ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI SINH VẬT BIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu biển đông. t.1, khái quát về biển đông (Trang 196 - 200)

Hoạt động điều tra nghiên cứu sinh học - sinh thái biển Việt Nam được bắt đầu sớm nhất, ngay từ năm 1930 và được tiến hành liên tục trong suốt 70 năm qua. Đặc biệt sau khi nước nhà giành được độc lập, quan hệ hợp tác quốc tế mở rộng hơn đã tạo điều kiện triển khai mạnh công tác điều tra khảo sát trên toàn vùng biển Việt Nam, với sự tham gia của lực lượng khoa học biển trong cả nước và sự hợp tác với nước ngoài. Các kết quả nghiên cứu có nội dung ngày càng được mở rộng hơn và với trình độ nghiên cứu ngày càng được nâng cao hơn. Cho tới nay, tuy còn chưa thật đầy đủ, song đã cho ta có được những hiểu biết cơ bản về đa dạng sinh học cũng như tiềm năng nguồn lợi sinh vật của biển Việt Nam.

I. ĐẶC TRƯNG KHU HỆ SINH VẬT VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Đa dạng sinh học biển Việt Nam thể hiện rõ ở cả sự phong phú đa dạng của khu hệ sinh vật biển nhiệt đới (sinh vật phù du, sinh vật đáy, cá biển, động vật ngoài cá, rong biển) và cả ở sự đa dạng của các hệ sinh thái biển nhiệt đới tiêu biểu (rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô, vùng triều cửa sông, đầm phá ven biển).

1. Sinh vật phù du

Tổng hợp các kết quả điều tra nghiên cứu về sinh vật phù du ở vùng biển Việt Nam từ 1959 tới nay, có thể cho biết được về thành phần loài, số lượng, đặc tính phân bố ở các khu vực biển và trên toàn Biển Đông. Trên toàn vùng biển Việt Nam đã thống kê được

537 loài thực vật phù du thuộc 4 ngành tảo kim (Silicoflagellata) có 2 loài, chiếm 0,37%, tảo lam (Cyanophyta) có 3 loài, chiếm 0,56%, tảo giáp (Pyrrophyta) có 184 loài, chiếm 34,26%, tảo silic (Bacillariophyta) có 348 loài, chiếm 64,8%.

Ở vịnh Bắc Bộ đã thống kê được 318 loài (chiếm 59,28%) và ở vùng biển phía Nam (biển miền Trung, Đông và Tây Nam Bộ) có 468 loài (chiếm 87,15% trong tổng số loài). Qua những số liệu trên, có thể nhận định, thành phần loài thực vật phù du ở vùng biển phía nam phong phú nhất, trong đó nhóm tảo Silic chiếm ưu thế về thành phần loài. Về động vật phù du, trên toàn vùng biển Việt Nam đã thống kê được 657 loài, không kể động vật nguyên sinh và trứng cá, cá bột (Ischyoplankton), trong đó ở vịnh Bắc Bộ đã phát hiện 236 loài (32,92%) và vùng biển nam Việt Nam là 605 loài (92,08%). Trong thành phần loài động vật phù du, nhóm Giáp xác, trong đó chủ yếu là Copepoda, chiếm ưu thế gồm 398 loài (60,58%), thứ hai là ruột khoang gồm các nhóm Hydromedusae, Siphonophora 102 loài (15,55%), các nhóm khác số loài ít hơn (dưới 10%) trong tổng số loài.

Căn cứ vào đặc tính thích ứng với độ mặn nước biển, có thể phân chia sinh vật phù du ở vùng biển Việt Nam thành các nhóm sinh thái như sau.

Tập hợp loài đặc trưng cho vùng nước lợ cửa sông, với các loài tiêu biểu: Chaetoceros abnormis (tảo Silic), Sinocalanus mystrophorus, S.

laevidactylus, Acartia sinensis, A. bifilosa, Schmackeria gordioides, Pseudodiaptomus marinus (Copepoda).

Tập hợp loài độ mặn thấp đặc trưng cho vùng biển gần bờ với các loài tiêu biểu trong nhóm này là Oikopleura rufescens, O.

longicauda (Protochordata), Euchaeta concinna, Undinula vulgaris, Calanopia thompsoni, Tenaora discaudata, Labidocera bipiunata, L. knoyeri, Centropages furcatus, Tortanus forcipatus (Copepoda), Lucifer hanseni (Decapoda).

