Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ Lý Bạch Một số phương diện chủ yếu (Trang 74 - 102)

THỜI GIAN NGHỆ THUẬT - KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

2.1. Thời gian nghệ thuật

Quan niệm về thời gian trong triết học Trung Quốc cổ đại là một kiểu thời gian tuyến tính, đơn hướng. Những ý kiến của các triết gia như : “Cửu, tức bao gồm xƣa nay, sáng tối” (Mặc Tử), “Từ xƣa đến nay gọi là Trụ” (Hoài Nam Tử);

“Có dài mà không có gốc ngọn ấy là Trụ” (Trang Tử). “Cửu” của Mặc Tử, “Trụ” của Hoài Nam Tử và Trang Tử đều có nghĩa là “thời gian”. Đây là dòng thời gian khách quan, tuyến tính, vận động từ quá khứ đến hiện tại. Nhƣng trong tác phẩm văn học, thời gian không hoàn toàn trùng khít với dòng thời gian khách quan ấy. Sáng tạo nghệ thuật là một hoạt động tâm lý, do vậy những quan điểm triết học đã thông qua sự thẩm thấu của tác giả trước khi được biểu hiện trong tác phẩm. Tựu trung, “thời gian nghệ thuật là hình tƣợng thời gian đƣợc sáng tạo nên trong tác phẩm” (Trần Đình Sử).

Thời Đường với sự hội tụ của ba dòng tư tưởng Nho Phật Lão cùng sự định hình của con người cá nhân, con người đương thời mới ý thức hết được ý nghĩa của cuộc sống. Trong sự nuôi dƣỡng và phá hoại của dòng thời gian khách quan vĩnh hằng, thời gian cá thể là vô cùng thoáng chốc, chỉ là một mắt xích trong vòng chu lưu bất tuyệt “xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàng” của vạn vật. Khi con người ý thức được chính mình, cũng chính là ý thức sự tuôn chảy của thời gian làm nảy sinh một cảm thức yêu quý cuộc sống hiện tại, yêu quý giá trị của sinh mệnh hữu hạn. Lý Bạch, với tƣ cách là đại biểu cho dòng thơ lãng mạn cảm nhận nhân sinh từ những cảm xúc chủ quan có lẽ hơn ai hết cảm nhận sâu sắc về sự ngắn ngủi của đời người. Tương lai thì mịt mù vô định, quá khứ để hoài vọng mà không bao giờ trở lại, thơ Lý Bạch giành ƣu tiên cho thời hiện tại - một hiện tại đầy lo âu, sợ hãi, bồn chồn và tranh thủ...

Có thể nói, ý thức về thời gian sinh mệnh cá thể là phạm trù thời gian tiêu biểu nhất trong cảm quan nghệ thuật của Lý Bạch và nó chi phối các phạm trù thời gian khác. Có thể quy kết cảm quan về thời gian trong thơ ca Lý Bạch thành mô hình : Thời gian vận động  thời gian thoáng chốc  khắc phục thời gian.

2.1.1. Thời gian vận động

Trong sự vận động vĩnh viễn và xuôi chiều của dòng thời gian khách quan, vạn vật sinh trưởng và lụi tàn theo một quy luật nhất định. Mặt trời, mặt trăng, âm dương thay đổi, bốn mùa vận hành, vạn vật sinh diệt... đều có điểm xuất phát ban đầu, đến chỗ cực thịnh rồi lụi tàn để quay về với điểm ban đầu. Quy luật vận hành ấy là Đạo, nhƣ Lão tử đã nói: “Trở lại là cái động của Đạo” (Phản giả, đạo chi động - Đạo đức kinh, chương 40). Đó là cái đạo tự nhiên, là quy luật sinh sinh hoá hoá của vạn vật và làm nên vũ trụ, làm nên sự sống. Đối với người Trung Quốc xưa luôn theo đuổi “Thiên nhân hợp nhất”, quy luật sinh hoá của vạn vật mang tính tuần hoàn vĩnh viễn này lại độc lập với sinh mệnh hữu hạn của con người đã gây ra một nỗi khổ ghê gớm về tinh thần. Con người dù có tự siêu việt, có tự hoà đồng để thăng hoa cùng vũ trụ vạn vật nhƣng không vƣợt ra ngoài cái quy luật khắc nghiệt sinh - tử. Lý Bạch là người ý thức rất rõ quy luật vận động không ngừng nghỉ của dòng thời gian tự nhiên, cảm nhận được từng bước đi của thời gian trong sự biến đổi của thiên nhiên cảnh vật. Trong sự thống khổ, nhiều lúc Lý Bạch trở nên “tỉnh táo” và tỏ ra có thái độ an nhiên chiêm ngưỡng sự biến hoá vô thường của vạn vật. Ông thường dùng khái niệm “quan hoá” :

“Quan hoá du vô ngần.”

