CHƯƠNG IV. LŨ LỤT VÀ DÒNG CHẢY LỚN NHẤT
IX. LŨ LỤT VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
3. Lũ lụt năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long
Sông cửu long - con sông lớn nhất nước - hàng năm nó ra biển hơn 500 tỷ m3 nước trong đó trên 70% (300÷350 tỉ) tập trung vào ba tháng mùa lũ.
Lũ lụt ở ĐBSCL là kết quả tổ hợp của:
- Luõ Meâkoâng
- Khả năng điều tiết dòng chảy của biển hồ - Nước đệm trong đồng
- Thủy triều biển Đông và biển Tây
- Mưa tại chỗ và sự phát triển cơ sở hạ tầng thiếu quy hoạch đã cản trở dòng chảy.
Trong vòng 75 năm qua tình hình lũ lụt ở ĐBSCL như sau:
- Lũ đầu nguồn lớn nhất vào năm 1961 và 1966
- Lụt lớn nhất vào năm 2000 sau đó là các năm 1978, 1996 - Lũ năm 2000 và 1981 là lũ sớm dị thường (đầu tháng 7)
- Lũ năm 1961 và 1996 là lũ muộn dị thường
- Thường lũ sớm, lũ lớn hoặc lũ muộn dị thường luôn luôn gây nhiều tai hoạ và tổn thất to lớn hơn cả
Sơ bộ nhận định tình hình lũ lụt năm 2000 ở ĐBSCL - Lũ về sớm nhất
- Lụt ở ĐBSCL lớn nhất, bao trùm trên một diện tích rộng lớn và kéo dài nhaát trong 75 naêm qua
Tần suất mực nước đỉnh lũ:
- Tại Tân Châu Hmax đạt xấp xỉ chu kỳ 18 năm
- Tại Cao Lãnh, Mỹ Thuận đạt xấp xỉ chu kỳ 25 và 45 năm - Tại Châu Đốc Hmax đạt chu kỳ 25 năm
- Khu Đồng Tháp Mười Hmax đạt chu kỳ năm 1960 trở lại - Khu Tứ giác Long Xuyên Hmax chưa đạt mốc lịch sử - Lưu lượng lớn nhất diễn biến qua các vùng như sau:
Khu vực 1961 1991 1996 2000
Theo sông Tiền + sông Hậu 36-
950m3/sec 32.400 37100m3/sec
Từ CPC tràn vào Đồng Tháp Mười 2950 6300 8270 13940 Từ Campuchia vào Tứ giác Long
Xuyeân 4230
Như vậy lưu lượng lớn nhất vào ĐBSCL khoảng 55,280m3/sec
- So sánh thiệt hại cơn lũ năm 2000 với một số năm khác Naêm
Thiệt hại 1994 1995 1996 2000
Tỷ đồng (109) 2284 700 2182 4000
Người chết 407 199 217 481
Nhận thức về tác động môi trường tự nhiên lẫn kinh tế xã hội do bão lụt đem đến:
Bão lụt là một hiện tượng thiên nhiên có sức mạnh tàn phá to lớn. Đã là sức mạnh của thiên nhiên thì khó lòng chống đỡ. Ai đã chống được những cơn bão có
sức mạnh lật đổ cả một đoàn tàu hỏa đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho tháng 10-1952.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì từ 1995 đến 2002 thiên tai đã ngốn mất cuỷa Vieọt Nam 1,15 tyỷ ủoõ la.
Hàng năm bão lụt đã mang đến cho nhân dân đất nước ta biết bao đau thương, tổn thất cả về người và của… Vì vậy dự báo càng chính xác thời gian sẽ xảy ra bão lụt và quy mô những hiện tượng thiên tai đó, để tìm cách phòng tránh, khôn khéo tìm cách giảm nhẹ những tổn thất do thiên tai mang đến, là điều mà chúng ta cần phải làm thường xuyên.
Bão lụt là 1 hiện tượng thiên nhiên có sức tàn phá to lớn.
Thực tế cuộc sống nhân loại diễn ra hàng triệu năm qua đã chứng minh điều đó, đừng nuôi ảo tưởng, duy ý chí, áp đặt cho con người một sức mạnh hơn cả thiên nhieân.
Mặt khác, chúng ta cũng cần phải có một cách nhìn toàn diện hơn về tính hai mặt của bão lụt.
Dòng chảy là sản phẩm của khí hậu. Không có mưa to gió lớn thì cũng không có lũ lụt. Bởi vì mưa to là hệ quả của bão hoặc áp thấp nhiệt đới… Từ 70÷80% tổng lượng dòng chảy mùa lũ thường bắt nguồn từ mưa bão, mà dòng chảy sông ngòi lại là tài sản vô giá của đất nước
Dòng chảy lũ lụt mang theo một lượng phù sa to lớn, chính nguồn phù sa màu mỡ này đã góp phần tạo dựng nên những cánh đồng cò bay thẳng cánh ở hạ lưu những dòng sông.
Lũ lụt còn góp phần làm vệ sinh ruộng đồng. Lũ lụt qua đi, tôm cá ở lại trong ruộng đồng, góp phần tạo nên nguồn thực phẩm đa dạng phong phú cho người nông daân.
Lũ lớn quá, kéo dài nhiều ngày quá cũng gây nhiều khó khăn, tổn thất, nhưng không có lũ khó khăn cũng không ít.
Ví dụ, năm 2002 lũ lớn đã cuốn trôi ra biển hơn 90 tỷ đồng của bốn huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
Nhưng năm 2003 lũ không về đã gây cho nông nghiệp tỉnh vùng này không ít khó khăn về sản xuất, thậm chí giá cả những mặt hàng nông sản thực phẩm cũng lên giá. Người nông dân lo mất mùa cho vụ kế tiếp.
Nói tóm lại:
Không có lũ lụt, không có nguồn phù sa màu mỡ do lũ lụt đem đến thì không có ĐBSCL ngày nay.
Thiên nhiên bao đời nay đã góp phần giúp con người tạo dựng nên ĐBSCL, một cánh đồng màu mỡ trù phú, trải dài tít tắp những cánh đồng cò bay thẳng cánh với tôm cá bốn mùa.
Chính sự hào phóng đó của thiên nhiên đã góp phần hình thành nên nhân cách của người Nam Bộ: phóng khoáng, bao dung,…
Vì vậy, phải hiểu tính hai mặt của những hiện tượng tự nhiên để khôn khéo, mềm dẻo sống chung với thiên nhiên thì con người mới có cuộc sống trường tồn và hạnh phúc.
Muốn quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên:
Điều trước nhất là phải hiểu rõ bản chất của những hiện tượng thiên nhiên, phải nắm vững những đặc điểm cơ bản của những tài nguyên đó…, có như vậy chúng ta mới quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên phục vụ cho sự phát triển bền vững cuộc sống con người.
TÍNH TOÁN THỦY VĂN HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HÀNH