Tập hợp loài độ mặn cao vùng biển xa bờ, gồm những loài biển khơi nhiệt đới, đại diện là Chaetoceros messanensis, C. atlanticus, Coscinodiscus lineatus (tảo Silic), Rhinocalanus cornutus, Eucalanus attenuatus, Undinula darwinii, Aetideus bradyi, Candacia pachydactyla, Gausia princes, Gaetanus miles, Euchirell brevis, Scolecithrix danae, Pontella fera, Paracalanus gracilis (Copepoda).

Sagilta seratodonta, Pterosagitta draco (Chaetogrnatha). Trong tập

hợp loài này, một số loài chỉ phân bố ở độ sâu trên 100m vùng biển khơi như Neocalanus robustior, Gaetanus miles, Eucalanus pileatus, Pleuromamma xiphia, Aetideus armatus, Undeuchaeta plumosa, Megacalanus longicornis.

Tập hợp loài phân bố rộng ở nhiều độ mặn khác nhau, thường thấy ở các vùng giao nhau của 2 khối nước mặn vùng khơi và nước nhạt ven bờ, như các loài Canthocalanus pauper, Eucalanus subcrassus, Paracalanus parvus, Corycaeus speciosus, Undinula vulgaris, Oncaea venusta, Acartia negligens, Oithona plumifera (Copepoda), Lucifer intermedius, L. penicillifer (Decapoda), Chaetoceros coartatus, C. diversus, Planktoniella sol, Coscinodiscus nobilis (tảo Silic).

Tập hợp loài nước ấm ôn đới, có phân bố từ các vùng biển Trung Quốc phía bắc xuống tới cả khu vực phía bắc vịnh Bắc Bộ và có khi thấy cả ở vùng nước trồi phía nam, gồm một số ít loài đặc trưng như Calanus sinicus, Acartia erythraea, Labidocera euchaeta.

Hai tập hợp loài nước nhạt ven bờ và nước mặn vùng khơi là hai tập hợp loài cơ bản của sinh vật phù du biển Việt Nam có diện phân bố rộng và tương đối ổn định trong điều kiện tự nhiên (độ mặn) tương ứng. Các tập hợp loài còn lại có diện phân bố hẹp và ít ổn định hơn do sự biến đổi của vùng nước lợ cửa sông và vùng nưóc giao nhau.

Thực vật phù du ở vùng biển Việt Nam có mật độ bình quân tương đối cao so với các vùng biển lân cận. Biển tây Nam Bộ có mật độ bình quân cao nhất (5.549.000 tế bào/m3), sau đó là vịnh Bắc Bộ (1.926.000 tế bào/m3). Vùng biển miền trung và đông Nam Bộ thấp hơn (437.000 tế bào/m3 và 827.000 tế bào/m3). Ở vịnh Bắc Bộ, số lượng cao vào mùa đông và mùa thu, vào mùa xuân - hè số lượng giảm (hình 24). Ở biển miền trung và đông Nam Bộ chỉ có cực đại vào mùa hè. Thực vật phù du ở biển Việt Nam thường tập trung ở vùng gần bờ, nơi có ảnh hưởng của các dòng nước sông từ lục địa đổ ra, giàu muối dinh dưỡng. Ở vùng nước trồi (biển miền trung và đông Nam Bộ) và nước xoáy (vịnh Bắc Bộ), thực vật phù du cũng phát triển mạnh do muối dinh dưỡng được đưa từ đáy lên tầng nước mặt. Khối lượng bình quân động vật phù du ở biển Việt Nam cũng khác nhau theo các khu vực biển. Vịnh Bắc Bộ và biển tây Nam Bộ có khối lượng lớn nhất (72 và 107mg/m3), còn biển miền trung và đông Nam Bộ thấp hơn (30 và 22mg/m3). Khối lượng động vật phù du lớn nhất ở vịnh Bắc Bộ có nơi

lên tới 917mg/m3 và ở tây Nam Bộ đã có nơi lên tới 1.376mg/m3 (không kể nhóm ruột khoang).

Hình 24a: Phân bố số lượng tế bào thực vật phù du vịnh Bắc Bộ trong mùa gió Tây Nam (Nguyễn Văn Khôi,

1985)

Hình 24b: Phân bố số lượng tế bào thực vật phù du vịnh Bắc Bộ trong mùa gió Đông Bắc (2)

(Nguyễn Văn Khôi, 1985)

Hình 25: Phân bố khối lượng bình quân động vật phù du trong vịnh Bắc Bộ (Nguyễn Văn Khôi, 1985)

Hình 25: Phân bố khối lượng bình quân động vật phù du vào

mùa hạ 1962 ở vịnh Bắc Bộ (Đoàn điều tra Việt - Trung,

1959 - 1962)

Một phần của tài liệu biển đông. t.1, khái quát về biển đông (Trang 196 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(316 trang)