.1.2. Phân tích bảng cân đối kế toán của Samsung
2.1.2.2. Phân tích tình hình nguồn vốn
Chỉ tiêu Chênh lệch
2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Nguồn vốn Nợ
Nợ ngắn hạn Các khoản
phải trả 371.953 8,84 1.458.949 31,86 -450.727 -7,47 2.647.181 47,38 Vay ngắn
hạn -447.087
-
5,73 1.092.321 14,84 573.531 6,78 -1.413.112 - 15,65 Nợ dài
hạn đến hạn phải trả
-
1.014.92 5
- 26,8
0 -784.718 -28,31 276.232 13,90 864.618 38,20 Các khoản
phải trả
khác 272.768 8,17 252.242 6,99 1.252.90
6 32,44 805.853 15,76
Chi phí
tính dồn 820.178
19,5
7 1.766.181 35,24
1.129.26
1 16,66 1.149.399 14,54 Thuế thu
nhập phải
trả 366.226 40,8
3 80.853 6,40 -668.388 -49,73 448.618 66,41 Nợ ngắn
hạn khác 245.168
35,9
5 407.277 43,93 298.279 22,35 1.009.514 61,83 Tổng nợ
ngắn hạn 614.281 2,47 4.273.105 16,74
2.411.09
4 8,09 5.512.071 17,11
Nợ dài hạn Nợ dài hạn
-480.832 - 10,2
5 -366.941 -8,71
1.930.22
9 50,22 -2.228.945
- 38,60 Trái phiếu
và chứng từ có giá ở nước
ngoài -12.410 -
8,49 94.861 70,90 162.035 70,86 -266.510 - 68,21 Chi phí
tính dồn
dài hạn 141.045
104,
50 -233.014 -84,42 134.769
313,3
8 205.499
115,6 0 Chi phí
trợ cấp mất việc làm tính
dồn 144.283 25,0
1 18.731 2,60 110.297 14,91 -22.428 -2,64 Nợ thuế
thu nhập được hoãn
lại 276.579
30,5
4 283.293 23,96 20.732 1,41 -610.562 - 41,08 Nợ dài
hạn khác -110.994 -
7,45 -93.146 -6,75 204.312 15,88 261.375 17,53 Tổng nợ
dài hạn -42.329 -
0,53 -296.216 -3,75 2.562.37
4 33,68 -2.661.571 -
26,17 Tổng nợ
571.952 1,74 3.976.889 11,90 4.973.46
8 13,30 2.850.500 6,73
Vốn chủ sở hữu Vốn cổ phần Cổ phiếu
ưu đãi 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00
Cổ phiếu
phổ thông 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00
Thặng dư vốn cổ
phần 26.144 0,41 210.391 3,31 13.866 0,21 63.249 0,96
Điều chỉnh vốn Cổ phiếu quỹ
-
1.549.24 5
25,9
5 -1.637.469 21,77 247.357 -2,70 505.344 -5,67 Vốn khác
-14.432 -
1,34 -648.522 -61,26 -96.989 -23,65 -163.990 - 52,37 Các thu
nhập khác 0 1.875.385
1.932.69 1
103,0
6 -535.543
- 14,06 Lợi nhuận 7.094.41 18,9 6.601.491 14,85 4.354.39 8,53 8.841.633 15,95
giữ lại 8 8 7 Tổng vốn
đầu tư của cổ đông
5.556.88 5
13,9
9 6.401.276 14,14
6.451.32
2 12,49 8.710.693 14,99 Lợi ích
của cổ đông thiểu
số 775.571
40,8
2 1.630.765 60,95 500.724 11,63 1.419.645 29,53 Tổng vốn
chủ sở
hữu 6.332.45
6 15,2
2 8.032.041 16,75 6.952.04
6 12,42 10.130.33
8 16,10
Tổng nguồn
vốn 6.904.40
8 9,27 12.008.93
0 14,76 11.925.5
14 12,77 12.980.83
8 12,33
Bảng cơ cấu nguồn vốn:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Nguồn vốn Nợ
Nợ ngắn hạn
Các khoản phải trả 5,65 5,63 6,47 5,31 6,96
Vay ngắn hạn 10,49 9,05 9,05 8,57 6,44
Nợ dài hạn đến hạn phải trả 5,09 3,41 2,13 2,15 2,64
Các khoản phải trả khác 4,48 4,44 4,14 4,86 5,01
Chi phí tính dồn 5,63 6,16 7,26 7,51 7,66
Thuế thu nhập phải trả 1,20 1,55 1,44 0,64 0,95
Nợ ngắn hạn khác 0,92 1,14 1,43 1,55 2,23