(Quan sát sự biến đổi không có bến bờ.)

(Tống Sầm Vi quân quy Minh Cao sơn)

“Quan hoá du giang phần.”

(Quan sát sự biến hoá nơi bãi sông.)

(Tặng Tăng Ngạn Công)

“Quan hoá nhập liêu thiên.”

(Quan sát sự biến hoá vào cõi mênh mang.) (Đại đình khố)

Vạn vật có thịnh có suy, có tươi có héo nhưng chúng lại là hằng thường vì sinh mệnh của nó vận động hợp quy luật, hợp với chu kỳ tự nhiên theo vòng xuân, hạ, thu, đông. Thái độ của Lý Bạch thật an nhiên khi nhận ra rằng, xuân đến thì vạn vật sinh trưởng, thu về thì vạn vật tàn tạ :

“Thảo bất tạ vinh vu xuân phong, Mộc bất oán lạc vu thu thiên.

Thuỳ huy tiên sách khu tứ vận, Vạn vật hƣng yết giai tự nhiên.”

(Cỏ không vì tốt tươi mà cảm tạ gió xuân, Cây không vì khô héo mà oán trách mùa thu.

Ai có thể cầm roi điều khiển bốn mùa, Vạn vật thịnh suy đều là lẽ tự nhiên.)

(Nhật xuất nhập hành)

“Vạn vật thịnh suy là lẽ tự nhiên”, tất nhiên quy luật sinh - tử của con người cũng là lẽ tự nhiên. Trăm năm giới hạn của cuộc đời con người cũng chẳng qua là một hoàn tiết trong quá trình sinh hoá miên man bất tận của Đại Đạo, do vậy bất tất phải lo nghĩ nhiều về nó. Cũng trong Nhật xuất nhập hành, quan sát quy trình vận hành từ xuất (mọc) đến nhập (lặn) của thái dương, con người ý thức được sự hữu hạn của chính mình:

“Nhân phi nguyên khí, An đắc dữ chi cửu bồi hồi.”

(Con người vốn không phải là nguyên khí, Sao có thể quanh quẩn cùng với thái dương.)

Triết học Trung Quốc đề xướng, vạn vật sinh ra từ “nguyên khí”. Con người còn hơn cả vạn vật, nhật nguyệt vì nó vừa “có khí, có trí có nghĩa” (Tuân tử). Lý Bạch tỏ ra nghi ngờ quan điểm triết học này. “ Đức lớn của thiên hạ là sinh” (Thiên

hạ chi đại đức viết sinh - Hệ từ hạ). Sinh, tức sinh thành, là sáng tạo nhƣng tất cả đều không ngoài sự biến dịch không ngừng. Cũng trong sự biến hoá mà sinh ra vạn vật (Sinh sinh vị chi dịch - Hệ từ thượng). Sinh còn là “sinh mệnh”. Trong sự đối sánh giữa sinh mệnh của giới tự nhiên (mặt trời, mặt trăng, sông, núi, gió...) với sinh mệnh con người, người Trung Quốc đã nghiệm sinh được rằng, sự vận động biến hoá là để tạo ra một sinh mệnh mới, như sự vận hành của thái dương qua sớm trƣa chiều tối vốn là một chu kỳ để tạo ra một ngày mới, thậm chí trong quan điểm lịch sử, từ sự bắt đầu đến hƣng thịnh, chững lại và lụi tàn là kết thúc một triều đại cũ để bắt đầu cho một triều đại mới. Nhưng con người từ sinh đến trưởng đến lão và cuối cùng là tử thì không hề có một sinh mệnh mới. Nó chỉ có một lần. Ở đây lý thuyết luân hồi của nhà Phật, mọi cố gắng của Lão Trang cho rằng sống là khách qua đường, chết là quay trở về với bản nguyên (bài Nghỉ cổ số 8 của Lý Bạch biểu hiện rõ quan điểm này: “Sinh giả vị quá khách, Tử giả vị quy nhân”) cũng không an ủi được con người. Có lúc Lý Bạch cố gắng chấp nhận quy luật tự nhiên để tìm kiếm sự cân bằng cho tâm hồn: Giấc mơ “hồ điệp”, mộng - thực; tồn tại - hƣ vô...

tất cả đều đƣợc đặt trong dòng vận động biến dịch để tự động viên mình :

“Trang Chu mộng hồ điệp, Hồ điệp vi Trang Chu ? Nhất thể cánh biến dịch, Vạn sự lương du du.”

