CHƯƠNG IV. LŨ LỤT VÀ DÒNG CHẢY LỚN NHẤT
IX. LŨ LỤT VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
2. Bão lụt các tỉnh duyên hải Miền Trung năm 1999
Trước tiên hãy điểm qua đôi nét về bão: Khắp lãnh thổ Việt Nam trong vòng 100 năm trở lại đây (từ 1891÷1990) đã thống kê được 469 cơn bão nhưng chỉ có 144 cơn bão đổ bộ vào Bắc Bộ còn 325 cơn đổ bộ vào duyên hải Miền Trung.
Như vậy có nghĩa các tỉnh duyên hải Miền Trung phải gánh chịu hơn 69%
tổng số các cơn bão đổ bộ vào cả nước. Trong đó từ 60 ÷ 65% số cơn bão có sức gió mạnh từ cấp 8 đến cấp 12. Nếu tính từ 1891 đến năm 2000, mỗi năm bình quân các tỉnh duyên hải Miền Trung phải gánh chịu bốn cơn bão tàn phá.
Bão Miền Trung thường xuất hiện là bão kép, trận bão sau cách trận bão trước từ 4÷5 ngày, vì vậy nước mưa trận bão trước dội xuống chưa kịp rút thì cơn bão sau lại ập đến làm cho tình hình lũ lụt càng thêm nghiêm trọng. Ví dụ cơn bão kép xảy ra ở Nghệ An năm 1978, ở Phú Yên năm 1993.
Những cơn bão khủng khiếp gần đây đã xảy ra cho duyên hải Miền Trung nhử:
Bão Shirley đổ bộ vào Quy Nhơn 1978
Bão Nancy đổ bộ vào Nghệ Tĩnh 18 -12-1982
Bão Kim đổ bộ vào Thuận Hải năm 1983 làm chết hơn 200 người ở các huyện ven biển
Bão Agnes đổ bộ vào Nghĩa Bình năm 1988 với sức gió cấp 12÷13
Cơn bão Cecil đổ bộ vào Bình Trị Thiên 16-10-1985 làm chết 900 người, 2000 người bị thương, 2000 tàu thuyền bị đắm…
Bão Cecil đổ bộ vào Quảng Nam - Đà Nẵng năm 1989 Đó là những cơn bão có sức tàn phá kinh khủng.
Tai họa từ lũ lụt:
Mưa to, lũ lớn là hệ quả tất yếu của bão
Năm 1964 lũ lịch sử đã xảy ra ở hầu hết các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận
Năm 1968 lũ lịch sử xảy ra trên sông Cả, sông La (Nghệ An, Hà Tónh)
Năm 1980 lũ lịch sử lại xảy ra trên sông Mã (Thanh Hoá)
Năm 1999 lũ lịch sử xảy ra gần như hầu khắp các tỉnh ven biển mieàn Trung.
Hậu quả từ bão lụt gây ra thường phải từ hai đến ba năm sau trên cơ bản mới khắc phục hết được.
(Trừ cơn đại hồng thủy năm 1999 phải 20 năm sau mới có thể khắc phục nổi) Theo thống kê chưa đầy đủ thì hàng năm bão lụt đã làm cho các tỉnh duyên hải Miền Trung:
Ngập úng 120.000 ha lúa. Trong đó có 36.000 ha phải mất trắng
- Thất thu 149.000 tấn thóc
- Tổn thất cho nông nghiệp ước tính 155 tỷ/năm
- Ngành thủy lợi phải bỏ ra hơn 50 tỷ đồng để sửa chữa những công trình thủy lợi do bão lụt phá hoại (Chưa kể đến việc không kịp thời phuùc vuù cho noõng nghieọp)
- Ngành đường sắt có 197 cầu bị uy hiếp
Hàng năm trên tuyến đường sắt Bắc Nam có 144 điểm ngập, có nơi có lúc ngập sâu đến gần 3m, có năm ngập đến 5 ngày, có năm ngập 10 ngày, đem đến cho ngành đường sắt nhiều tổn thất nặng nề.
Đường bộ 1A hàng năm có tất cả 152 điểm ngập với chiều dài 127 km. Có nơi ngập sâu đến 2m như đoạn Hà Trung - Thanh hóa, Quảng Hàu - Hố Xá (Quảng Bình). Nhiều đoạn ở thành phố Huế, Quảng Ngãi, Bình định, Phú Yên, Khánh Hoà… luôn bị ngập
Các đường dây điện thoại, cáp quang bị nhấn chìm trong nước nhiều ngày, có khi gây mất liên lạc hàng tuần
Thiên tai đem lại cho các tỉnh duyên hải miền trung trong vòng 20 năm qua (1980-1999) những tổn thất đau lòng:
5894 người chết 943 người bị thương
Tổng thiệt hại vật chất ước tính 1304 tỷ USD Tổn thất hàng năm do bão lụt đem đến ngày một tăng:
Trước 1980 tổn thất từ 15÷20 tỷ đồng /năm
Giai đoạn 1980 1990 tổn thất 200 tỷ đồng /năm
Giai đoạn 1990 1995 tổn thất 250 tỷ đồng /năm
Riêng trận lụt cuối 1999 thiệt hại ước tính hơn 4000 tỷ đồng.