Tổng nợ ngắn hạn 33,45 31,37 31,91 30,59 31,89
Nợ dài hạn
Nợ dài hạn 6,30 5,17 4,12 5,48 3,00
Trái phiếu và chứng từ có
giá ở nước ngoài 0,20 0,16 0,24 0,37 0,10
Chi phí tính dồn dài hạn 0,18 0,34 0,05 0,17 0,32
Chi phí trợ cấp mất việc
làm tính dồn 0,77 0,89 0,79 0,81 0,70
Nợ thuế thu nhập được
hoãn lại 1,22 1,45 1,57 1,41 0,74
Nợ dài hạn khác 2,00 1,70 1,38 1,42 1,48
Tổng nợ dài hạn 10,67 9,71 8,15 9,66 6,35
Tổng nợ 44,12 41,08 40,06 40,24 38,24
Vốn chủ sở hữu Vốn cổ phần
Cổ phiếu ưu đãi 0,16 0,15 0,13 0,11 0,10
Cổ phiếu phổ thông 1,04 0,96 0,83 0,74 0,66
Thặng dư vốn cổ phần 8,51 7,82 7,04 6,26 5,62
Điều chỉnh vốn
Cổ phiếu quỹ -8,02 -9,24 -9,81 -8,46 -7,11
Vốn khác 1,44 1,30 0,44 0,30 0,13
Các thu nhập khác
Lợi nhuận giữ lại 50,19 54,65 54,69 52,63 54,33
Tổng vốn đầu tư của cổ
đông 53,33 55,63 55,33 55,19 56,50
Lợi ích của cổ đông thiểu
số 2,55 3,29 4,61 4,56 5,26
Tổng vốn chủ sở hữu 55,88 58,92 59,94 59,76 61,76
Tổng nguồn vốn 100 100 100 100 100,00
Ta biết rằng, tổng nguồn vốn bằng tổng tài sản, do vậy mọi sự biến động về tổng tài sản đã được nói ở trên cũng chính là sự biến động của nguồn vốn. Như vậy, tổng nguồn vốn của Samsung cũng có sự gia tăng qua các năm, quy mô ngày càng mở rộng hơn. Từ giá trị của nguồn vốn năm 2005 là 74,461,798 triệu đến năm 2009 giá trị này đã là 118281488 triệu.
Xét cơ cấu của tổng nguồn vốn:
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rằng vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng và tổng nợ có xu hướng giảm qua các năm từ 2005 đến 2009. Trong năm 2005 vốn chủ sở hữu của Samsung chiếm 55,88%, tương ứng với giá trị là 41.607.411 triệu và tổng nợ chiếm 44,12% tổng nguồn vốn tương ứng với giá trị là 32.854.387 triệu. Điều này có nghĩa là trong 100 won của tổng nguồn vốn thì có 55,88 won được tài trợ từ vốn chủ sở hữu và 44,12 won được tài trợ từ nợ. Tương tự như vậy, trong năm 2006 tỉ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn là 58,92% tương ứng với giá trị là 47.939.867 triệu và tỉ trọng của tổng nợ là 41,08% tương ứng với giá trị 33.426.339 triệu. Năm 2007, tỉ trọng của vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng đạt 59,94% và tổng nợ chiếm 40,06%. Năm 2008, tỉ trọng của vốn chủ sở hữu có giảm nhưng không nhiều, tỉ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn năm này là 59,76%, tỉ trọng của nợ tăng lên thành 40,24%. Năm 2009, tỉ trọng của tổng vốn chủ sở hữu tăng lên 61,76% và tỉ trọng của nợ giảm còn 38,24%. Nguồn vốn chủ sở hữu của Samsung qua các năm đều có tỉ trọng lớn hơn tổng nợ cho thấy công ty có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài chính và có một mức độ độc lập nhất định đối với các chủ nợ. tỉ trọng của vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng cho thấy khả năng đảm bảo tài chính của công ty càng tăng lên. Trong các năm từ 2005 đến 2009, tỉ trọng của vốn chủ sở hữu tuy có tăng nhưng cũng khá ít. Nếu tỉ trọng của vốn chủ sở hữu tăng nhiều, công ty nên chú trọng đến vấn đề này, vì nếu tỉ trọng của nợ thấp sẽ làm mất đi nguồn lợi ích do các đòn bẩy tài chính mang lại. Ta sẽ đi sâu vào phân tích các khoản mục tổng nợ và tổng vốn chủ sở hữu ở phần tiếp theo