(Trang Chu mơ thành hồ điệp, Hồ điệp mơ thành Trang Chu?

Vốn một mà biến hoá, Mọi việc dằng dặc trôi.)

(Nghỉ cổ số 9)

Nhƣng đó chỉ là sự cố gắng siêu việt về tinh thần, còn thực tế, cho dù có “thị tử nhƣ quy”, Lý Bạch vẫn bấu víu vào cuộc đời thực mà đau xót nhìn thời gian trôi trong sự bất lực của con người :

“Thiên địa nhất nghịch lữ, Đồng bi vạn cổ trần.”

(Trời đất là quán trọ,

Cùng mối sầu trần gian vạn kiếp.) (Nghỉ cổ số 9)

Buồn vì đời người ngắn ngủi, sầu vì tóc bạc vốn là nỗi buồn, nỗi sầu muôn thuở mà con người không thể khắc phục được. Lý Bạch nói nhiều về nó với một ý thức ham sống đầy chất nhân văn. Khi ý thức cá nhân chƣa đƣợc đánh thức thì cái chết đƣợc cảm nhận một cách bình tĩnh, tự tại hơn. Hoặc là không biết (nhƣ Khổng Tử), hoặc coi chết nhƣ về (của Đạo), hoặc là sự kết thúc của một kiếp trong vòng luân hồi (của Phật). Có phải vậy không mà người Trung Quốc xưa không chú ý lắm vào những dự cảm về thế giới bên kia sau cái thân duy nhất (nhất thân), từ đó ý thức sùng bái mang tính tôn giáo của người Trung Quốc yếu? Trong cái nhìn tổng thể, chết không phải là hết, là chấm dứt mà chỉ là sự quay về với cái Đạo bản nguyên. Nhưng ở phương diện cá thể, chết là diệt vong. Con người cá thể đời Đường thực sự quý trọng sinh mệnh cá nhân và chính điều này đã gây nên một bi kịch tinh thần: Vừa chấp nhận quy luật nhƣng cũng muốn vƣợt qua quy luật, vừa muốn hoà cái cá thể vào trong tổng thể nhƣng cũng muốn vƣợt qua cái cá thể hữu hạn. Cũng trong Nhật xuất nhập hành, Lý Bạch vừa chấp nhận quy luật “mọi vật thịnh suy đều tự nhiên” nhưng lại vừa muốn mình trường tồn như vũ trụ:

“Ngô tương nang quát đại khối,

Hạo nhiên dữ minh hạnh đồng khoa.”

(Ta muốn gồm thâu tự nhiên vào túi,

To lớn đường hoàng vốn cùng loại với nguyên khí.)

Lý Bạch vốn tự nhận “con người không phải là nguyên khí”, nhưng lại muốn đƣợc nhƣ nguyên khí (“minh hạnh” - Khí tự nhiên hỗn mang). Đó phải chăng là bi kịch giữa hiện thực và lý tưởng, giữa năng lực vốn có và khát vọng vượt qua chính mình. Điều lý thú là, nếu trong nhân quần xã hội, ta thường thấy một cá nhân Lý Bạch chống hoà đồng, chống hoà tan thì lại có một Lý Bạch giữa đất trời muốn đƣợc thả mình vào trong dòng thời gian vĩnh viễn, không gian vô biên để được trường tồn. Khoảng thời gian ngắn ngủi được đo đếm “ba vạn sáu ngàn ngày” (rất nhiều trong thơ Lý Bạch) lại đƣợc đối sánh với dòng thời gian

“thiên thu”, “vạn thu”, “thiên cổ”, “vạn cổ”...là khát vọng vƣợt qua chính mình mà nghệ thuật mới có thể đem lại được cho con người.

Sự vận động xuôi chiều của dòng thời gian khách quan trong tác phẩm nghệ thuật thường được biểu hiện qua hình tượng dòng sông (giang, thuỷ). Thực ra, hình tượng này đã có từ thời xa xưa, không chỉ ở phương Đông mà cả ở phương Tây.

