Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Bạch Thông
3.1.3.1 Thực hiện việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
Trong những năm qua, Huyện uỷ, HĐND huyện, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong huyện triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước, nên công tác quản lý và sử dụng đất đai của huyện được quản lý chặt chẽ, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đảm bảo phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển cụm công nghiệp đã thu hút nhiều dự án của các tổ chức trong và ngoài tỉnh đầu tư vào huyện, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động địa
phương, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng [41], [42].
3.1.3.2. Quản lý đất đai theo địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;
Thực hiện chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Toàn bộ ranh giới hành chính của huyện đã được rà soát cụ thể theo từng tuyến. Từ năm 1998 đến nay, địa giới hành chính của huyện, các xã được cắm mốc địa giới cố định và bàn giao cho UBND các cấp quản lý.
3.1.3.3. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
a. Công tác lập bản đồ địa chính:
Huyện Bạch Thông đã được Trung ương, tỉnh đầu tư đo đạc lập bản đồ địa chính đến nay được 17/17 xã, thị trấn để phục cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai [35].
b. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện:
Năm 2001, Huyện Bạch Thông đã lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001 - 2010; Năm 2011 đến nay huyện đang tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến 2020.
- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã, thị trấn: Năm 2006, 17/17 xã, thị trấn lập xong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và đã được phê duyệt; Năm 2010 đến nay các xã và Thị trấn trên địa bàn huyện đang lập quy hoạch sử dụng đến 2020.
- Kế hoạch sử dụng đất được xây dựng hàng năm và xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm.
3.1.3.4. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [34].
- Đến nay việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính đã cơ bản hoàn thành, hệ thống sổ sách, hồ sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính, theo dõi biến
động đất đai, theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hoàn thiện ở các cấp trong huyện theo quy định; Nhưng hồ sơ địa chính ở hầu hết các xã, thị trấn còn thiếu đồng bộ, do việc đo đạc lập bản đồ thực hiện qua nhiều năm, dữ liệu cập nhật chưa thường xuyên, biến động đất đai lớn nhưng ít được chỉnh lý hoặc chỉnh lý không kịp thời, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý đất đai trên địa bàn thiếu chặt chẽ và hiệu quả.
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Tính đến 30 tháng 12 năm 2011 tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong huyện đã cấp được 28.703 giấy, trong đó:
+ Đất hộ gia đình, cá nhân: 28.590 giấy.
+ Đất tổ chức: 113 giấy.
3.1.3.5. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai [41].
- Hàng năm các cấp từ xã đến huyện đều thực hiện tốt công tác thống kê đất đai, khai báo biến động sử dụng đất theo đúng quy định.
- Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai theo chỉ thị 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất năm 2005.
- Thực hiện chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh có Quyết định số 3271/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt phương án kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỉnh Bắc Kạn, huyện Bạch Thông đã triển khai kiểm kê đất đai 17/17 xã, thị trấn và hoàn thành vào tháng 6 /2010.
3.1.3.6. Quản lý tài chính về đất đai:
- Thực hiện Luật Đất đai năm 2003; Nghị định của Chính phủ số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất, khung giá các loại đất và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP; các văn bản hướng dẫn của trung ương, huyện Bạch Thông đã tổ chức mạng lưới điều tra khảo sát giá đất, xây dựng và ban hành bảng giá các loại đất tại địa phương để công bố vào ngày 01/01 hàng năm đảm bảo đúng quy định. Đến nay việc thực hiện giá đất
theo Luật Đất đai năm 2003 đã góp phần công khai minh bạch trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai, giảm thất thoát, tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Nhìn chung qua việc thực hiện công tác tài chính về đất đai được đảm bảo, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đúng nguyên tắc tài chính.
3.1.3.7. Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai, việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai.
Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra đất đai, tham gia các đoàn kiểm tra của Tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý và sử dụng đất đai, riêng phòng tài nguyên và môi trường đã thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra việc vi phạm sử dụng đất đai như lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép.
3.1.3.8. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai và giải quyết đơn thư khiếu nại được thực hiện tương đối tốt, đúng pháp luật. Từ năm 2005 đến nay, phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các xã, thị trấn giải quyết 39 vụ tranh chấp đất đai, hiện còn 04 vụ đang tiếp tục giải quyết.
3.1.4 Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 của huyện Bạch Thông 3.1.4.1 Quỹ đất
Tổng hợp số liệu thống kê, kiểm kê năm 2010, năm 2011 của Ngành Tài nguyên và môi trường; Phòng Thống kê huyện Bạch Thông, hiện trạng sử dụng đất của huyện Bạch Thông được thể hiện qua bảng 3.5 và biểu đồ 3.1.
Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2011 của huyện là 54.649,0 ha, được chia thành 17 đơn vị hành chính (16 xã và 01 thị trấn), trong đó:
- Đất nông nghiệp: 50.518,41 ha, chiếm 92,44% diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp: 1.214,88 ha, chiếm 2,22% diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng : 2.915,71 ha, chiếm 5,34% diện tích tự nhiên.
