Bài 21 : MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH.
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
- Nắm được những đặc điểm cơ bản của đới lạnh - Biết được sự thích nghi của sinh vật ở đới lạnh 2. Kĩ năng :
- Xác định vị trí đới lạnh .
- Đọc, phân tích bản đồ và ảnh địa lí, đọc biểu đồ khí hậu đới lạnh . 3. Thái độ :
- Có thái độ yêu thích môn học .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên :
- Bản đồ tự nhiên Bắc cực và Nam cực . - Biểu đồ khí hậu tiêu biểu đới lạnh . - Anh các động , thực vật đới lạnh . 2. Học sinh :
- Sách giáo khoa .
III- Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ :
- Trình bày hoạt động kinh tế của con người ở đới hoang mạc ?
- Do đâu diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng ? Biện pháp ngăn chặn, cải tạo hoang mạc . 2. Bài mới :
- Đ i l nh có v trí g n c c và đ c coi là x s c a b ng tuy t, khí h u r t kh c nghi t và hoang ị . Trên ự lệ thuộc vào tự nhiên , con ư ở trình độ cao gọi là đô thị . Trên ủa con người . Càng thoát khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên , con ật độ dân số , tháp tuổi , đô thị . Để củng cố ắc thái thiên nhiên , ệ thuộc vào tự nhiên , con v ng .Cho đ n nay đ i l nh v n còn nhi u đi u bí n . Bài h c hôm nay chúng ta cùng khám phá v môiắc thái thiên nhiên , % ề dân số , mật độ dân số , tháp tuổi , đô thị . Để củng cố ề dân số , mật độ dân số , tháp tuổi , đô thị . Để củng cố ẩm . ề dân số , mật độ dân số , tháp tuổi , đô thị . Để củng cố tr ng đ i l nh .ười . Càng thoát khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên , con
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản
+ Hoạt động 1: Đặc điểm của môi trường ( 20 phút) - Quan sát bản đồ tự nhiên Bắc cực , Nam cực
- Giới thiệu 2 điểm cần chú ý : đường vòng cực được thể hiện trong vòng tròn nét đứt màu xanh thẫm ; Đường ranh giới đới lạnh là đường nét đứt màu đỏ trùng đường đẳng nhiệt 10 0C tháng 7 ở bắc bán cầu, 100C tháng 1 ở Nam bán cầu .
- Xác định ranh giới của môi trường đới lạnh .
- Quan sát hình 21.1, 21.2 điểm khác nhau giữa môi trường đới lạnh Bắc bán cầu và môi trường đới lạnh ở Nam bán cầu ?
- Quan sát hình 21.3. Đọc biểu đồ khí hậu tìm diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của đới lạnh .
1. Đặc điểm của môi trường :
- Vị trí : Trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực .
- Thảo luận 4 nhóm - 4’
+ Nhóm 1,2 : Nêu diễn biến nhiệt độ trong năm ở Honman ( Canađa ) .
+ Nhóm 3.4 :Tình hình lượng mưa trong năm ở Honman ( Canađa ) .
- Gió ở đới lạnh thổi rất mạnh, luôn có bão tuyết vào mùa đông .
- Đọc thuật ngữ : “ núi băng” , “ băng trôi” .
-Quan sát hình 21.4, 21.5 so sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi ?
+ Hoạt động 2: Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường ( cá nhân )( 15 phút )
- Quan sát hình 21.6, 21.7 mô tả 2 cảnh đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Mĩ, Bắc Âu, rút ra kết luận ?
- Thực vật đài nguyên có đặc điểm gì ? Vì sao thực vật chỉ phát triển vào mùa hạ ?
- Quan sát hình 21.8, 21.9, 21.10 kể tên động vật sống ở đới lạnh ? Các động vật trên có đặc điểm gì khác động vật ở đới nóng ? .
- Làm bài tập 4 .
- Giới thiệu thêm tuần lộc, chim cánh cụt và hải cẩu . - Cuộc sống của sinh vật trở nên sôi động phát triển nhộn nhịp vào mùa nào của đới lạnh ? Loại động vật sống địa bàn nào phong phú hơn ? .
- Cho biết hình thức tránh rét của động vật ? .
- Tại sao đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất ? - Tìm sự giống nhau của 2 môi trường hoang mạc lạnh và nóng ?
- Khí hậu :
+ Lạnh lẽo quanh năm .
*Mùa đông dài,nhiệt độ -10-500 C
*Mùa hạ ngắn , nhiệt độ <100C
- Mưa rất ít phần lớn dưới dạng tuyết rơi . ( < 500 mm )
2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường :
+ Thực vật :
- Chủ yếu rêu , địa y
- Có khả năng phát triển nhanh trong mùa hạ ngắn ngủi .
- Cây thấp lùn để tránh gió + Động vật
- Có lớp mỡ dày ( hải cẩu ,.. ) - Có lớp lông dày ( gấu trắng ,.. ) - Có bộ lông không thấm nước( chim cánh cụt ) .
- Sống thành đàn - Di cư để tránh rét - Ngủ đông .
IV. Củng cố - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : Củng cố :
- Cho biết đặc điểm môi trường đới lạnh ? .
- Cho biết sự thích nghi của động vật, thực vật đối với môi trường đới lạnh ? - Học bài trả lời câu hỏi và bài tập sgk .
Dặn dò :
- Chuẩn bị bài 22 : Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh .
+ Quan sát lược đồ hình 22.1 22..2, 22.3 tìm ra hoạt động của con người ở đới lạnh .
+ Quan sát hình 22.4, 22.5 con người đã khai thác và nghiên cứu những gì ở môi trường đới lạnh . + Các vấn đề lớn đặt ra trong việc khai thác kinh tế ở đới lạnh hiện nay .
- Rút kinh nghiệm :
...
...
...
...
Tiết :25
Bài 22 : HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH . I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nắm được các hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh chủ yếu dựa vào chăn nuôi hay săn bắt động vật; thấy được các hoạt động kinh tế hiện đại dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên của đới lạnh ( săn bắt cá voi, săn bắn và nuôi các loài thú có lông và da quý, thăm dò và khai thác dầu mỏ, khí đốt , ....) và những khó khăn trong hoạt động kinh tế ở đới lạnh ..
2. Kĩ năng:
- Đọc, phân tích lược đồ và ảnh địa lí, kĩ năng vẽ sơ đồ.
- Phân tích các mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con người với tài nguyên sinh vật ở môi trường đới lạnh .
- Biết một số vấn đề lớn giải quyết ở đới lạnh: Thiếu nhân lực để phát triển kinh tế, một số loài động vật quý có nguy cơ tuyệt chủng.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết , lược đồ và tranh ảnh về các dân tộc và các hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc , về vấn đề nghiên cứu và khai thác môi trường đới lạnh.
- Phê phán những tác động xấu đến môi trường .
- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực.
3. Thái độ :
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng . II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên :
- Bản đồ kinh tế thế giới hay bản đồ khoáng sản thế giới ( 22.1 phóng to ) . - Ảnh và tài liệu về các thành phố ở đới lạnh, hoạt động kinh tế ở cực . 2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, sưu tầm hình ảnh một số con vật ở đới lạnh.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ :
- Cho biết đặc điểm môi trường đới lạnh ?
- Cho biết sự thích nghi của động vật, thực vật đối với môi trường ? 2. Bài mới:
Bất chấp cái lạnh và băng tuyết, nhiều dân tộc đã sinh sống ở phương Bắc từ hàng nghìn năm nay.
Ngày nay với phương tiện kĩ thuật hiện đại con người đã bắt đầu khai thác các tài nguyên ở vùng cực.
Vậy con người sẽ khai thác những gì ?
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản
+Hoạt động 1 : Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc (Cá nhân )( 20 phút )
- Quan sát màu sắc hình 22.1, cho biết :
+ Tên các dân tộc đang sống ở đới lạnh phương Bắc ? Hoạt động kinh tế chủ yếu ? .
+ Địa bàn cư trú các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi ? Nghề săn bắt ? .
- Tại sao con người chỉ sinh sống ở ven bờ biển của Bắc Âu,
1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc :
- Đới lạnh là nơi ít người sinh sống nhất trên Trái Đất .
- Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc là chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt
Bắc Á, Bắc Mĩ và bờ biển phía nam, phía đông đảo Grơn len mà không sống ở gần cực bắc của Trái Dất hoặc ở châu Nam Cực ? ( Khí hậu rất lạnh và không có nguồn thực phẩm cần thiết cho con người ) .
+ Hình 22.2 mô tả hiện tượng gì ở Bắc Âu ? . + Hình 22.3 mô tả hoạt động gì của con người ?
+ Hoạt động 2 : Việc nghiên cứu và khai thác môi trường ( nhóm )( 15 phút )
- Tuy là đới có khí hậu lạnh nhất Trái Đất nhưng vẫn có nguồn tài nguyên , hãy kể tên tài nguyên ? ( khoáng sản, thú có lông quý )
- Tại sao nhiều tài nguyên nhưng vẫn chưa được thăm dò và khai thác nhiều ? ( Mùa đông kéo dài, khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, thiếu công nhân mà đưa công nhân từ nơi khác đến quá tốn kém, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật hiện đại ……).
- Quan sát hình 22.4, 22.5 hãy mô tả ảnh ?.
- Chia 6 nhóm thảo luận : 3’ .
- Các vấn đề quan tâm rất lớn của môi trường phải giải quyết ngay ở đới lạnh , nóng và ôn hoà ?
+ Nhóm 1,2 : Đới nóng . + Nhóm 3,4 : Đới lạnh . + Nhóm 5,6 : Đới ôn hoà .
- HS: Trình bày - GV: Chuẩn xác
- Giáo dục học sinh bảo vệ đông vật quý và các biện pháp chống các tàu săn bắt cá voi xanh ( Nhật Bản ) của tổ chức hoà bình xanh .( Tích hợp giáo dục môi trường )
và da.
2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường :
- Ngày nay, con người đang nghiên cứu để khai thác tài nguyên ở đới lạnh .
- Hai vấn đề lớn phải giải quyết là thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý .
IV. Củng cố - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Củng cố :
- Kể tên những hoạt động cổ truyền của các dân tộc ở phương Bắc ?
- Đới lạnh có những nguồn tài nguyên nào ? Tại sao cho đến nay nhiều tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác ?
- Làm bài tập 3 . Dặn dò :
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk .
- Chuẩn bị bài 23 : Môi trường vùng núi - Quan sát hình 23.1, 23.2
- Đặc điểm của môi trường ? - Có những dân tộc nào sinh sống ?.
- Rút kinh nghiệm :
...
...
...
...
Tuần :13 Ngày dạy : ……….
Tiết :26