a. Phân tích tổng nợ
Biểu đồ trên cho thấy sự gia tăng của tổng nợ qua các năm 2005 – 2009. Năm 2005, tổng nợ là 32.854.387 triệu thì năm 2006 tổng nợ là 33.426.339 triệu tăng 1,74%. Sự gia tăng của tổng nợ năm 2006 là do nợ ngắn hạn tăng 614.281 triệu tương đương 4,7% và nợ dài hạn giảm 42.329 triệu tương đương 0,53%.Năm 2007, giá trị của tổng nợ là 37.403.228 triệu tăng 3.976.889 triệu tương ứng 11,9% so với năm 2006, trong đó nợ ngắn hạn tăng 4.273.105 triệu tương ứng 16,74% và nợ dài hạn giảm 296.216 triệu tương đương 3,75%. Năm 2008, tổng nợ tiếp tục gia tăng 4.973.468 triệu tương ứng 13,3% , trong đó nợ ngắn hạn tăng 2.411.094 triệu tương ứng 8,09% và nợ dài hạn tăng 2.562.374 triệu tương ứng 33,68%, tổng nợ là 42.376.696 triệu. Năm 2009, tổng nợ là 45.227.196 triệu, tăng 2.850.500 triệu tương ứng 6,73% so với năm 2008, trong đó nợ ngắn hạn tăng 5.512.071 triệu tương đương 17,11% và nợ dài hạn giảm 2.661.571 triệu tương đương 26,17%. Nợ gia tăng cho thấy một sự lệ thuộc của công ty vào chủ nợ. Tuy nhiên, tổng nợ của Samsung gia tăng nhưng tỉ trọng của tổng nợ trong tổng nguồn vốn lại giảm cho thấy công ty đang chủ động với khả năng đảm bảo tài chính của mình. Sự gia tăng nợ cho thấy công ty đang mở rộng đầu tư, sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính hơn để sinh lợi nhuận cho các cổ đông.
Nợ ngắn hạn
Qua phân tích trên ta thấy là nợ ngắn hạn của Samsung tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, tỉ trọng của nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn thì không tăng. Tỉ trọng của nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn trong năm 2005 là 33,45%, năm 2006 là 31,37%, năm 2007 là 21,91%, năm 2008 là 30,59% và năm 2009 là 31,89%. Nợ ngắn hạn tăng qua các năm là do:
Các khoản phải trả
Trong năm 2006, nợ ngắn hạn tăng 614.281 triệu, trong đó các khoản phải trả tăng 371.953 triệu tương đương 8,84%. Đến năm 2007, khoản phải trả tiếp tục tăng 1.458.949 triệu tương đương 31,86%. Khoản phải trả tăng lên, chứng tỏ công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh nên đã chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Tuy năm 2008 khoản phải trả có giảm 450.727 triệu tức 7,47% nhưng trong năm 2009 khoản phải trả đã tăng thêm 2.647.181 triệu tương đương 47,38%. Đến năm 2009, giá trị các khoản phải trả là 8.234.318 triệu.
Vay ngắn hạn
Năm 2006, khoản vay ngắn hạn giảm 447.087 triệu, tương ứng 5,73%. Đến năm 2007, khoản vay ngắn hạn đã tăng thêm 1.092.321 triệu, tương đương 14,84%. Năm 2008, vay ngắn hạn tiếp tục tăng 573.531 triệu tức 6,78%. Đến năm 2009, vay ngắn hạn giảm 1.413.112 triệu tương ứng 15,65%.