Bảng 3.5: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bạch Thông năm 2011 Loại đất Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích 54649,00 100.00
I. Đất nông nghiệp 50.518,41 92,44
-. Đất trồng lúa 2169,97 3,98
- Đất rừng sản xuất 24935,36 45,63
- Đất rừng phòng hộ 18127,55 33,17
- Đất rừng đặc dụng 3700,00 6,77
- Đất trồng cây lâu năm 880,69 1,61
- Đất nuôi trồng thuỷ sản 98,83 0,18
- Đất nông nghiệp còn lại 606,01 1,10
II. Đất phi nông nghiệp 1214,88 2,22
1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
7,09 0,01
2. Đất quốc phòng 2,67 0,00
3. Đất an ninh 2,60 0,00
4. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 4,41 0,00
5. Đất vật liệu xây dựng 12,27 0,02
6. Đất hoạt động khoáng sản 19,42 0,03
7. Đất di tích lịch sử, danh thắng 1,31 0,00
8. Đất chôn lấp chất thải nguy hại 0,80 0,00
9. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 19,70 0,03
10. Đất có mặt nước chuyên dùng 482,54 0,88
11. Đất phát triển hạ tầng 487,45 0,89
12. Đất phi nông nghiệp còn lại 174,62 0,31
III. Đất chƣa sử dụng 2915,71 5,34
1. Đất bằng chưa sử dụng 741,51 1,36
2. Đất đồi núi chưa sử dụng 2175,74 3,98
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường; phòng Thống kê huyện Bạch Thông)
Hình 3.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Bạch Thông năm 2011 3.1.4.2 Hiện trạng sử dụng các loại đất
3.1.4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp:
Diện tích nhóm đất nông nghiệp toàn huyện hiện có 50.518,41 ha chiếm 92,44% diện tích đất tự nhiên; Bình quân diện tích đất nông nghiệp cho 01 khẩu xã hội là 16.645 m2.
Bảng 3.6 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) đất
nông nghiệp Đất nông nghiệp: 50518,41 100 + Đất trồng lúa 2169,97 4,30 + Đất trồng cây lâu năm 880,69 1,74
+ Đất rừng đặc dụng 3700,00 7,32
+ Đất rừng sản xuất 24935,36 49,36 + Đất rừng phòng hộ 18127,55 35,88 + Đất nuôi trồng thuỷ sản 98,33 0,19 + Đất nông nghiệp còn lại 606,01 1,21
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường; phòng Thống kê huyện Bạch Thông) 92,44
2,22 5,34
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất ch-a sử dụng
Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Bạch Thông a. Đất trồng lúa:
Đất trồng lúa 2.169,97 ha chiếm 4,30% diện tích đất nông nghiệp tập trung ở hầu hết các xã trong toàn huyện nhiều nhất là ở xã Lục Bình 290,54 ha; Vi Hương 185,08 ha; Tú Trĩ 168,51 ha v.v. Có diện tích trồng lúa ít nhất là thị trấn Phủ Thông 28,22 ha. Năng suất lúa bình quân của huyện năm 2011 là 44,13 tạ/ha.
b. Đất trồng cây lâu năm:
Toàn huyện hiện có 880,69 ha, chiếm 1,74% diện tích nhóm đất nông nghiệp, được trồng chủ yếu ở các xã như Quang Thuận 151,90 ha; Đôn Phong 142,23 ha; Dương Phong 73,00 ha; Nguyên Phúc 70,98 ha v.v Đất trồng cây lâu năm chủ yếu trồng các loại cây trái có giá trị kinh tế cao như:
Cam, quýt, mơ, mận v.v.
c. Đất rừng sản xuất: Có 24.935,36 ha chiếm 49,36% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu phân bố ở các xã: Đôn Phong 3.852,52 ha; Dương Phong 3.273,38 ha; Nguyên Phúc 3.175,96 ha. Hiện nay rừng được quản lý và bảo vệ khá tốt, khai thác có kế hoạch để phục vụ làm nguyên liệu và một phần đáp ứng sinh hoạt của nhân dân.
d. Đất rừng đặc dụng: Tổng diện tích 3.700,0 ha chiếm 7,32% diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở 02 xã: Vũ Muộn 1.171,0 ha, Cao Sơn 2.529,0 ha;
Đây là diện tích rừng cần được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt.
7,24
92,57
0,19 Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
e. Đất rừng phòng hộ: Có ở hầu hết các xã (trừ Thị trấn Phủ Thông, xã Tân Tiến, Cẩm Giàng và Quân Bình); Tổng diện tích 18.127,55 ha chiếm 35,88% diện tích đất nông nghiệp, trong đó: Đôn Phong 7.483.40 ha, Cao Sơn 2.586,20 ha, Dương Phong 819.90 ha, còn lại nằm rải rác ở các xã khác. Đây là diện tích rừng cần được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt.
g. Đất nuôi trồng thuỷ sản:
Đất nuôi trồng thuỷ sản hiện có 98,33 ha chiếm 0,19% diện tích nhóm đất nông nghiệp, có ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã như: Hà Vị 16,23 ha, Cẩm Giàng 15,45 ha, Lục Bình 11,15 ha, Vi Hương 9,56 ha v.v.
h. Đất nông nghiệp còn lại: Còn 606,01 ha phân bố chủ yếu ở 2 xã Đôn Phong và Tân Tiến.
