THỜI GIAN NGHỆ THUẬT - KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
2.2. Không gian nghệ thuật
Người Trung Quốc xưa cảm nhận không gian tồn tại trong tính trọn vẹn, chỉnh thể. Thi Tử : “Tứ phương thượng hạ viết vũ” (Bốn phương, trên dưới gọi là vũ). Trang Tử cũng xác định một không gian vô cùng : “Hữu thực nhi vô hồ xứ giả, vũ dã” (Có thực mà không chứa gì trong ấy cả, ấy là vũ). “Vũ” là khái niệm chỉ không gian, kết hợp mật thiết với “trụ” (thời gian) để tạo ra mô hình Thời - Không
chi phối sự tồn tại của vạn vật. Mô hình không gian không phân cắt này qui định ý thức tồn tại của người xưa. Trong thơ ca, con người chiêm nghiệm sự tồn tại của vạn vật, của chính mình trong không gian và thể hiện bằng những hình tƣợng nghệ thuật, do vậy không gian trong thơ không đơn thuần là không gian vật chất khách quan mà là một kiểu không gian tinh thần mang tính chủ quan. “Không gian nghệ thuật là hình tƣợng không gian trong tác phẩm” (Trần Đình Sử). Nó là kết tinh của vốn tri thức về văn hoá truyền thống cùng với yếu tố tinh thần thời đại và cảm xúc cá nhân của người nghệ sĩ.
Như đã xác định, Thịnh Đường là thời đại dung hợp Tam giáo, phong khí thời đại cởi mở, con người cá nhân phong kiến định hình. Những yếu tố ấy ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức về không gian tồn tại của con người, hình thành một kiểu không gian cao rộng chiếm vị trí chủ đạo trong ý thức và trong nghệ thuật.
Con người muốn thể hiện chí bình sinh, phát tiết những cảm quan cá nhân cũng ở trong không gian ấy. “Nhà nho mƣợn không gian rộng mở để nâng cao tinh thần tiến thủ, Đạo gia mƣợn không gian bao la để bộc lộ cảm giác tự do của cá nhân.
Hai truyền thống này hợp lại tạo thành đặc sắc không gian trong thơ cổ Trung Quốc” [81, tr.255]. Con người vừa đeo đuổi lý tưởng chính trị, quan tâm đến cuộc sống hiện thế, đồng thời cũng muốn tự do vƣợt qua mọi trói buộc để khẳng định cá nhân nhƣ Lý Bạch cố nhiên sẽ chọn kiểu không gian cao rộng để nghiệm sinh về lẽ tồn tại và giá trị con người.
2.2.1. Không gian cao rộng
Trong thơ ca cổ điển, mô hình không gian cao rộng không phân cắt đƣợc cảm thụ thông qua con người đứng ở vị trí trung tâm và được xác định bởi những biểu tượng của không gian. Nhìn lên cao (ngưỡng, cử đầu...), con người thấy trời, mây, nhật, nguyệt, tinh,..., nhìn xuống (phủ, đê đầu...) bốn phương, con người thấy sơn, thuỷ, thụ, lâm... tạo thành một kiểu không gian “thiên trường địa viễn” bao
bọc, bởi “thơ Đường cốt nêu lên tính thống nhất giữa con người và ngoại vật cho nên nó hướng về tự nhiên, và tự nhiên là cái giải thích con người [61, tr.159].
Trong thơ Lý Bạch, không gian và con người luôn có một mối liên hệ bền chặt :
“Đăng cao tráng hiện thiên địa gian, Đại giang mang mang khứ bất hoàn.
Hoàng vân vạn lý động phong sắc, Bạch ba cửu đạo lưu tuyết sơn.”
(Lên cao thấy đất trời rộng lớn,
Sông lớn mênh mang chảy chẳng về.
Mây vàng muôn dặm tung màu gió, Sóng trắng chín dòng chảy nhƣ núi tuyết.)
(Lô Sơn dao ký Lư thị ngự Hư Chu)
Bài thơ này được Lý Bạch sáng tác năm 760 - một Lý Bạch đã già dặn trước cuộc đời, cảm nhận sự tồn tại của mình vô cùng bé nhỏ trước vũ trụ mênh mông.
