CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN TẠI CÔNG TY CP VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP VSMM MIỀN BẮC
2.2.1 Thực trạng cơ cấu vốn công ty CP Vải sợi may mặc Miền Bắc
Bảng 2.1 Cơ cấu vốn công ty 2009-2011 Năm
2009 2010 2011
Chỉ tiêu
Số tiền (Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Nợ 15.440 19% 11.028 14% 15.753 15%
Vốn chủ sở hữu 67.450 81% 68.706 86% 87.604 85%
Tổng 82.890 100% 79.734 100% 103.357 100%
(Nguồn:Phòng TCKT công ty và tác giả tính toán) Dựa vào bảng 2.1:
-Nguồn vốn từ năm 2009-2011 có sự biến đổi, năm 2011 có sự tăng đột biến so với 2 năm 2009 và năm 2010.
Hai năm 2009 và 2010 nguồn vốn có sự thay đổi nhưng không rõ rệt. Năm
2009: 82.890 triệu đồng, năm 2010: 79.734 triệu đồng. Nguồn vốn năm 2010 giảm so với nguồn vốn năm 2009: 3.156 triệu đồng tương ứng 4%.
Năm 2011: 103.357 triệu đồng. Tăng so với năm 2010 23.623 triệu đồng, tuơng ứng tăng 23%.
Năm 2011 nguồn vốn tăng đột biến. Điều này được giải thích công ty trong năm 2011 đã thực hiện hạch toán từng tháng, cắt lỗ khâu sản xuất, tiến hành hạch toán chi phí cụ thể các phòng ban liên quan tiết kiệm ở tất cả các khâu, giảm chi phí, mặt khác công ty cũng đẩy mạnh hoạt động cho thuê thu về lợi nhuận cho công ty. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến nguồn vốn năm 2011 tăng cao so với 2 năm 2009 và 2010 là do trong năm 2011 công ty đã bán công ty con Trường Hà mà công ty góp vốn trị giá 8 tỷ, chiếm 57% vốn điều lệ, thu về 22 tỷ đồng.
- Cơ cấu vốn của công ty 2009-2011, trong 3 năm vừa qua có thể thấy tỷ trọng nợ luôn ở mức thấp, thấp nhất 14% năm 2010, cao nhất 19% năm 2009. Tỷ lệ nợ thấp, chứng tỏ áp lực trả nợ đối với công ty không đáng ngại, tính thanh khoản được đảm bảo, nhưng cũng cho thấy được công ty chưa tận dụng được ưu thế của nợ, do đó chưa khuyếch đại được thu nhập cho chủ sở hữu, thể hiện chính sách bảo thủ trong cơ cấu vốn của công ty.
Vốn chủ sở hữu luơn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của công ty, chiếm trên 80% trong tổng nguồn vốn của công ty. Cơ cấu này không có sự thay đổi rõ rệt qua 3 năm từ 2009-2011.
Tỷ lệ vốn chủ lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty tốt.
