THỂ LOẠI VÀ NGÔN NGỮ THƠ LÝ BẠCH
3.2. Ngôn ngữ thơ Lý Bạch
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, là hiện thực trực tiếp của tƣ duy. Ngôn ngữ thơ ca được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ đời sống, nhưng người nghệ sĩ đã nghệ thuật hoá ngôn ngữ. Nó là một thứ ngôn ngữ hình tƣợng, vừa chịu sự chi phối của quy luật ngôn ngữ dân tộc, thời đại nhƣng đồng thời lại là sản phẩm trực tiếp của ý thức sáng tạo cá nhân. Sự kết hợp giữa cái chung và cái riêng tạo nên đặc sắc về nghệ thuật ngôn ngữ trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả.
Ngôn ngữ thơ Lý Bạch trước hết cũng mang nét chung của tư duy nghệ thuật ngôn ngữ trung đại Trung Quốc, cũng nằm trong hệ thống tƣ duy nghệ thuật thơ Đường. Nhưng cá tính sáng tạo cực kỳ mạnh mẽ ở Lý Bạch đã tạo cho ông có một giọng điệu ngôn ngữ riêng. Qua khảo sát ngôn ngữ thơ Lý Bạch ở các cấp độ : Câu thơ, từ ngữ và đặc sắc ngôn ngữ, phần này cố gắng khám phá những nét chung và riêng của Lý Bạch ở phương diện ngôn ngữ nghệ thuật.
3.2.1. Câu thơ
Những kiểu câu cơ bản của ngôn ngữ đời sống nhƣ câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến... vẫn là những kiểu câu phổ biến trong thơ nói chung và thơ Lý Bạch nói riêng. Khảo sát 961 bài thơ của Lý Bạch, không có gì lạ khi số lượng câu trần thuật chiếm vị trí chủ yếu. Suy cho cùng, thơ ca cũng hướng đến việc chuyển tải một sự việc, một trạng thái tinh thần con người để thông báo với người đọc. Trong câu trần thuật, các quan hệ tư duy ngữ pháp như quan hệ điều kiện (nếu ... thì), quan hệ nhân quả (vì ... nên); quan hệ nhượng bộ ( tuy... nhƣng), quan hệ tăng tiến (càng... càng)... đều xuất hiện với tần số cao. Do cấu trúc ngôn ngữ của thơ, đặc biệt là tính kiệm lời trong thơ Đường luật, những từ quan hệ này có thể đƣợc tỉnh lƣợc nhƣng mạch ngầm về ý nghĩa của câu thơ dễ dàng cho phép người đọc khôi phục chúng trong quá trình tiếp nhận. Chúng tôi xin được lược qua hình thức phổ biến này và hướng sự chú ý của mình đến ba loại câu tương đối đặc thù trong thơ Lý Bạch : nghi vấn, cảm thán và cầu khiến với hai lý do : Sự xuất hiện của các loại câu này khá nhiều nếu so với các nhà thơ cùng thời; Cách thức sử dụng và hiệu quả thẩm mỹ của chúng cũng có những đặc sắc riêng.
3.2.1.1. Câu nghi vấn
Không thoả mãn với hiện thực xã hội, cũng không thoả mãn với chính mình, Lý Bạch luôn muốn khám phá, muốn lý giải những bí ẩn của vũ trụ, của tâm hồn và những nghịch cảnh trong cuộc sống. Có 528 lần Lý Bạch sử dụng đại từ nghi vấn, nhiều nhất là hà (220 lần), thuỳ (105 lần), khởi (55 lần), an (91 lần); còn lại là yên năng, yên khả, ná đắc, ná kham, ná khả, cự...
Đại từ nghi vấn thuỳ (ai ?) xuất hiện bình quân 9 bài/ lần. Sống giữa nhân quần xã hội nhƣng nhân quần và Lý Bạch không hiểu đƣợc nhau, thậm chí đối lập về cách nhìn đời, nhìn người... Có lẽ ông cũng đã suy tư nhiều về vấn đề này. Ở
phương diện lý tính, Lý Bạch muốn tự mình chiêm nghiệm mọi lẽ hưng phế, được mất của cuộc đời, của con người. Cổ nhân, kim nhân, ai là người chỉ gặt hái thành công mà không một lần thất bại : “Cổ lai thánh hiền nhân, nhất nhất thuỳ thành công?” (Cổ phong 28); Bình Nguyên Quân vang bóng một thời với ba nghìn thực khách nay còn ai lưu danh ? : “Toà khách tam thiên nhân, Vu kim tri hữu thuỳ?”