3.1.4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp:
Nhóm đất phi nông nghiệp trong toàn huyện hiện có 1.214,88 ha chiếm 2,23% diện tích đất tự nhiên [42].
Bảng 3.7 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
- Đất phi nông nghiệp: 1214,88 100
+ Đất ở: 174,62 14,37
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 7,09 0,58
+ Đất quốc phòng: 2,67 0,23
+ Đất an ninh: 2,60 0,21 + Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 4,41 0,36 + Đất sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, gốm sứ: 12,27 1,01 + Đất cho hoạt động khoáng sản: 19,42 1,61 + Đất di tích danh thắng: 1,31 0,10 + Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 19,70 1,62 + Đất có mặt nước chuyên dùng: 482,54 39,72 + Đất phát triển hạ tầng: 487,45 40,12
+ Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 0,80 0,07
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường; phòng Thống kê huyện Bạch Thông)
- Diện tích đất ở: Hiện nay là 174,62 ha, chiếm 15,04% diện tích đất phi nông nghiệp (đất ở đô thị: 7,93; Đất ở nông thôn 166,69)
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Diện tích 7,09 ha chiếm 0,58% diện tích đất phi nông nghiệp, đất này đang được sử dụng tương đối có hiệu quả.
- Đất quốc phòng: Diện tích hiện có 2,67 ha chiếm 0,23% diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm đất sử dụng xây dựng doanh trại lực lượng quân đội đang đóng quân và đất sử dụng vào mục đích quốc phòng khác trên địa bàn huyện.
- Đất an ninh: Diện tích 2,60 ha, chiếm 0,21% diện tích đất phi nông nghiệp, đây là diện tích đất của đơn vị an ninh đang đóng quân trên địa bàn huyện.
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: Diện tích 4,41 ha, chiếm 0,36% diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở Thị trấn Phủ Thông, xã Cẩm Giàng.
- Đất nguyên vật liệu xây dựng, gốm sứ: Diện tích 12,27 ha, chiếm 1,01% diện tích đất phi nông nghiệp, gồm đất để khai thác nguyên liệu đất đá, cát, sỏi; đất làm mặt chế biến sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện:
Gạch, ngói...
- Đất cho hoạt động khoáng sản: 19,42 ha, chiếm 1,61% diện tích đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất khai thác các quặng (quặng sắt) trên địa bàn v.v.
- Đất di tích, danh thắng: Diện tích 1,31 ha, chiếm 0,10% diện tích đất phi nông nghiệp, với 24 di tích lịch sử văn hoá đã được công nhận, trong đó có khu di tích lịch sử Nà Tu.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa hiện có 19,70 ha chiếm 1,62% diện tích đất phi nông nghiệp trong huyện, đất nghĩa địa nằm phân tán, rải rác trên địa bàn toàn huyện, lớn nhất là nghĩa trang liệt sỹ Phủ Thông.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Diện tích đất mặt nước
đất phi nông nghiệp, đây là diện tích sông hồ chứa nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Đất phát triển hạ tầng: Diện tích đất phát triển hạ tầng là 487,45 ha chiếm 40,12% diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm các loại sau:
+ Đất giao thông: 386,51 ha.
+ Đất thuỷ lợi: 53,64 ha.
+ Đất công trình năng lượng: 15,74 ha.
+ Đất bưu chính viễn thông: 0,76 ha.
+ Đất cơ sở văn hoá: 3,09 ha.
+ Đất cơ sở y tế: 3,02 ha.
+ Đất cơ sở giáo dục, đào tạo: 20,61 ha.
+ Đất cơ sở thể dục - thể thao: 1,0 ha.
+ Đất cơ sở dịch vụ xã hội: 0,08 ha.
+ Đất chợ: 3,0 ha
Hiện nay đất phát triển hạ tầng đang được sử dụng có hiệu quả đáp một phần nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Trong tương lai nhu cầu đất phát triển hạ tầng tăng cao do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
3.1.4.2.3 Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng:
Tổng diện tích nhóm đất chưa sử dụng trên toàn huyện còn 2915,71 ha, chiếm 5,33% diện tích đất tự nhiên, bao gồm:
- Đất bằng chưa sử dụng: 739,97 ha, chiếm 25,41% diện tích đất chưa sử dụng.
- Đất đồi núi chưa sử dụng: 2.175,74 ha, chiếm 74,59% diện tích đất chưa sử dụng.
Diện tích đất chưa sử dụng tập trung chủ yếu ở các xã như Vũ Muộn 1101,19 ha; Tân Tiến 597,10 ha; Vi Hương 208,58 ha; Đôn Phong 236,33 ha [41], [42].