Nhóm nhiên liệu khoáng

Một phần của tài liệu biển đông. t.1, khái quát về biển đông (Trang 79 - 83)

ĐỊA CHẤT VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM VÀ KẾ CẬN

V. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

6. Nhóm nhiên liệu khoáng

Du m và khí đốt t nhiên. Dầu mỏ và khí đốt được hình thành trong các bể trầm tích Đệ tam ở Đông Nam Á và Đông Nam Trung Quốc theo cơ chế tạo rift có hệ thống dầu khí thuận lợi.

Nhiều bể Đệ tam ở Việt Nam đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng

và tài nguyên dầu khí cho từng mỏ và từng bể (Nguyễn Hiệp và nnk, 2005) với các số liệu sau.

Bể Sông Hồng kéo dài từ châu thổ Sông Hồng ra vịnh Bắc Bộ và xuôi xuống Quảng Ngãi. Bể này có tổng trữ lượng và tài nguyên dầu khí dự tính đến 1,1 tỷ m3 dầu quy đổi, chủ yếu là khí, nhưng đến nay mới chỉ có 9 điểm phát hiện khí và dầu có trữ lượng và tiềm năng là 255 triệu m3 dầu quy đổi, trong đó mỏ khí Tiền Hải C, Thái Bình đang được khai thác. Trên lãnh hải Trung Quốc đã phát hiện 5 mỏ khí đốt và 120 điểm lộ khí cho thấy tiềm năng khí khả quan và từ năm 2003 đã bắt đầu khai thác mỏ Dongfang (trữ lượng 99,7 tỷ m3) với sản lượng hàng năm 2,4 tỷ m3 khí lấy từ trầm tích Pliocen và Pleistocen nằm trên các diapia sét.

Bể Phú Khánh đang được tiến hành thăm dò và có biểu hiện ở đầm Thị Nại, Bình Định. Tuy chưa có lỗ khoan thăm dò, nhưng theo tài liệu địa vật lý và đối sánh địa chất, có thể dự báo tiềm năng thu hồi dầu khí khoảng 400 triệu tấn dầu quy đổi.

Bể Cửu Long có trên 10 mỏ dầu khí đã được thăm dò và khai thác trong 30 năm qua. Bể có tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí thu hồi là 800-850 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó đã phát hiện và khai thác khoảng 70%. Đặc biệt, nhiều mỏ dầu khí, như Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông,... có đá chứa là móng granitoi nứt nẻ, vỡ vụn có tuổi Mesozoi muộn và là đối tượng quan trọng nhất của bể này.

Bể Nam Côn Sơn có tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí khoảng 900 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó khí chiếm ưu thế. Đã có 20 điểm lộ phát hiện dầu khí như các mỏ dầu Đại Hùng, các mỏ khí Rồng Đôi, Mộc Tinh, Hải Thạch, Thiên Nga, Lan Đỏ - Lan Tây có trữ lượng và tiềm năng là 215 triệu tấn dầu quy đổi. Ngoài ra, tiềm năng chưa phát hiện có thể đạt đến 680 triệu tấn dầu quy đổi.

Bể Malay - Thổ Chu giáp với các bể Pattani ở phía Tây và Penyu, tây Natuna ở đông nam. Phần diện tích trên thềm lục địa Việt Nam giáp Malaysia của bể này có các nhóm mỏ dầu khí dọc Kim Long, Cá Voi - Ác Quỷ, U Minh - Phú Tân - Khánh Mỹ, Đầm Dơi - Hoa Mai - Năm Căn - Ngọc Hiển. Phần chồng lấn vùng Thỏa thuận thương mại - CAA (Commercial Arrangement Area) Bunga Pakma - Orkid - Kekwa - Raya giữa Việt Nam và Malaysia có tiềm năng khí thu hồi đạt đến 1,9 TCF (54 tỷ m3 khí). Nhìn chung, bể Malay - Thổ

Chu không phải chỉ có toàn các mỏ dầu, mà còn có nhiều tụ khoáng khí rất lớn, có tổng trữ lượng khí tại chỗ dự tính trên 60 TSCF.

Bể Tư Chính - Vũng Mây, tài nguyên dầu khí bể này có nhiều đánh giá khác nhau, trong đó Chương trình VITRA-1 cho tiềm năng của bể có thể đạt tới 800-900 triệu tấn dầu quy đổi, còn CONOCO và PIDC đánh giá 3 cấu tạo triển vọng trong bể có thể đạt 630-600 triệu tấn dầu quy đổi, hoặc 10 TCF (285,7 tỷ m3) đến 30 TCF (857,1 tỷ m3) nếu là khí.

Nhóm bể Trường Sa phân bố trên diện tích rất rộng lớn, nhưng việc điều tra, thăm dò còn hạn chế. Tiềm năng dầu khí dự báo của nhóm bể này khoảng 3.330-680 triệu tấn dầu quy đổi.

Bể Hoàng Sa mức độ điều tra còn rất thấp. Tiềm năng dầu khí dự báo thu hồi khoảng 7 TCF (198 tỷ m3), chủ yếu là khí.