Động tác “đăng cao” quen thuộc của thơ cổ không chỉ thuần tuý là một hành động trữ tình mà còn là một quan niệm, một phương thức để chiếm lĩnh không gian trong tính toàn bộ của nó. Ở trên cao, không gian đƣợc phối hợp mở rộng đến vô cùng theo trục ngang, trục dọc :
“Sơn tuỳ bình dã tận, Giang nhập đại hoang lưu.
Nguyệt hạ phi thiên kính, Vân sinh kết hải lâu.”
(Núi uốn theo đồng bằng mất hút,
Sông chảy vào nơi mênh mông vô cùng.
Kính trời bay đến dưới trăng,
Mây ngũ sắc kết lâu đài ngoài biển.)
(Độ Kinh Môn tống biệt)
Kinh Môn, tức Kinh Môn sơn nằm ở bờ nam Trường Giang. Ở đỉnh Kinh Môn, thi nhân ngắm theo trục ngang để thấy cái hùng vĩ của sông, của núi. Theo trục dọc, thi nhân nhận ra cái cao vời nhƣng mơ hồ, hƣ thực của trăng, của mây.
Những biểu tượng thiên nhiên trở thành bối cảnh để con người tư duy về thân phận, về cuộc đời. Tống biệt bạn hữu trong không gian này mới thấy đƣợc sự nổi nênh, nhỏ bé của con người. Tuy không đạt đến độ một “bức tranh tứ bình” đẹp điển hình như Tuyệt cú (Lưỡng cá hoàng ly...) của Đỗ Phủ nhưng tâm tình con người trong những câu thơ trên đƣợc bộc lộ tự nhiên hơn, có “tình” hơn.
Sự phối hợp không gian theo trục ngang, trục dọc, từ gần đến xa, từ hƣ đến thực, từ tâm cảnh đến ngoại cảnh vốn là đặc trƣng của không gian nghệ thuật của Thơ Đường [69, tr.27 - 29]. Có thể xem Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài là một sự kiến trúc không gian đa tầng điển hình trong thơ Lý Bạch. Ngay liên thơ mở đầu :
“Phƣợng hoàng đài thƣợng phƣợng hoàng du, Phượng khứ đài không, giang tự lưu.”
(Trên đài Phƣợng hoàng, chim phƣợng hoàng qua chơi, Chim phƣợng mất rồi, đài còn trơ, dòng sông vẫn chảy.)
đã có tầng đối chiếu thứ nhất giữa không gian xƣa ở câu thứ nhất và không gian nay (hiện thực) ở câu thứ hai. Sự cảm nhận mang tính tâm linh ở liên thơ thứ nhất một lần nữa đƣợc “thâm hoá” ở liên thơ thứ hai :
“Ngô cung hoa thảo mai u kính, Tấn đại y quan thành cổ khâu.”
(Hoa cỏ cung Ngô chôn vùi trong đường nhỏ âm u, Áo mũ nước Tấn nay trở thành đống gò trơ trọi.)
Để “thâm hoá” sự biến đổi, cảm quan thực cảnh (“Ngô cung hoa thảo” và
“Tấn đại y quan”) đã đƣợc hƣ hoá thành cảm nhận tâm lý (“mai u kính” và “thành
cổ khâu”), từ đó mở ra một sự phối cảnh đa tầng từ trục dọc đến trục ngang, từ xa đến gần tập trung rõ nhất ở liên thơ thứ ba :
“Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại, Nhị thủy trung phân Bạch Lộ châu.”
Nếu “ba ngọn núi xa lẫn một nửa vào trong khoảng trời xanh” là không gian được cảm nhận ở chiều cao (dọc), là cảnh xa, là hư cảnh mà con người phải vận dụng đến tưởng tượng mới hình dung được, thì “chỗ giữa hai dòng nước nổi lên bãi Bạch Lộ” lại là cảnh đƣợc cảm nhận theo chiều rộng (ngang), là cảnh gần, cảnh sở kiến, là thực cảnh. Một cao một thấp, một xa một gần, một hƣ một thực liên kết làm cho hình tượng không gian trở nên biến hoá khôn lường và từ đó nêu bật chủ đề trong mối liên hệ với hai liên đầu : Thời gian con người vận động trong không gian biến dịch, tiêu điều. Từ Ngô qua Tấn đến Lục triều, Kim Lăng vẫn còn lưu dấu, còn cái tên nhƣng sự phồn hoa sầm uất nay còn đâu? Từ liên thơ thứ ba cũng mở ra một tầng đối chiếu mới với liên cuối của bài thơ: Không gian tiêu điều hƣ thực trước mắt tương ứng vói “tâm cảnh” - một không gian bất định trong hiện tại : Sự mơ hồ, xa vời của Trường An, kinh đô của nhà Đường:
“Tổng vị phù vân năng tế nhật, Trường An bất kiến sử nhân sầu.”