Hình tƣợng dòng sông sinh mệnh này gây hứng thú lớn cho cảm quan nghệ thuật của Lý Bạch. Trong các nhà thơ đời Đường, nếu Vương Duy là người yêu thích và viết về núi (sơn, lâm) thì có lẽ Lý Bạch là người viết về nước (bao gồm những sự vật tương đồng như giang, thuỷ, lưu, hải...) nhiều nhất. Điều này có lẽ “thuỷ” gắn với cuộc đời phiêu bạt của Lý Bạch. Do vậy, hễ mỗi khi xuất hiện những sự vật có liên quan đến nước là ta thường gặp ngay một cảm giác lưu lạc, phiêu bạt vô thường và đặc biệt là một cảm quan về sự vận động, biến đổi theo xu hướng tàn tạ, trái với “sơn” là một cảm giác tự túc, hằng thường. Trong bốn câu mở đầu của Tương tiến tửu:

“Quân bất kiến, Hoàng hà chi thuỷ thiên thƣợng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi.

Quân bất kiến, cao đường minh kính bi bạch phát, Triêu nhƣ thanh ti mộ thành tuyết.”

(Há chẳng thấy,

Nước sông Hoàng từ trời đổ xuống, Chảy nhanh ra biển, chẳng quay về.

Lại chẳng thấy,

Thềm cao gương soi rầu tóc bạc, Sớm nhƣ tơ xanh, chiều tựa tuyết.)

(Hoàng Tạo và Tương Như dịch thơ).

Từ cảm nhận trực quan nước Hoàng Hà chảy về đông không quay trở lại đến sự thức nhận lý tính đời người ngắn ngủi vốn có một mạch ngầm liên kết mang ý nghĩa tượng trưng. Dòng nước chảy xuôi như đời người phát triển tuyến tính: Từ thanh xuân đến tóc trắng (bạch phát - hình ảnh phổ biến trong thơ cổ thay thế cho cái chết quá bi thương). Dòng sông vừa bồi đắp, vừa nuôi dưỡng, vừa phá hoại;

cũng như cả một đời người có lúc đắc chí, có lúc sa cơ... nhưng tất cả đều diễn ra một chiều, không thể đảo ngƣợc. Trong thơ Lý Bạch, đi kèm với cảm thức về đời người là hình tượng dòng sông vừa mang ý nghĩa biểu tượng, vừa có ý nghĩa so sánh. Những vần thơ này không thể liệt kê hết đƣợc trong khuôn khổ hạn hẹp, chỉ xin nêu một vài ví dụ tiêu biểu:

“Thiêm quang tích đồi phát, Duyệt thuỷ bi tồ niên.”

(Ngắm trời thương tóc trắng,

Trông nước buồn ngày tháng trôi qua.)

(Thu đăng Ba Lăng vọng Động Đình).

“Thệ xuyên dữ lưu quang, Phiêu hốt bất tương đãi.”

(Sông trôi và năm tháng, Thoắt biến không chờ nhau.)

(Cổ phong 11)

“Vũ ảnh thanh ca tản lục trì,

Không dư Biện thuỷ đông lưu hải.”

(Điệu múa lời ca lẫn trong ao vắng,

Chỉ còn lại dòng Biện thuỷ chảy về đông.) (Lương Viên ngâm)

Sự sợ hãi thời gian lưu chuyển là cảm thức thường trực ở Lý Bạch. Muốn khắc phục nó, con người phải tự siêu việt cái cá thể nhỏ nhoi, hữu hạn để đạt đến sự vĩnh hằng bằng tâm linh. Nhƣng với Lý Bạch, còn có một cách ứng xử thực hơn : tranh thủ lấy cuộc sống hiện tại, tuy ngắn nhƣng vô cùng đáng quý mà ai cũng có thể có đƣợc. Trong thơ Lý Bạch, hiện tại quý giá đƣợc ông hình dung bởi những khái niệm “nhân sinh đạt mệnh”, “nhân sinh tại thế”, “nhân sinh đắc ý”, “đương niên”, “nhãn tiền”...

Nhân sinh đạt mệnh khởi hạ sầu,”

(Đời người đạt mệnh há ôm sầu,)

(Lương viên ngâm)

Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,”

(Đời người đắc ý cứ vui tràn,) (Tương tiến tửu)

Nhân sinh tại thế bất xứng ý,”

(Người sống ở đời không được vừa ý,)

(Tuyên Châu Tạ Diểu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân) Chính từ điểm xuất phát hiện tại quý giá này Lý Bạch hướng về quá khứ, mơ về tương lai, dồn nén, quay ngược... tạo thành một dòng thời gian vận động bức bách, gấp gáp là đặc trƣng của cảm quan thời gian trong thơ Lý Bạch.