(Hàm Đan Nam đình quan kỹ)... Hiền nhân, quân tử, vua chúa ai mà không chôn vùi theo năm tháng :
“Thiên tử long trầm Cảnh Dương tỉnh, Thuỳ ca Ngọc thụ Hậu đình hoa ?”
(Long thể thiên tử đã chìm ở giếng Cảnh Dương, Ai còn ca khúc “Ngọc thụ Hậu đình hoa” ?)
(Kim Lăng ca tống biệt Phạm Tuyên)
Kim Lăng vốn là kinh đô thời Nam Triều, Trần Thúc Ngọc (Hậu Chủ) hoang dâm vô độ, sai chọn những bài thơ diễm lệ nhất để phổ thành những khúc ca diễm tình nổi tiếng đương thời như khúc “Ngọc thụ Hậu đình hoa”, “Lâm xuân lạc”... [99, tr.2251]. Nay Kim Lăng đã hoang tàn, Hậu Chủ cũng đã chôn vùi thân xác dưới lòng giếng, thế ai là người hát những khúc ca diễm tình ấy? Những câu hỏi ai? xoáy sâu vào tâm khảm Lý Bạch : Cuộc đời này không còn người hiền như Sào Phủ, Hứa Do thì ai có thể phân định đƣợc đâu là thánh hiền, đâu là đạo tặc ? (Cổ phong 24); Ai là người thấu hiểu được hoài bão chính trị của ông :
“Dục hiến kinh tế sách, Thử tâm thuỳ kiến minh ?”
(Muốn dâng kế sách cứu đời, Tấm lòng này ai có thể thấy rõ ?)
(Nghiệp Trung tặng Vương Đại khuyến nhập Phương Thạch môn u cư)
Một vài ví dụ khác cho thấy một Lý Bạch trơ trọi gữa cuộc đời :
“Ai biết đƣợc lúc rồng đang ẩn mình, Ngâm nga nỗi sầu tóc bạc dài dằng dặc ?”
(Nam đô hành)
“Một mình lên núi cao vọng chín châu,
Muốn ca khúc “Dương xuân”, ai là người hoạ theo?”
(Đáp Đỗ tú tài Ngũ Tùng sơn kiến tặng)
“Muốn đi về Giang đông,
Định sẽ uống rƣợu cùng với ai?”
(Trùng ức nhất thủ)
Với sự xuất hiện dày đặc của những câu hỏi thuỳ ?, một lần nữa chứng minh rằng, Lý Bạch không thể từ bỏ đƣợc cuộc đời, ngƣợc lại càng vẫy vùng, ông càng bị cuốn vào dòng chảy của nó để mà uất ức, ngạo nghễ, bất lực, cô đơn, hi vọng, đợi chờ... Điểm này ở Lý Bạch khác với Vương Duy. Vốn không bận tâm lắm với cuộc đời, Vương Duy cũng chẳng quan tâm đến việc được lý giải hay không, do vậy thuỳ xuất hiện cực ít (22 lần trong tổng số 438 bài thơ), trong đó quan tâm chủ yếu của Vương Duy đối với thế nhân là hướng họ về cái thú thanh nhàn hơn là bận bịu trong vòng thế tục : “Cô gái nhà ai đang chiết dương liễu ?” (Tảo xuân hành);
“Ai là người hiểu được kẻ làm khách ở chốn lều cỏ ?” (Du Ngộ chân tự)...
So với thuỳ, đại từ nghi vấn hà (nào ?, thế nào?) có tần số xuất hiện lớn hơn hai lần (4,5 bài/lần), đồng thời cũng mang nhiều nội hàm hơn. Trong không gian, con người nhận ra sự tồn tại hữu hạn của mình, cho nên trong không gian ly biệt, lữ thứ, con người cho dù có xác định điểm đến hay không cũng đều được cảm nhận ra đi là đi vào nơi vô định với hà xứ, hà chi, hà khứ... Từ Giang Tây tiễn bạn đi La Phù, ngay đầu đề đã xác định điểm rời và điểm đến nhưng con người vẫn gửi sự phấp phỏng vào trời đất: “Lưu lãng tương hà chi” (Lưu lạc rồi sẽ đi về đâu ? - Giang Tây tống hữu nhân chi La Phù). Cuộc sống vẫn ôm ấp trong lòng nó nhiều niềm vui nhưng nhiều hơn vẫn là nỗi sầu, cũng có những cuộc ra đi đầy phong lưu
nhƣng cũng không ít nỗi khổ vì không tìm đƣợc một chỗ cố định khi bị vứt khỏi cuộc đời. Cho nên mới có một chàng công tử xem cuộc đời lãng du là một cách kiếm tìm hạnh phúc (Thiếu niên hành), cũng có một Lý Bạch mãi mê với những cuộc “dạ du” mà không biết nơi nào là tốt nhất : “Hà xứ dạ du hảo” (Du Thu Phố Bạch cảm bi bài 1)... Nhƣng với những thân phận nhỏ bé, đau khổ thì không phải thế. Họ thường bàng hoàng, chới với trong không gian :
“Kim nhật thiếp từ quân, Từ quân khiển hà xứ ?”