Có thể “mây nổi che cả bầu trời” cũng có ý nghĩa tƣợng trƣng là “ý nói bọn gian nịnh che giấu không cho vua thấy rõ sự thật” [86, tập II, tr. 55], nhƣng đây lại là không gian thực. Khoảng cách từ Kim Lăng đến Trường An là vời vợi, do vậy nó được hư hoá bằng biểu tượng “phù vân” và “không nhìn thấy Trường An” cũng là cảm giác thực trong không gian cách trở đƣợc bộc lộ trực tiếp để trình bày tâm trạng ƣu thời của Lý Bạch mà thôi.
Đã có nhiều ý kiến cổ kim cho rằng, Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài chịu ảnh hưởng sâu sắc về cách lập ý, cấu tứ, bút pháp của Thôi Hiệu trong Hoàng
Hạc lâu [137, tr.329]. Điều đó có cơ sở, tuy nhiên mỗi tác phẩm vẫn có những cái riêng làm nên sự độc đáo của nó. Thử so sánh liên thứ hai của cả hai tác phẩm này :
“Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, Bạch vân thiên tải không du du.”
và “Ngô cung hoa thảo mai u kính, Tấn đại y quan thành cổ khâu.”
rõ ràng, các cảm giác bàng hoàng ngẩn ngơ của thi nhân trước sự “bất phục phản”
của linh cầm - tức ý thức về sự một đi không trở lại của con người ở Thôi Hiệu đƣợc thể hiện “tình hơn”, sâu sắc và gây xúc động hơn so với tính triết luận, tỉnh táo của Lý Bạch. Nhƣng ở liên thứ ba :
“Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ, Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.”
và : “Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại, Nhị thuỷ trung phân Bạch Lộ châu.”
hình tƣợng không gian của Thôi Hiệu chỉ là một sự trải dài, là thực cảnh. Còn trong thơ Lý Bạch, nhƣ đã phân tích, đa dạng hơn nhiều so với thơ Thôi Hiệu. Điều đó làm nên cái riêng của Lý Bạch mà chắc rằng khi sáng tác bài thơ này, ông vẫn không thể không bị ám ảnh bởi “đã có thơ Thôi Hiệu để trên đầu” khi đến thăm Hoàng Hạc lâu.
Không gian cao rộng nhiều tầng đƣợc xây dựng ở nhiều góc độ trong thơ Lý Bạch luôn luôn động, biến hoá nhƣ có một sinh mệnh nội tại chi phối:
“Hoàng Hà Tây lai quyết Côn Lôn Bào hao vạn lý xúc Long Môn.”
(Hoàng hà chảy vỡ núi Côn Lôn, Thét gào muôn dặm húc Long Môn.)
(Công vô độ hà)
Sự kết hợp của những động từ mạnh và những hình ảnh kỳ vĩ của núi sông, trời đất tạo cho những vần thơ về thiên nhiên cảnh vật của Lý Bạch thiên về chất hoành tráng. Có khi trong một câu thơ xuất hiện đến hai hoặc ba động từ làm vị ngữ và kèm theo đó là sự bố trí các hình ảnh tầng lớp làm cho bức tranh không gian trở nên sinh động, biến hoá liên tục :
“Hải thần lai quá ác phong hồi,
Lãng đả Thiên Môn thạch bích khai.”
(Thần biển đi qua, gió mạnh giật, Sóng đập Thiên Môn, vách đá mở.)
(Hoành Giang từ, bài 4)
Thiên Môn, tức Thiên Môn sơn, một ngọn núi ở hạ lưu sông Trường Giang.
“Thiên Môn” còn có nghĩa là “cổng trời”. Theo nghĩa này, câu thơ đã cực tả sự hung bạo của sóng lớn trên sông Trường Giang. Sự kết hợp giữa các động từ trái nghĩa lại tạo nên một bức tranh chỉnh thể trong Vọng Thiên Môn sơn :
“Thiên Môn trung đoạn Sở giang khai, Bích thuỷ đông lưu chí Bắc hồi.
