Giải thích sự giống nhau và khác nhau

Một phần của tài liệu So sánh tục ngữ Việt và tục ngữ Lào (Trang 189 - 194)

Chương 1 TỔNG QUAN VĂN HOÁ - XÃ HỘI VIỆT NAM - LÀO

3.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau

Như đã nói ở chương 2, có ba lý do giải thích nguyên nhân cho các tương đồng trong tục ngữ của hai dân tộc:

- Do đồng quy văn hoá, do trùng kiến, tức là do tính chung nhân loại;

- Do cùng một cội nguồn chung trong lịch sử;

- Do tiếp xúc và giao lưu văn hoá.

Các hiện tượng tương đồng văn hoá trong khu vực Đông Nam Á và ba nước Đông Dương nói chung, Việt Nam- Lào nói riêng do ba loại nguyên nhân nói trên quy định.

3.2.1. Sự giống nhau

Sự giống nhau về nghệ thuật giữa tục ngữ hai nước là chủ yếu vì những nguyên nhân sau đây:

a) Nguyên nhân thứ nhất: Do đồng quy văn hoá, do tính chung nhân loại.

Điều kiện địa lý, tự nhiên và môi trường xã hội Việt Nam và Lào về cơ bản có nhiều điểm giống nhau nên đã tạo nên những phản ứng văn hóa giống nhau của người Việt và người Lào. Trong nguồn tục ngữ của hai dân tộc Việt- Lào xuất hiện sự trùng lặp hoàn toàn, giống nhau đến từng chi tiết không chỉ ở nội dung mà còn ở nghệ thuật. Giọng điệu, cách nói tục ngữ tuy khác nhau nhưng lối nghĩ, quan niệm, tâm lý dân tộc, tư duy nghệ thuật...

của hai dân tộc có nhiều điểm tương đồng. Thêm nữa, tục ngữ hai nước đều là một thể loại quan trọng của văn học dân gian nên giữa chúng vẫn có những điểm chung mang tính thế giới không chỉ giống nhau ở kết cấu, cách gieo vần, nhịp, các yếu tố tỉnh lược mà còn giống nhau ở cách sử dụng các hình thức tu từ.

b) Nguyên nhân thứ hai: Do cùng chung cội nguồn loại hình ngôn ngữ Sự tương đồng về nghệ thuật giữa tục ngữ Việt và tục ngữ Lào trước hết là ở mối quan hệ ngôn ngữ và mô hình ngôn ngữ Việt Mường chung được hình thành trong sự hoà quyện giữa cộng đồng Tiền Việt Mường (một ngôn ngữ Môn - Khơme cổ) với cộng đồng Tày Thái cổ. Do đó, trong tiếng Việt có nhiều từ Tày Thái và đặc biệt là về cấu tạo ngôn ngữ rất giống tiếng Lào. Vì vậy, giữa tiếng Việt và tiếng Lào có mối quan hệ nguồn gốc, chẳng hạn: trong tiếng Tày - Thái khậu (gạo) khậu căm (gạo cẩm), khậu chăm

(gạo chiêm), mương phải (mương phai); hoặc âm cuối - n (ở Mường) đã chuyển sang - i (ở Việt), thì Tày - Thái vẫn giữ - n, thí dụ: lưỡi/lịn, dậy/từn, bay/bin, vui/muồn. Trên bình diện từ vựng ngữ nghĩa, một số lớn từ gốc Thái đã du nhập vào vốn từ vựng tiếng Việt Mường như: động/đông, suối/huội, đường/thang, sắt/lếc, trống/coong, bát/thuội, đũa/thù. Ngoài ra, chúng còn giống nhau ở loại từ kết hợp, thí dụ từ đánh giá của tiếng Việt = (đánh) của tiếng Lào + la kha (giá) của tiếng Lào = tì la kha (đánh giá) của tiếng Lào. Ở Việt Nam và Lào đều có các dân tộc cùng chung ngôn ngữ như người Tày Thái, người Môn Khơme, người Mèo Dao và Tạng Miến. Giữa các dân tộc đó đều có chung một cội nguồn. Người Thái, người Tày đều hiểu được tiếng Lào. Người Khơ Mú ở Lào chính là người Khơ Mú ở Việt Nam.

c) Nguyên nhân thứ ba: Do cùng chung những đặc điểm lịch sử, văn hoá

Đời sống của người Việt và người Lào nhìn chung không có gì cách biệt. Nói cách khác, khi tiếp xúc giao lưu với người Lào, chúng ta không thấy gì cách biệt lớn về về nhân chủng, về tính cách và phong thái giao tiếp...

Trong quá trình tiếp xúc, giao lưu, văn hóa của các dân tộc đã thâm nhập, ảnh hưởng lẫn nhau. Nguồn tục ngữ của hai dân tộc nảy sinh một hiện tượng tự nhiên là có sự vay mượn lẫn nhau.