2.2.1.1 Nợ phải trả
Bảng 2.2: Cơ cấu nợ phải trả 2009-2011
Năm
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số tiền (Trđ)
Tỷ trọn
g (%)
Số tiền (Trđ)
Tỷ trọn
g (%)
Số tiền (Trđ)
Tỷ trọn
g (%)
Số tiền (Trđ)
Tỷ trọn
g (%)
Số tiền (Trđ)
Tỷ trọn
g (%) Nợ phải trả
15.44
0 100
11.02
8 100
15.75
3 100
-
4.412 -29 4.725 43
hạn 1 5 6.268 Vay và nợ
ngắn hạn 2.834 18 1.395 13
-
1.439 -51
-
1.395 -100 Nhà cung cấp
12.14
7 79 6.650 60 8.209 52
-
5.497 -45 1.559 23
Nợ ngân sách 370 2 1.038 9 7.345 47 668 181 6.307 608
2.Nợ dài hạn 89 1 1.945 18 198 1
(Nguồn:Phòng TCKT công ty và tác giả tính toán) Dựa vào bảng 2.2 ta thấy:
- Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Thấp nhất năm 2010, nợ ngắn hạn cũng chiếm đến 82%, 2 năm 2009 và 2011 nợ ngắn hạn chiếm đến 99%. Trong đó chủ yếu là nợ nhà cung cấp. Nợ ngắn hạn chủ yếu nợ nhà cung cấp do đặc điểm hoạt động của công ty chủ yếu trên 2 lĩnh vực: sản xuất gia công hàng may mặc và cho thuê kho, bãi, văn phòng. Đối với sản xuất gia công khách hàng ứng trước tiền hàng, đối với hoạt động cho thuê kho bãi, công ty yêu cầu đối tác đặt cọc khi thuê, do đó tận dụng được nguồn vốn ngắn hạn này để hoạt động. Do đó cơ cấu nợ ngắn hạn phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty. Vay và nợ ngắn hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm dần từ 2009-2011.Năm 2009: 2.834 chiếm tỷ lệ 18%, năm 2010 giảm 1.439 triệu đồng, tương ứng giảm 51%, đến năm 2011 công ty không vay nữa. Nguồn vốn vay và nợ ngắn hạn công ty sử dụng huy động từ cán bộ công nhân viên với lãi suất 16%/ năm. Huy động nguồn vốn vay này công ty và cán bộ cơng nhân viên đều được hưởng lợi.
-Nợ dài hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nợ phải trả, cao nhất năm 2010 chiếm 18%, năm 2009 và 2011 chỉ chiếm 1%. Đây là một hạn chế đối với công ty, do nợ dài hạn có tính ổn định hơn nợ ngắn hạn, do đó, dễ quay vòng và có kế hoạch đầu tư sinh lời.
2.2.1.2 Vốn chủ sở hữu
Bảng 2.3: Nguồn vốn chủ sở hữu (Đvt: triệu đồng)
Năm 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010 Số
tiền (Trđ)
Tỷ lệ tăng (giảm)
(%)
Số tiền (Trđ)
Tỷ lệ tăng (giảm)
(%) Nguồn vớn CSH 67.450 68.706 87.604 1.256 2 18.898 28
1. Vốn chủ sở hữu 66.495 68.706 87.604 2.211 3 18.898 28
Vốn cổ phần 57.029 57.029 57.029 - - - -
Chênh lệch tỷ giá hối đoái -54 -33 3 21 -39 36 -109
Quĩ ĐT-PT 191 1.141 2.124 950 497 983 86
Quĩ Dự phòng TC 653 1.084 1.484 431 66 400 37
LNST chưa PP 8.674 9.485 26.964 811 9 17.479 184
2. Kinh phí - sự nghiệp 954 -954 -100
(Nguồn:Phòng TCKT công ty và tác giả tính toán)
Nguồn vốn công ty có chiều hướng tăng dần. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 1.256 triệu đồng so với năm 2009, tăng tương đương 2%, năm 2011 tăng 18.898 triệu đồng so với năm 2010, tương đương tăng 28%. Đây là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng của công ty.
Tuy nhiên vốn cổ phần không thay đổi, vẫn giữ ở mức 57.029 triệu đồng, tương đương với 5.702.940 cổ phần. Điều này cho thấy công ty không có hoạt động phát hành cổ phiếu mới nào trong 3 năm từ 2009-2011.
Nguồn vốn tăng chủ yếu do lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp tăng. Nguồn vốn lợi nhuận chưa phân phối năm 2010 tăng 811 triệu đồng tương ứng tăng 9% so với năm 2009, năm 2011 tăng 17.479 triệu đồng, tương ứng 184%. Từ đó thấy được công ty đang làm ăn có lãi.