Lưỡng ngạn thanh sơn tương đối xuất, Cô phàm nhất phiến nhật biên lai.”
(Núi Thiên Môn đứt, sông Sở mở,
Nước chảy về đông (đến đây) quay ngược lên Bắc.
Hai bên bờ núi xanh cùng hiện,
Chiếc buồm đơn lẻ đến từ phía chân trời.)
Các hình ảnh chồng chất : núi đứt (đoạn) - sông mở (khai); nước chảy xuôi (đông lưu) - và nước quay vòng (bắc hồi); núi hiện (xuất) - buồm đến (lai) phối hợp tạo nên một cảnh quan tráng lệ, một bức hoạ sơn thuỷ bằng ngôn ngữ về vùng núi Thiên Môn. Có lẽ đây là một trong số ít những bài thơ sơn thuỷ đƣợc Lý Bạch sử dụng bút pháp tả thực. Tuy vậy, bài thơ đƣa đến một ấn tƣợng mang tính chỉnh thể hơn là sự cảm nhận cụ thể, chi tiết. Nó đƣợc kết hợp giữa thực cảnh và tâm cảnh,
sự cảm nhận bằng giác quan và sức tưởng tượng chủ quan nhằm biểu đạt một trạng thái của tình cảm. Kiểu cảm thụ không gian mang tính chỉnh thể này có nét khác biệt so với kiểu không gian thiên về tả thực, chi tiết của Đỗ Phủ; cũng khác so với kiểu không gian nhàn tản, thoát tục của Vương Duy. Không kể những bài thơ mang nội dung phản ánh hiện thực với một không gian xã hội đầy ƣu hoạn (Binh xa hành, Tam lại, Tam biệt...) vốn chiếm vị trí chủ đạo trong thơ Đỗ Phủ, chỉ riêng những sáng tác lấy thiên nhiên vũ trụ làm đối tượng thẩm mỹ, khuynh hướng tả thực vẫn biểu hiện khá rõ nét, làm thành đặc trƣng trong sự cảm thụ không gian của Đỗ Phủ. Thi thánh có thể phát hiện ra những mạch sống nhỏ nhoi của thiên nhiên tạo vật mà ít người phát hiện được :
“Thạch tuyền lưu ám bích, Thảo lộ trích thu căn.”
(Suối ghềnh đá chảy trên sườn non ẩn khuất, Giọt sương đầu cỏ rỏ xuống gốc cây thu.)
(Nhật mộ) Hoặc : “Hàn hoa ẩn loạn thảo,
Túc điểu trạch thâm chi.”
(Hoa lạnh ẩn trong cỏ loạn,
Chim chọn chỗ ngủ nơi cành lá dày.) (Bạc mộ)
Không phải vô tình mà sự quan sát của thi nhân dừng lại ở một giọt sương rơi xuống gốc cây, hoặc một đoá hoa lạnh ẩn mình dưới cỏ, hoặc bướm ẩn hiện trong hoa, chuồn chuồn điểm nước (Khúc Giang số 2). Những quan sát tỉ mỉ này chính là một Đỗ Phủ đã già dặn với cuộc đời sau bao năm bôn ba lận đận để phát hiện ra rằng, trong sự vận động vô tình của vũ trụ vẫn còn có những sinh mệnh nhỏ nhoi đang vật lộn với cuộc đời. Có phải vì thế mà các cảm xúc này, hoặc đƣợc bộc lộ trong lúc chiều tà (Nhật mộ, Bạc mộ), hoặc đƣợc cảm nhận về cuối đời khi tuổi
già chƣa đến mà đã nghĩ đến quy luật “cổ lai hy” (Khúc Giang số 1) ? Cảm thức này thống nhất với nguồn sống mạnh mẽ trong thơ Lý Bạch. Thơ Lý Bạch cũng có những quan sát tinh tế đến kỳ lạ nhƣ bài Thu Phố ca số 8, ông phát hiện một nhành dây leo nhỏ nhoi nổi trôi trên mặt nước lững lờ (Thuỷ phật ký sinh chi) trong thế đối lập với thế núi nghiêng trời rơi đá (Thiên khuynh dục đoạ thạch). Tương tự, thơ Đỗ Phủ cũng không hiếm một kiểu không gian phóng khoáng, rộng mở đến “vô biên” trong Vọng Nhạc, Đăng cao, Tuyệt cú... Rất khó tìm ra nét khu biệt trong cảm nhận không gian trong những câu thơ nhƣ : “Đông nam Ngô Sở tách miền, Mênh mông trời đất ngày đêm bềnh bồng” (Đăng Nhạc Dương lâu); hoặc “Đồng xa liền với trời sao, Dòng sông trăng toả ào ào nước trôi” (Lữ dạ thư hoài) của Đỗ Phủ với những câu thơ đã dẫn trên của Lý Bạch.