(Ngày nay thiếp rời chàng,
Rời chàng thiếp trôi giạt về đâu ?) (Khứ phụ từ)
Người phụ nữ bị ruồng bỏ “không oán vì chàng bỏ thiếp, oán vì duyên số của mình” nhìn quãng đời, quãng đường còn lại “gia đình đã tan tác” mà rùng mình khiếp sợ. Cũng như thế, khổng tước một lần rời tổ ấm cũng không thể biết nơi đâu là chỗ náu mình (Lương giang chủ nhân qui). Tương ứng với nỗi sợ hãi về không gian ấy là một cảm giác mù mờ, vô định về thời gian với hà thời, hà niên, hà nhật...
Con người - kể cả chủ thể trữ tình hay nhân vật trữ tình trong thơ Lý Bạch trong mọi hoàn cảnh đều nhìn về tương lai bằng một cảm giác hết sức mơ hồ (đây là cảm quan chung về thời gian của người xưa). Hiện thực cuộc sống chi phối đến mơ ước:
“Hà nhật bình Hồ lỗ,
Lương nhân bãi viễn chinh ?”
(Bao giờ dẹp yên giặc, Cho chàng khỏi xông pha ?)
(Tử dạ Ngô ca, bài 2, Tương Như dịch thơ) Mơ ƣớc, đợi chờ, hy vọng... đủ tâm trạng nhƣng thời gian là không xác định, mơ hồ : “Trường An như trong mộng, ngày nào được quay về ?” (Tống Lục phán quan vọng Tỳ Bà giáp); “Từ lúc chia tay bao giờ thấy nhau ? Tương tư nghe vượn
kêu đêm” (Biệt sơn tăng); “Ngày nào cùng chén rƣợu, gặp lại nói tâm tình” (Ngụy quận biệt Tô Minh phủ nhân Bắc du)...
Ngoài phương diện biểu thị một nhận thức mơ hồ về không gian, thời gian, hà kết hợp với tính từ hoặc động từ để biểu thị sự trăn trở của con người đang đi tìm đáp số cho cuộc đời : hà ý ?, hà khổ ?, hà ngôn ? hà sầu ? hà ích?, hà oán?, hà tích?, hà tàm?... Một số kết hợp với danh từ lại biểu thị thế giới sự kiện, vật chất nhƣ hà sự?, hà nhân?... Một số kết hợp khác nhằm ý so sánh nhƣ hà tự?, hà như?, hoặc nhằm ý phủ định nhƣ hà tất?, hà dụng ?...
Cũng nhƣ hà, đại từ nghi vấn an ? (sao, nào, đâu ?) có phạm vi kết hợp khá rộng rãi. Trong 91 lần xuất hiện, an kết hợp nhiều với tại hoặc cả với ngữ khí từ tai để làm thành câu nghi vấn biểu thị sự tồn tại :
“Tương vương vân vũ kim an tại ?”
(Mây mưa Tương vương giờ ở nơi nào?) (Tương Dương ca)
“Tích nhân an tại tai ?”
(Người xưa ở nơi nào ?) (Đối tửu)
An cũng kết hợp với túc để thành an túc và kèm theo đó là một động từ hoặc tính từ làm thành một câu phản vấn nhằm biểu hiện một thái độ nhân sinh nhƣ an túc bi, an túc luận, an túc trân... và thường là dạng câu có ý nghĩa phủ định một sự thật :
“Đại thánh do bất ngộ, Tiểu nho an túc bi ?”
(Bậc đại thánh còn không có cơ hội, Kẻ tiểu nho (nhƣ ta) có gì đáng buồn ?)