Có thể nói cơn đại hồng thủy năm 1999 đã đem đến cho nhân dân duyên hải Miền Trung nói riêng và đồng bào cả nước nói chung nỗi đau thương mất mát lớn mà phải nhiều năm sau mới khắc phục được:
700 người chết và mất tích
48967 ngôi nhà bị sụp đổ và cuốn trôi 911700 lớp học tan tành
50506 tàu thuyền bị hư hỏng và mất tích 28779 ha lúa bị ngập úng
Hàng ngàn ha ruộng bị sa bồi lấp kín
Thị xã Tam Kỳ ( Quảng Nam) có 150.000 người sống trong cảnh “Ngàn cân treo sợi tóc” khi hồ Phú Ninh trong cơn nguy khốn sắp vỡ.
Lượng mưa trong 24 giờ tại Huế là 1358mm nghĩa là hơn toàn bộ lượng mưa một năm tại Nha Trang (Khánh Hòa) (1350mm/năm).
Huế đã thực sự chìm nhiều ngày trong nước. Mực nước phá Tam Giang dâng cao hơn mức nước biển 1,5 m, chỉ tới khi bức phá thêm cửa Hòa Duân thì Huế mới vợi bớt ngập chìm. Lũ lụt năm 1999 thực sự chứng minh sự bị động hoàn toàn của chúng ta trước thiên nhiên. (Khi Huế chìm trong biển nước nhưng mọi con đường tiếp viện cho Huế đều bị chia cắt... Cả miền trung nước mắt tiếp tục biến thành soâng …)
Ngoài bão lụt hàng năm Miền Trung còn phải chịu đựng nạn gió cát, gió khô nóng, nước dâng, sóng thần và rét muộn kéo dài. Rõ ràng miền Trung đã phải đối phó quá nhiều với thiên tai, phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên. Từ đó nói lên raèng:
“Các tỉnh duyên hải miền trung đang phải đối phó với một nền nông nghiệp phát triển thiếu bền vững. Chỉ cần một trận lũ như trận lũ cuối năm 1999 cũng đủ sức xóa sạch tất cả những gì mà chúng ta đã xây dựng trong nhiều năm…”
Ông Ngô Yên Thi, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, đã chua chát nhận định raèng:
“Thừa Thiên Huế sau 24 năm xây dựng nay trở về số không. Bao năm xoá đói giảm nghèo, sau cơn lũ này không còn cách gì để xoá nữa” (Báo Công giáo và Dân tộc số 1233 ngày 18-11-1999).
Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy những thiên tai liên quan đến các yếu tố khí tượng thủy văn thường đem đến thiệt hại ít nhất 30 % sản lượng nông nghiệp hàng năm. Riêng ở các nước chậm tiến thì con số thiệt hại còn cao hơn nhiều.
Các tỉnh duyên hải Miền Trung từ Quảng Trị đến Khánh Hoà chiếm 13,3%
diện tích tự nhiên và 10,5% dân số cả nước nhưng chỉ đóng góp được 6,8% tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Mức thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 136 USD /người năm, nghĩa là chỉ bằng 63,5% mức thu nhập bình quân cả nước (214USD). Các tỉnh này là những địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao nhất nước.
(Riêng Huế trận lũ tháng 11 và đầu 12 năm 1999 đã gây ra những thiệt hại vô cùng lớn lao, ước tính tổn thất hơn 1780 tỷ đồng, tương đương 87% giá trị GDP năm 1998. Chỉ tính đến 7-11-1999 Huế đã có 366 người chết)
Có thể nói: “ Huế là nơi hội tụ đầy đủ tất cả những điều kiện bất lợi về thời
tiết và khí hậu của cả nước” (Ngô Yên Thi, Tạp chí Cộng sản, tháng 3-2000 ) Từ những phân tích trên có thể rút ra những kết luận sau đây:
Nhân dân các tỉnh duyên hải miền Trung đã và đang phải đương đầu với một nền nông nghiệp phát triển thiếu bền vững, bởi lẽ sản xuất nông nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên.
Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cơ sở hạ tầng cho miền Trung, đặc biệt là giao thông. Duyên hải miền trung có hai hệ thống đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1 chạy qua. Nếu giao thông miền Trung bị chia cắt cũng có nghĩa là thiên nhiên đã biến duyên hải miền Trung trở thành ốc đảo như trận lũ cuối 1999.
Trong nông nghiệp cần chọn cơ cấu cây con và mùa vụ cho phù hợp nhằm giảm bớt những thiệt hại từ thiên tai đem đến, không nhất thiết nơi nào cũng trồng luùa.
Về lâu dài cần tìm một hướng đi cho phù hợp với điều kiện địa lý miền Trung.
Nông nghiệp là chủ đạo hay công nghiệp? Nông nghiệp, thủy hải sản, du lịch lâm nghiệp…, cái gì kết hợp với cái gì?
Song song với việc xây dựng nhiều hồ chứa để điều tiết lũ, cần phải đầu tư thích đáng cho việc phát triển vốn rừng để hạn chế lũ quét cũng như giảm xói mòn bề mặt lưu vực và bồi đắp các dòng sông, cửa biển.