2.1.2. Thời gian sinh mệnh thoáng chốc

Trong văn học cổ Trung Quốc, bắt đầu từ Khuất Nguyên đến thời Tuỳ, cảm thán thời gian sinh mệnh ngắn ngủi trở thành một trong những chủ đề xuyên suốt.

Sang thời Đường, sự hội nhập văn hoá Nam - Bắc, Trung - Ngoại khiến đời sống tinh thần con người càng thêm phong phú, cảm thương về sinh mệnh trong thơ ca càng trở nên mãnh liệt, đồng thời cũng rất phức tạp: vừa thương hiện tại, thương thân, lại vừa hoài vọng quá khứ... Từ thời Tống trở về sau, do ảnh hưởng của Lý học, sinh mệnh trở thành đối tượng để khám phá, để nghị luận mà âm điệu thương cảm ngày càng trở nên nhạt dần. Chẳng hạn, bài Pháp Huệ tự Hoành Thuý các của Tô Thức:

“Buổi sáng thấy núi Ngô nằm ngang, Buổi chiều thấy núi Ngô thẳng đứng.

Núi Ngô vốn nhiều hình trạng,

Biến chuyển khó lường như dung mạo của ông.”

Cũng là chủ đề về thời gian sinh mệnh, đời người chóng tàn, cũng “suy vật cập nhân”nhƣng những câu thơ mở đầu này nghe sao mà tỉnh táo, an nhiên và đầy lý tính, tính nghị luận lấn át tính trữ tình (vốn là đặc điểm quan trọng nhất của thơ Tống để phân biệt với thơ Đường).

Là con người đại diện cho một thời đại cái tôi được giải phóng khỏi mọi ức chế, Lý Bạch không tìm giá trị cá nhân ở thời quá vãng hoặc tương lai mà tìm ngay trong cuộc sống hiện tại. Nhƣng Lý Bạch không lúc nào nguôi ngoai nỗi ám ảnh đời người thoáng chốc. Quãng thời gian “nhân sinh đạt mệnh”, “nhân sinh đắc ý”,

“nhân sinh tại thế”, “đương niên”...được hình dung như một ánh chớp, một ngọn gió phiêu bồng lướt qua rồi lại mất hút trong cõi vô cùng:

“Dung nhan nhƣợc phi điện, Thời cảnh nhƣ phiêu phong.

Thảo lục sương dĩ bạch, Nhật tây nguyệt phục đông.”

(Dung nhan nhƣ ánh chớp, Thời gian nhƣ gió thổi.

Cỏ xanh nhuốm sương trắng, Trời lặn ánh trăng lên.)

Bốn câu thơ mở đầu này của bài Cổ phong số 28 là cảm thức thời gian chủ đạo của Lý Bạch: dung nhan biến cải, cỏ xanh úa tàn, thời gian vô tình lướt trên mọi sinh mệnh... Đó là những vật thể nhỏ nhoi đang oằn mình gánh chịu nỗi đau thời gian. Cảm giác thời gian nầy không an nhiên tự tại nhƣ ở các thiền sƣ. Bài haiku nổi tiếng của Basho (Tùng Vĩ Ba Tiêu) :

“Đồng cải nở hoa vàng, Phương Tây mặt trời lặn, Phương Đông vầng trăng lên”.

Nó cũng khác với Thiền sƣ Mãn Giác trong Cáo tật thị chúng:

“Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Đêm qua ở sân trước một nhành mai vừa nở.”

Lý Bạch không được như Basho và Mãn Giác, vì căn bản ông là người của cuộc đời, của mọi trạng thái hoan lạc, say sưa, u sầu, đắc chí... đời thường. Nói rằng, thi nhân phương Đông ít nói đến cái chết, không phải vì họ không thức nhận được cái chết, chẳng qua là muốn giảm thiểu sự bi thương khi biết quá nhiều về nó.

Họ thay vào đó là cái giai đoạn cận kề - tuổi già, gắn liền với một sự vật cụ thể - tóc trắng. Lý Bạch luôn bày tỏ một thái độ hƣ vô, chập chờn giữa còn và mất, giữa tồn tại và huỷ diệt :

“Thanh hiên đào lý năng kỷ hà, Lưu quang khi nhân hốt sa đà.”

(Ngoài hiên đào lý (khoe sắc) đƣợc bao lâu, Ngày tháng trêu người cứ thoáng trôi.)

(Tiền hữu tửu trung hành)

Một phần của tài liệu Thi pháp thơ Lý Bạch Một số phương diện chủ yếu (Trang 74 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)