2.2.1.3 Các chỉ tiêu đo lường cơ cấu vốn
Bảng 2.4: Hệ số đo lường cơ cấu vốn
Năm 2009 2010 2011
HS nợ tổng tài sản 19% 14% 15%
HS nợ vốn CP 23% 16% 18%
HS cơ cấu nguồn vốn 81% 86% 85%
(Nguồn:Phòng TCKT công ty và tác giả tính toán)
Hệ số nợ tổng tài sản Tổng nợ phải trả Tổng tài sản
Hệ số nợ/ tổng tài sản của công ty thấp, chỉ dao động từ 14% đến 19%. Hệ số này của công ty cho ta biết, phần trăm tài sản của doanh nghiệp từ đi vay chỉ chiếm từ 14-19%, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể cũng cho ta biết được doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao, song nó cũng có thể là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. So sánh với chỉ số chung của ngành, hệ số nợ của công ty thấp hơn nhiều chỉ số nợ của ngành sản xuất kinh doanh 51%, thấp hơn chỉ số nợ ngành bất động sản (59%).
HS nợ vốn cổ phần:
Hệ số nợ vốn cổ phần = Tổng nợ Tổng vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ vốn cổ phần của công ty qua 3 năm 2009 - 2011, cho thấy nợ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn của công ty, có biến động từ năm 2009-2011. Năm 2009 nợ chiếm 23% của tổng VCSH, năm 2010 giảm xuống còn 16%, năm 2011 lại tăng lên 18%. Có thể thấy được xu hướng biến động của nợ/ vốn chủ sở hữu qua 3năm 2009-2011 là không rõ ràng.
Như vậy, nhìn chung hệ số nợ vốn cổ phần của công ty qua 3 năm 2009 – 2011 thấp, chỉ chiếm từ 16-23% tổng vốn chủ sở hữu. Nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi khoản nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn, công ty ít gặp khó khăn trong tài chính, khả năng thanh toán nợ cao.
Hệ số cơ cấu nguồn vốn:
Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn
Hệ số cơ cấu nguồn vốn cho biết khả năng tự tài trợ của vốn chủ sở hữu. Hệ số cơ cấu nguồn vốn cho biết nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của công ty. Hệ số cơ cấu nguồn vốn công ty cao, năm 2009 hệ số cơ cấu nguồn vốn là 81% tức vốn chủ sở hữu chiếm đến 81% trong tổng nguồn vốn của công ty, năm 2010 hệ số này tăng lên 86%, năm 2011: 85%.
Như vây, nhìn chung, hệ số cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2009- 2011 luôn ở mức cao, chiếm đến hơn 81%. Điều này cho thấy khả năng tự bảo đảm
về mặt tài chính của công ty cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty tốt, tài sản của công ty được tài trợ chủ bởi tài sản tự có, do đó ít chịu ảnh huởng của biến động lãi vay, điều thời gian qua ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2009-2011 có nhiều biến động phức tạp, khó đoán. Điều này phù hợp với kết quả hoạt động có lãi của công ty mà chúng ta tiếp tục nghiên cứu ở phần sau.
Tóm lại:
Cơ cấu vốn của công ty CP vải sợi may mặc Miền Bắc trên 80% là vốn chủ sở hữu, nợ chỉ chiếm dưới 20%, Trong đó nợ dài hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ, 2 năm 2009 và 2011 chỉ chiếm 1%, năm 2010: chiếm 18%. Năm 2010 nợ dài hạn tăng do chính sách cho nợ thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà nước. Do vậy, nguồn vốn vay của công ty là nguồn vốn ít có tính ổn định, do vậy khó để cú quyết định đầu tư đối với nguồn vốn này.
Như vậy, nếu xét về cơ cấu vốn có tính ổn định đề đầu tư thì cơ cấu vốn của công ty CP vải sợi may mặc Miền Bắc có thể coi chỉ có nguồn vốn chủ sở hữu.
Cơ cấu vốn hiện tại tạo nên tính tự chủ về tài chính của công ty không bị phụ thuộc vào thị trường lãi suất nhiều biến động thời gian qua, khiến khả năng thanh toán nợ luôn được đảm bảo, cũng là lựa chọn an toàn trong cơ cấu vốn của lãnh đạo công ty. Song nó cũng thể hiện tính cầu toàn trong điều hành, không mở rộng được qui mô của công ty cũng như sử dụng đòn bẩy để tận dụng đuợc lợi thế của vốn nợ, đây cũng là nhược điểm của cơ cấu vốn hiện tại công ty đang áp dụng.