Về phía đông bắc Biển Đông có các bể Đệ tam chứa dầu khí như Zhujiang Kou (Cửa Châu Giang), bắc vịnh Bắc Bộ, đông nam Hải Nam, Trung Quốc, cũng như ở phía Nam có các bể Pattani, Malay - Thổ Chu, tây Natuna, đông Natuna, Sarawak, Sabah, Palawan, Minđoro,... thuộc các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin,... trong đó nhiều bể đã và đang được thăm dò, khai thác.

Đá du, tụ khoáng đá dầu Đồng Ho ở bể Đệ tam Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã được thăm dò sơ bộ, có tổng trữ lượng và tài nguyên là 4.204 ngàn tấn. Đá dầu ở đây có nhiều đặc tính lý hóa giống với một số biểu hiện dầu ở vùng Bạch Long Vĩ và bể Sông Hồng.

Hydrat methan (theo Nguyễn Biểu và Vũ Trường Sơn, 2008).

Biển Đông Việt Nam và kế cận có tiềm năng tìm kiếm hydrat methan. Đây là biển nửa kín có diện tích mặt nước 3.400.000km2, độ sâu trung bình trên 1.000m, nơi sâu nhất 5.016m, thềm lục địa khá bằng phẳng, sườn lục địa có địa hình phức tạp với nhiều đặc điểm thuận lợi cho quá trình hình thành hydrat methan. Phân tích cấu trúc địa chất, tích tụ trầm tích và khí hậu Kainozoi muộn cho thấy Biển Đông có khả năng sinh khí lớn, nhiệt độ đáy biển thấp (1-5oC), gradien địa nhiệt vừa phải (14-76oC/km, trung bình 35oC/km) là điều kiện lý tưởng thành tạo hydrat methan (xem sơ đồ phân bố các vị trí phát hiện tiềm năng hydrat methan của Ginsburg, 1998). Những khảo sát địa vật lý, địa hóa bước đầu đã có thể vạch ra các tiêu chí tích tụ hydrat methan như mặt phản xạ mô phỏng đáy biển (BSR), sự suy

giảm hàm lượng ion Clo trong nước lỗ hổng và dị thường hàm lượng methan. Các đặc điểm này cho thấy Biển Đông là một đối tượng tìm kiếm hydrat methan.

Hình 7: Các vị trí có tiềm năng tìm kiếm Hydrat methan (Ảnh viễn thám của Ginsbueg, 1998 )

Vùng I: Vùng biển sườn và chân lục địa bắc Biển Đông. Vùng II: Vùng đông bắc Red bank. Vùng III: Vùng đông bể Nam Côn Sơn. Vùng IV: Vùng đông Quy Nhơn

- Phú Khánh. Vùng V: Vùng quần đảo Hoàng Sa

Quanh Biển Đông trong giai đoạn cuối Kainozoi đã cung cấp khối lượng rất lớn trầm tích giàu vật chất hữu cơ tích tụ ở rìa biển.

Nghiên cứu các tuyến địa chấn cho thấy ở sườn lục địa phát triển các kiểu trầm tích của dòng chảy do trọng lực, kiểu chân sườn là những bẫy hay bồn chứa hydrat methan tự nhiên. Các khối trầm tích dòng chảy có thể đáp ứng cơ bản vật liệu cần thiết của hydrat methan tự nhiên. Độ sâu cần tìm kiếm trên 1.000-1.200m. Nhờ có cấu tạo phức tạp của sườn lục địa nên sự kết hợp các tướng tích tụ tạo nên sự bền vững cho hydrat methan. Bước đầu có thể dự báo được 5 vùng có tiềm năng hydrat methan (hình 7).

Nhóm than khoáng gm:

Than anthracit, bể trầm tích chứa than Quảng Ninh có tuổi Trias muộn kéo dài đến rìa tây bắc vịnh Bắc Bộ, chứa hàng chục vỉa anthracit chất lượng tốt, trữ lượng lớn. Nhiều mỏ trong bể này đã được khai thác trên 100 năm qua, và hiện nay vẫn được tiếp tục thăm dò và khai thác, cho sản lượng khoảng 20 triệu tấn một năm.

Trong phần Đông Bắc của bể có các mỏ và nhóm mỏ như Kế Bào, Cẩm Phả, Hòn Gai có tổng tài nguyên trên 4,4 tỷ tấn anthracit, trong đó trữ lượng các cấp đạt đến 2,2 tỷ tấn.

Than lignit, các bể trầm tích Đệ tam ở Việt Nam trên đất liền cũng như ngoài thềm lục địa thường chứa các vỉa hay thấu kính lignit có tiềm năng lớn, mới được phát hiện qua các lỗ khoan thăm dò dầu khí, nhưng chưa tính được tài nguyên đáng tin cậy. Phần tây bắc của bể Sông Hồng và võng Hà Nội có tổng tài nguyên lignit dự tính đến hàng trăm tỷ tấn nằm ở độ sâu từ vài trăm đến vài ngàn mét. Các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu cũng có triển vọng lớn.

Than bùn, một số điểm than bùn đã được phát hiện rải rác ở các vùng ven biển. Đặc biệt, một số tụ khoáng than bùn được thành tạo ở đồng bằng ven biển miền Nam Việt Nam, như Năm Căn, U Minh, có tổng trữ lượng và tài nguyên đến 300 triệu m3, có thể dùng làm năng lượng, hóa chất và phân bón.

Một phần của tài liệu biển đông. t.1, khái quát về biển đông (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(316 trang)