Nợ dài hạn đến hạn phải trả
Khoản nợ dài hạn đến hạn phải trả giảm 1.014.925 triệu, tương đương 26,8% trong năm 2006. Năm 2007, khoản mục này tiếp tục giảm 784.718 triệu, tương đương 28,31%. Đến năm 2008, khoản mục này tăng 276.232 triệu, tương đương 13,9%. Năm 2009, khoản mục này tiếp tục tăng 864.618, tương đương 38,2%. Cuối năm 2009, nợ dài hạn đến hạn phải trả của Samsung là 3.127.998 triệu.
Các khoản phải trả khác
Khoản mục này tăng 272.768 triệu tức tăng 8,17% vào năm 2006. Năm 2007, khoản mục này tăng 252.242 triệu tức tăng 6,99%. Năm 2008, khoản mục này tiếp tục tăng mạnh 1.252.906 triệu tức 32,44%. Năm 2009, khoản mục này tăng 15,76% tương đương 805.853 triệu. cuối năm 2009, giá trị của các khoản phải trả khác là 5.920.420 triệu.
Ngoài ra, nợ ngắn hạn tăng còn có chịu sự tác động của các khoản mục khác được thể hiện trong bảng cân đối kế toán bao gồm chi phí phải trả, thuế thu nhập phải trả và các khoản nợ ngắn hạn khác.
Tổng nợ dài hạn
Tổng nợ dài hạn của Samsung chiểm một tỉ trọng trên tổng nguồn vốn khá nghiêm tốn, và có xu hướng giảm dần. Tỉ trọng của tổng nợ dài hạn năm 2005 là 10,67%, năm 2006 là 9,71%, năm 2007 là 8,15%, năm 2008 là 9,66% và năm 2009 là 6,35%. Tổng nợ dài hạn của Samsung qua các năm từ 2005 đến năm 2009 có sự biến động rõ rệt.
Năm 2005, tổng nợ dài hạn là 7.945.797 triệu thì đến năm 2006 đã giảm 42.329, tức đã giảm 0,53%. Năm 2007, tổng nợ dài hạn giảm 296.216 triệu, tương đương giảm 3,75%
so với năm 2006. Năm 2008, tổng nợ dài hạn tăng 2.562.374, tương đương tăng 33,68%. Tuy nhiên đến năm 2009, tổng nợ dài hạn lại giảm 2.661.571 triệu, tương đương đã giảm 26,17%. Tổng nợ dài hạn cuối năm 2009 có giá trị là 7.508.055 triệu.
Biến động của tổng nợ dài hạn là do tác động của các yếu tố sau:
Nợ dài hạn
Năm 2005, nợ dài hạn có giá trị là 4.691.501 triệu. Năm 2006, nợ dài hạn giảm 480.832 triệu tức giảm 10,25%. Năm 2007, nợ dài hạn giảm 366.941 triệu tức giảm 8,71%. Năm 2008, nợ dài hạn tăng 1.930.229 triệu tức tăng 50,22% và năm 2009 nợ dài hạn giảm 2.228.945 triệu tức giảm 38,6%. Đến năm 2009, nợ dài hạn có giá trị là 3.545.012 triệu. có thể thấy là nợ dài hạn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng nợ dài hạn, do vậy sự thay đổi của nợ dài hạn có ảnh hưởng quyết định đến sự thay đổi của tổng nợ dài hạn. Những yếu tố còn lại ảnh hưởng không rõ nét.
Nợ dài hạn khác
Năm 2005, khoản nợ dài hạn khác là 1.490.510 triệu. Năm 2006, khoản mục này giảm 110.994 triệu, tương đương giảm 7,45%. Năm 2007, khoản mục này giảm 93.146 triệu, tương đương 6,75%. Năm 2008, khoản mục này tăng 204.312 triệu tương đương tăng 15,88% và năm 2009 tăng 261.375 triệu tương đương 17,53%.