(Thư hoài tặng Nam lăng Thường tán phủ)
An còn kết hợp với những động từ năng nguyện (nhƣ năng, khả), để hình thành câu nghi vấn có nghĩa chung là sao có thể ? nhƣ : “An năng tồi mi chiết yêu sự quyền qúy ?” (Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt); và nhiều hơn là an khả, nhƣ
“Phú quý an khả cầu?” (Phú qúy sao có thể cầu đƣợc - Tặng Thôi Lang trung Tông Chi); “Lộ viễn Tây quy an khả đắc ?” (Đường xa sao về được phía tây ? - Lương viên ngâm)... Có 25/91 lần an và đắc kết hợp, lúc này câu nghi vấn biểu thị một nguyện vọng, một ước muốn và thường là vượt qua năng lực thực tế. Chẳng hạn :
“Sao có đƣợc tài thiện xạ của Hậu Nghệ ?”
(Kinh loạn ly hậu...)
“Sao có đƣợc kiếm chọc trời xanh ?”
(Lâm giang Vương tiết sĩ ca)
“Sao mọc đƣợc lông cánh ?”
(Du Thái Sơn kỳ 4)
“Sao được quấn quít mãi với thái dương ?”
(Nhật xuất nhập hành)
Có 19/25 lần, an đắc là những ƣớc mơ vƣợt ra ngoài sự hữu hạn của con người như thế trong thơ Lý Bạch.
Câu phản vấn với đại từ khởi cũng khá nhiều trong thơ Lý Bạch làm chức năng cường điệu một vấn đề thuộc về nhận thức hoặc một hành động trong thực tiễn. Chẳng hạn, nhận thức về sự biến đổi của thời gian ;
“Niên mạo khởi trường tại ?”
(Dung mạo há tồn tại lâu dài ?) (Cổ phong 11) Hoặc là một thái độ đối với thời cuộc :
“Nhân sinh đạt mệnh khởi hạ sầu ?”
(Đời người lúc mệnh đạt há buồn ?) (Lương Viên ngâm)
Không dưới 150 lần Lý Bạch sử dụng câu nghi vấn ở liên cuối hoặc câu cuối của bài thơ thay cho lời kết, tạo sức vang về một sự liên tưởng, cũng tạo một ấn tượng mạnh cho người tiếp nhận. Chẳng hạn, trong Thiếp bạc mệnh, 14 câu đầu Lý Bạch dùng toàn bộ cho việc biểu hiện thế giới nội tâm của người cung nữ bị thất sủng : hoài vọng quá khứ, cảm thán hiện tại... và ở hai câu cuối bật lên thành một câu hỏi :
“Dĩ sắc sự tha nhân, Năng đắc kỷ thời hảo ?”
(Lấy nhan sắc thờ phụng người khác, Có thể đắc ý đƣợc bao lâu ?)
Đây là một câu hỏi, đồng thời cũng là một kinh nghiệm thực tiễn có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Nét đặc sắc này ở Lý Bạch còn có ở Hành lộ nan số 3, Tiền hữu tửu trung hành, Thụ trung thảo, Thiếu niên hành, Tử dạ Ngô ca, Ba nữ từ... toàn là những câu hỏi chất đầy tâm trạng xót mình, xót người, xót cho cả thế nhân gởi vào thiên thu, gởi đến tất cả mọi thời đại, mọi thế hệ. Cho nên, với ý kiến cho rằng, hình như con người đời Đường vì đã nắm bắt được mọi qui luật của vũ trụ nên họ không vướng mắc điều gì, không ưu tư, không chìm đắm trong thế giới hữu hạn... cho nên chẳng có gì (T.T.H nhấn mạnh) để hỏi trời, hỏi đất, hỏi người... là không hoàn toàn chính xác, ngược lại, quá nhiều điều cần phải hỏi, ít nhất là trong trường hợp Lý Bạch.
3.2.1.2. Câu cảm thán
Câu cảm thán cũng tương đối nhiều trong thơ Lý Bạch (97 lần), bình quân 10 bài/lần. Nhận diện câu cảm thán thường căn cứ vào 3 dấu hiệu. Thứ nhất, câu có xuất hiện từ cảm thán nhƣ hi, hồ, y, hu, tai... Thứ hai, có sự xuất hiện của hà, ngoài chức năng làm đại từ nghi vấn, phản vấn ra, còn đảm trách chức năng là phó từ cảm thán khi kết hợp với một hình dung từ (tính từ), trường hợp này nó tương
đương với thán từ đa ma (sao mà...) trong tiếng Hán hiện đại. Thứ ba, căn cứ vào nội dung biểu đạt của câu thơ.
