Các đơn vị đất đai huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Trang 64 - 68)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá tiềm năng đất đất đai huyện Bạch Thông

3.2.1. Các đơn vị đất đai huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Từ điều kiện thực tế của huyện Bạch Thông, xác định các chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là: Loại đất, địa hình, thành phần cơ giới, chế độ tưới, độ phì.

- Loại đất: Ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Mỗi loại cây chỉ thích hợp với một số loại đất nào đó vì mỗi loại đất có một tiềm năng nhất định (độ phì tiềm tàng).

- Địa hình: Là yếu tố chi phối mạnh đến quá trình hình thành đất, trên các loại địa hình khác nhau sẽ hình thành các loại đất khác nhau. Yếu tố địa hình cũng ảnh hưởng đến khả năng giữ nước, thành phần cơ giới của đất.

- Thành phần cơ giới: Là những tính chất vật lý đất quan trọng có ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng khác nhau.

- Chế độ tưới: Là những tính chất vật lý đất quan trọng có ảnh hưởng đến điều kiện canh tác và hiệu quả kinh tế của cây trồng.

- Chế độ tiêu: Là những tính chất vật lý đất quan trọng có ảnh hưởng đến điều kiện canh tác và hiệu quả kinh tế của cây trồng (nhưng trên địa bàn huyện Bạch Thông do yếu tố địa hình tương đối cao, khả năng tiêu thoát nước tốt nên không đề cập chi tiết đến chế độ này).

- Độ phì: Trên cơ sở các yếu tố khác biệt về độ chua, mùn, lân dễ tiêu, thống kê được diện tích đất có độ phì chủ yếu trên địa bàn huyện (trung bình, thấp).

Căn cứ nguồn gốc hình thành, đất đai huyện Bạch Thông có 03 nhóm đất chính (06 loại đất chủ yếu):

a. Loại đất: G

- Đất xám phù sa ngòi suối (G1): Với diện tích 2101,81 ha, chiếm 7,33

% tổng diện tích đất canh tác.

- Đất xám trên phù sa cổ (G2): Với diện tích 594,49 ha, chiếm 2,07 % tổng diện tích đất canh tác.

- Đất xám bạc màu trên đá mácma a xit và đá cát (G3): Với diện tích 723,36 ha, chiếm 2,52 % tổng diện tích đất canh tác.

- Đất xám glây (G4): Với diện tích 167,38 ha, chiếm 0,58 % tổng diện tích đất canh tác.

- Đất đỏ nâu trên đá vôi (G5): Với diện tích 9606,10 ha, chiếm 33,48 % tổng diện tích đất canh tác.

- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (G6): Với diện tích 15497,72 ha, chiếm 54,02 % tổng diện tích đất canh tác.

b. Địa hình: H

- Địa hình cao (H1): Với diện tích 26150,42 ha, chiếm 91,15 % tổng diện tích đất canh tác.

- Địa hình vàn (H2): Với diện tích 438,63 ha, chiếm 1,52 % tổng diện tích đất canh tác.

- Địa hình thấp (H3): Với diện tích 2101,81 ha, chiếm 7,33 % tổng diện tích đất canh tác.

c. Thành phần cơ giới: T

- Đất cát pha (T1): Với diện tích 2529,31 ha, chiếm 8,82 % tổng diện tích đất canh tác.

- Đất thịt nhẹ (T2): Với diện tích 6658,13 ha, chiếm 23,21 % tổng diện tích đất canh tác.

- Đất thịt trung bình (T3): Với diện tích 19503,42 ha, chiếm 67,97 % tổng diện tích đất canh tác.

d. Chế độ tưới: I

- Tưới chủ động (I1): Với diện tích 1355,40 ha, chiếm 4,72 % tổng diện tích đất canh tác.

- Tưới hạn chế (I2): Với diện tích 27335,46 ha, chiếm 95,28 % tổng diện tích đất canh tác.

e. Độ phì: F

- Độ phì trung bình (F1): Với diện tích 8927,16 ha, chiếm 31,11 % tổng diện tích đất canh tác.

- Độ phì thấp (F2): Với diện tích 19763,70 ha, chiếm 68,89 % tổng diện tích đất canh tác [18].

Bảng 3.9 Chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai

Chỉ

tiêu Phân cấp Ký hiệu Diện

tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Loại đất (G)

- Đất xám phù sa ngòi suối.

- Đất xám trên phù sa cổ.

- Đất xám bạc màu trên đá mácma a xit và đá cát.

- Đất xám glây.

- Đất đỏ nâu trên đá vôi.

- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất.

G1 G2 G3 G4 G5 G6

2101,81 594,49 723,36 167,38 9606,10 15497,72

7,33 2,07 2,52 0,58 33,48 54,02 Thành

phần cơ giới

(T)

- Đất cát pha - Đất thịt nhẹ

- Đất thịt trung bình

T1 T2 T3

2529,31 6658,13 19503,42

8,82 23,21 67,97 Địa

hình (H)

- Địa hình cao - Địa hình vàn - Địa hình thấp

H1 H2 H3

26150,42 438,63 2101,81

91,15 1,52 7,33 Chế

độ tưới

(I)

- Tưới chủ động - Tưới hạn chế

I1 I2

1355,40 27335,46

4,72 95,28 Độ phì

(F)

- Độ phì trung bình - Độ phì thấp

F1 F2

8927,16 19763,70

31,11 68,89

Tổng 28690,86 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả xây dựng bản đồ nông hóa vùng đất lúa nước xã Hà Vị , Lục Bình năm 2004; Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp tập 1,2,3)

Trên cơ sở xác định các chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai, tiến hành thống kê diện tích các đơn vị đất đai huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Kết quả được thể hiện trong bảng 3.10.

Bảng 3.10: Thống kê diện tích các đơn vị đất đai

Đơn vị đất đai

(LMU)

Loại

đất TPCG Địa

hình Tưới Độ

phì Diện tích Tỷ lệ

G T H I F (ha) (%)

1 1 1 3 1 1 1256,57 4,38

2 1 1 3 2 1 746,41 2,60

3 2 2 1 2 2 166,99 0,58

4 3 2 2 1 2 11,13 0,04

5 4 2 3 1 2 167,38 0,58

6 2 1 2 2 1 427,50 1,49

7 3 2 1 2 2 712,23 2,48

8 6 2 1 2 2 162,92 0,57

9 6 3 1 2 2 9001,04 31,37

10 5 2 1 2 1 9606,10 33,48

11 1 1 3 1 2 98,83 0,34

12 6 2 1 2 1 6328,22 22,06

13 6 3 1 2 1 5,54 0,02

Tổng 28690,86 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả xây dựng bản đồ nông hóa vùng đất lúa nước xã Hà Vị , Lục Bình năm 2004; Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp tập 1,2,3)

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)