Ngoài ra sự thay đổi của các khoản mục khác như trái phiếu và chứng từ có giá ở nước ngoài, chi phí tính dồn dài hạn, chi phí trợ cấp mất việc tính dồn, nợ thuế thu nhập được hoãn lại cũng tác động đến sự thay đổi của nợ dài hạn nhưng không nhiều.
b. Phân tích vốn chủ sở hữu
Quan sát biểu đồ biểu diễn tổng vốn chủ sở hữu qua các năm:
x
Tổng vốn chủ sở hữu tăng khá đều qua các năm. Năm 2005 tổng vốn chủ sở hữu là 41.607.411 triệu thì đến năm 2006 tổng vốn sở hữu đã tăng lên thành 47.939.867 triệu, nghĩa là đã tăng 15,22%. Năm 2007 tổng vốn chủ sở hữu đạt 55.971.908 triệu, tăng 16,75%. Năm 2008 và năm 2009, tổng vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng 12,77% và 12,33% và có giá trị là 62.923.954 triệu và 73.054.292 triệu. Giá trị của tổng vốn chủ sở hữu tăng dần, thêm vào đó là tỉ trọng của tổng vốn chủ sở hữu cũng tăng cho thấy khả năng tài chính của công ty khá mạnh. Tổng vốn chủ sở hữu tăng qua các năm là do:
Lợi nhuận giữ lại
Lợi nhuận giữ lại của năm 2005 là 37.369.265 triệu. Năm 2006 lợi nhuận giữ lại tăng thêm 7.094.418 triệu tương ứng tăng 18,98%. Năm 2007 lợi nhuận giữ lại tăng thêm 6.601.491 triệu tương ứng tăng 14,85%. Năm 2008 lợi nhuận giữ lại tiếp tục tăng 4.354.397 triệu, tương ứng tăng 8,53%. Đến năm 2009, lợi nhuận giữ lại tăng 8.841.633 triệu tương ứng tăng 15,95% và đạt 64.261.204 triệu vào cuối năm. Phần lợi nhuận giữ lại tăng thêm là phần được trích ra từ lợi nhuận thuần và chính là phần lợi nhuận giữ lạ hằng năm. Lợi nhuận giữ lại tăng thêm càng cao cho thấy công ty làm ăn càng có lời.
Cổ phiếu quỹ
Giá trị của cổ phiếu quỹ năm 2005 là 5.970.778 triệu. Năm 2006 giá trị của cổ phiếu quỹ tăng thêm 1.549.245 triệu, tương đương 25,95%. Tuy nhiên, giá trị của cổ phiếu quỹ được thể hiện bằng một con số âm trên bảng cân đối kế toán nên có nghĩa là trong năm 2006 cổ phiếu quỹ tăng giá trị đã làm vốn chủ sở hữu giảm giá trị. Năm 2007, cổ phiếu quỹ tăng 1.637.469 triệu tương đương 21,77% cũng đã có tác động làm giảm tổng vốn chủ sở hữu. Năm 2008 cổ phiếu quỹ giảm 247.357 triệu tương đương 2,7%
cũng có nghĩa tổng vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên một phần tương đương. Tương tự như
vậy, năm 2009 tổng vốn chủ sở hữu chịu tác động tăng của cổ phiếu quỹ, vì trong năm này cổ phiếu quỹ giảm 505.344 triệu, tương đương 5,67%. Cuối năm 2009, giá trị của cổ phiếu quỹ là 8.404.791 triệu.
Thặng dư vốn cổ phần
Nhìn vào bảng chênh lệch các năm của các khoản mục ở trên ta có thể thấy là thặng dư vốn cổ phần qua các năm có tăng lên nhưng không nhiều và ảnh hưởng rất nhỏ đến sự thay đổi của tổng vốn chủ sở hữu. Giá trị thặng dư vốn cổ phần vào năm 2005 là 6.338.460 triệu và đến năm 2009 giá trị của nó không thay đổi nhiều, chỉ đạt 6.652.110 triệu.
Ngoài những yếu tố trên, còn một số yếu tố khác cũng có tác động đến sự thay đổi của tổng vốn chủ sở hữu tuy tác động là không lớn như các nguồn vốn, thu nhập khác.