Nếu không gian trong thơ Lý Bạch và Đỗ Phủ luôn vận động biểu hiện một sức sống mãnh liệt của tâm hồn và sự giao tiếp giữa nội tâm và ngoại giới thì không gian trong thơ Vương Duy thiên về tĩnh, hướng nội. Cho dù trong không ít tác phẩm, Vương Duy có sử dụng khá nhiều động từ, thậm chí là những động từ ngoại hướng mạnh (như Điểu minh giản với “lạc”, “xuất”, “minh”) nhưng đó lại là bút pháp “dĩ động vi tĩnh”. Thiền cảnh trong thơ Vương Duy là sự theo đuổi một không gian cho riêng mình, giữa lòng nhân thế mà xa rời nhân thế với “không”,
“tĩnh‟, “vô”, “nhàn”, “độc”... và đặc biệt là hình ảnh “bế môn”. Không dưới chục lần thơ Vương Duy đề cập đến chuyện đóng cửa :
“Tuy dữ nhân cảnh tiếp, Bế môn thành ẩn cƣ.”
(Tuy tiếp xúc với cảnh đời, Đóng cửa thành kẻ ẩn cƣ.)
(Tế Châu quá Triệu tẩu gia yến)
“Nhàn môn tịch dĩ bế, Lạc nhật chiếu thu thảo.”
(Cửa nhàn đóng lúc chiều tối, Ánh nắng tàn chiếu cỏ thu.)
(Tặng Tổ tam vịnh)
Ngoài ra còn có “Tịch mộ yểm sài phi” (Sơn cư tức sự), “Quy lai thả bế quan” (Quy Tung Sơn tác), “Điêu trường yểm sài phi” (Quy Võng xuyên tác)... Âu đó cũng là một cách ứng xử với cuộc đời. Đóng cửa sài cũng chính là sự đóng cửa tâm hồn với những vật dục, với cái sắc tướng đem lại sự đau khổ truyền kiếp nhƣng lại mở ra với thiên nhiên và vũ trụ để không còn phân biệt chủ khách và đạt đến trạng thái hoà đồng nguyên thuỷ.
2.2.2. Không gian lý tưởng
Đăng cao và vọng viễn là phương thức chiếm lĩnh không gian, đưa không gian vào lòng người và trải lòng người với không gian vốn là một môtip khá quen thuộc trong thơ cổ. Nó là khí thế phấn phát hướng thượng của con người nhằm đạt đến sự “vi nhất” - sự hoà điệu lý tưởng giữa con người và vũ trụ. Trong thơ Lý Bạch có vô số hoạt động đăng cao và vọng viễn. Chỉ tính sự xuất hiện các từ đăng và vọng ở các thi đề cũng cho thấy sự vƣợt trội ở trong thơ Lý Bạch so với các nhà thơ đương thời : Đăng có 27 lần, vọng có 18 lần. Trong khi đó, ở Đỗ Phủ, đăng chỉ có 18 lần, vọng 9 lần. Trong nhiều thi đề của Lý Bạch, cả hai động tác này cùng xuất hiện nhƣ Đăng Kính Đình sơn Nam vọng hoài cổ tặng Đậu Chủ bạ, Đăng Mai Cang vọng Kim Lăng tặng tộc điệt Cao Tọa tự tăng Trung Phù, Thu đăng Ba Lăng vọng Động Đình, Cửu nhật đăng Ba Lăng trí tửu vọng Động Đình thuỷ quân... (trong thơ Đỗ Phủ hầu nhƣ không có hiện tƣợng này).
Trong tư thế đăng cao, con người cá nhân nghiệm sinh sự tồn tại và ý nghĩa của tồn tại. Dường như lúc gởi thân vào chốn bụi hồng, con người phải lo đối phó với những lo toan đời thường nên ít có dịp để nhìn lại mình và bình phẩm thế nhân.