Trường hợp thứ nhất trong thơ Lý Bạch không nhiều, không quá 20 câu có xuất hiện từ cảm thán, kể cả những trường hợp lặp lại nhiều lần như “Tiếu hĩ hồ”
(Tiếu ca hành) và “Bi lai hồ” (Bi ca hành), một ít trường hợp có tai nhưng lại có ý nghĩa nghi vấn nhiều hơn. Những thán từ hi, hồ, hu, tai... thường xuất hiện trong lúc con người đối diện với sự hùng vĩ của đất trời (6 lần). Chẳng hạn, cực tả cái gian hiểm của đường xứ Thục (Thục đạo nan), ngay câu thơ đầu đã xuất hiện hàng loạt từ cảm thán :
“Y hu hi ! Nguy hồ cao tai !”
(Ôi ghê thay ! Nguy hiểm mà cao thay !)
Trường hợp này còn có ở Vọng Lư sơn bộc bố số 1, Du Thái Sơn số 1, Kim Lăng ca tống biệt Phạm Tuyên... và Vân đài ca tống Nguyên Đan Khâu tử:
“Tây Nhạc tranh vanh hùng tráng tai !”
(Tây Nhạc cao ngất hùng tráng thay !)
Một ít trường hợp các thán từ trực tiếp bộc bạch sự ta thán đối với thế sự nhƣ trong Tiếu ca hành, Bi ca hành, hoặc :
“Kim nhật tịnh nhƣ thử, Ai tai tín khả liên !”
(Ngày nay cũng nhƣ thế, Chao ôi ! thật đáng thương !)
(Quá Tứ Hạo mộ)
Sự thương cảm của con người đối với thế sự thường được phó từ hà đảm nhiệm. Con người cảm thương với nỗi khổ của đồng loại : “Đà thuyền nhất hà khổ
!” (Kéo thuyền thật khổ quá ! - Đinh đô hộ ca). Lý Bạch thả thuyền trên dòng Lật thuỷ, tưởng nhớ Vương Viêm và cảm thán vì sao người xưa lại lánh đời quá sớm :
“Khí thế nhất hà tảo, Điếu tử bất cập ai!” (Sao lánh đời sớm thế ! Điếu ông không
bi thương - Tự Lật thuỷ đạo khốc Vương Viêm, bài 2)... Trong cảm quan về tồn tại, từ cảm thán hà lại kết hợp với khá nhiều từ điệp âm và tuyệt đại đa số những trường hợp điệp âm này “đều không mô tả cái gì hết, mà chỉ để nói lên cái mênh mông của vũ trụ” (Phan Ngọc) [60, tr.162]. Có đến 19 lần xuất hiện sự kết hợp này . Chẳng hạn:
Hà thương thương : “Thái Bạch thật bao la !” (Thái Bạch hà thương thương
! - Cổ phong số 5).
Hà mạn mạn : “Trời đất thật mênh mông !” (Thiên địa hà mạn mạn ! - Cổ phong số 39)
Hà mang mang : “Bụi trần thật vô biên !” (Sa trần hà mang mang ! - Đăng Kim Lăng Dã thành tây bắc Tạ An đôn).
Hà du du : “Sắc trăng thật dằng dặc !” (Nguyệt sắc hà du du ! - Tự Ba Đông chu hành kinh Cù Đường giáp).
Hà lịch lịch : “Trời xanh sao trong suốt !” (Thanh thiên hà lịch lịch ! - Nghỉ cổ số 1).
Hà tiêu tiêu : “Gió mát thật đìu hiu !” (Lương phong hà tiêu tiêu ! - Giang thượng ký Nguyên lục Lâm Tông).
Hà bàn bàn : “Đèo Thanh Nê sao ngoằn ngoèo đến thế !” (Thanh Nê hà bàn bàn !- Thục đạo nan)...
Một số từ điệp âm còn mang ý nghĩa khác, nhƣ cảm quan về sự ngắn ngủi thoáng chốc của đời người : “Ngày tháng sao mà ngắn vậy !” (Bạch nhật hà đoản đoản - Đoản ca hành); về một phong khí xã hội : “Kết giao thật rầm rộ, rộn ràng”
(Kết giao hà phân phân - Giá khứ Ôn tuyền cung hậu tặng Dương sơn nhân);
Ngoài ra còn có hà huyên huyên (sao mà ồn ào - Tặng Tuyên thành Triệu Thái thú Duyệt); hà đoàn đoàn (Sao mà rậm rịt - Cổ lãng nguyệt hành); hà khu khu (sao mà khiêm nhường - Tặng Trương Tướng Cảo bài 2); hà tảo tảo (Sao mà ầm ĩ - Xuân nhật bồi Dương Giang Ninh cập chư quân yến Bắc hồ cảm cổ tác)...