Như vậy, những nét tương đồng về các yếu tố địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - văn hoá, về nhân chủng và ngôn ngữ giữa người Việt và người Lào đều là cơ sở để tạo nên nhiều nét tương đồng trong tục ngữ nói riêng, trong nền văn hoá giữa hai dân tộc nói chung.

3.2.2. Sự khác nhau

Ngoài tính chung quốc tế về thể loại, tục ngữ hai nước còn có những nét riêng mang tính dân tộc. Điều này thể hiện trên một số bình diện văn hoá, lối nói, lối tư duy, thói quen, tâm lý dân tộc...

Sự khác nhau còn do cơ cấu văn hoá trồng trọt khác nhau. Người Việt mỗi năm phải làm hai vụ. Vụ mùa vốn là vụ chính, vụ chiêm là vụ cưỡng và áp dụng hệ thống thuỷ lợi mương phai có từ cư dân Tày Thái. Người Tày Thái đã biết làm thuỷ lợi đắp phai, đắp thành (lúc đầu chỉ là hình thức sơ khai nhất như be bờ) mà sau này người ta mang xuống đắp đê ở đồng bằng.

Những đặc điểm riêng về kinh tế, văn hoá đã dẫn đến sự khác nhau về hình thức tục ngữ mỗi dân tộc. Thí dụ, tục ngữ Lào không nói đến biển, ít câu về văn hoá ẩm thực, không có kiểu gieo vần loại tiếng thứ mười hai. Người Việt chịu ảnh hưởng và tiếp thu văn hoá Hán, vì vậy, tục ngữ Việt có một phần giống tục ngữ Hán, điều này rất hiếm thấy ở tục ngữ Lào.

Tiểu kết:

Qua những phần đã trình bày ở trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

- Về sự giống nhau

Nghệ thuật tục ngữ Việt và tục ngữ Lào về cơ bản có nhiều điểm giống nhau. Tục ngữ hai nước thuộc loại hình ngôn ngữ đơn âm, đa thanh (cùng có 6 thanh); đều có cả nghĩa đen, nghĩa bóng, có câu một nghĩa (câu chỉ có nghĩa đen hoặc chỉ có nghĩa bóng) và câu đa nghĩa, câu trùng hợp hoàn toàn (cả nội dung lẫn hình thức), câu đồng nghĩa và câu gần nghĩa. Tục ngữ hai nước đều có kết cấu một vế, kết cấu hai vế và kết cấu nhiều vế; đều có kết cấu cân đối và kết cấu lệch; cùng có kết cấu câu đơn và câu phức, trong đó, kết cấu hai vế và kết cấu so sánh (so sánh ngang bằng với nhiều dạng thức, so sánh không ngang bằng với nhiều kiểu câu hoặc so sánh mệnh đề) là dạng kết cấu phổ biến nhất. Cũng có người phân loại tục ngữ theo nội dung, theo chủ đề hoặc theo quan hệ cú pháp. Các tác giả đã dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân loại cấu trúc tục ngữ. Tuy nhiên, tục ngữ Việt có nhiều hình

thức kết cấu (với nhiều kiểu câu, nhiều khuôn hình, nhiều dạng thức...) hơn tục ngữ Lào.

Tục ngữ Việt, Lào đều có những câu không vần, câu có vần (cả vần liền và vần cách, từ vần cách một tiếng đến vần cách bốn tiếng) và vần hỗn hợp; đều có những câu có vần tuyệt đối và vần tương đối. Tục ngữ hai nước đều có cách ngắt nhịp và cách tỉnh lược giống nhau; đều có lối nói giống nhau thông qua các hình thức tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân cách hóa, ngoa dụ, chơi chữ...).

- Về sự khác nhau

Tục ngữ Việt có vần cách năm tiếng (trong nhiều trường hợp lại trùng với hình thức của một câu thơ lục bát) và vần cách sáu tiếng (tuy là rất hiếm) mà tục ngữ Lào không có. Song tục ngữ Lào lại có một số trường hợp vần cách bảy tiếng mà tục ngữ Việt hầu như không có. Đó còn là sự khác nhau ở hình thức kết cấu sóng sáu, sóng bảy đến sóng mười hai của tục ngữ Lào mà tục ngữ Việt không có; là kết cấu dạng “Thà A còn hơn B” hoặc “Thà A chẳng thà B” của tục ngữ Việt mà tục ngữ Lào không có. Người dân mỗi nước lại có lối nói tục ngữ khác nhau do lối nghĩ của họ khác nhau. Tục ngữ Việt sử dụng nhiều phương ngữ và từ Hán - Việt, còn tục ngữ Lào lại dùng nhiều từ Pali Sanskrit. Tuy cùng có 6 thanh, nhưng khác với tiếng Việt, tiếng Lào chỉ ghi hai thanh trực tiếp. Đối với những thanh còn lại, tiếng Lào dùng phụ âm cao, thấp, trung bình để ghi dấu thanh. Đây cũng là điểm khác biệt giữa tiếng Lào và tiếng Việt.

Một phần của tài liệu So sánh tục ngữ Việt và tục ngữ Lào (Trang 189 - 194)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)