CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA CƠ CẤU VỐN TẠI CTY CP VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC
3.2 GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA CƠ CẤU VỐN TẠI CÔNG TY CP
3.2.1 Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu tại công ty CP VSMM Miền Bắc
Việc xây dựng cơ cấu vốn tối ưu, được dựa trên kế hoạch tài chính của công ty trong những năm tiếp theo để đánh giá, tìm ra cơ cấu vốn phù hợp nhất. Quá trình đánh giá được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
B.1 Xây dựng kế hoạch năm 2012
Cơ cấu vốn năm 2012 được xây dựng trên kế hoạch năm 2012. Các chỉ tiêu này được phòng TC-KT lập để trình và được đại hội đồng cổ đông diễn ra vào ngày 26/3/2012 thông qua.
Cơ sở để xây dựng kế hoạch tài chính:
Dựa vào kết quả hoạt động đạt được của công ty những năm trước 2009-2011.
Có trừ những lợi thế năm 2011 có được mà năm 2012 không có (bán công ty liên doanh Trường Hà thu về 18 tỷ doanh thu khác và đưa vào khai thác tổng kho Đức Giang vào quớ IV năm 2011 làm tăng đột biến doanh thu năm 2011)
Căn cứ vào tình hình kinh tế chung của Việt Nam và thế giới đang trong giai đoạn khó khăn.
Trên cơ sở này, phòng TC-KT đã xây dựng mục tiêu kế hoạch cho năm 2012.
Bảng 3.1 Kế hoạch tài chính năm 2012
(Đvt : tỷ đồng)
Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2012
Tổng doanh thu 56,7
Chi phí cố định 25,4
Chi phí biến đổi 16,9
Tổng chi phí 42,4
LN trước thuế và lãi vay 14,3
Trừ lãi vay 0
Lợi nhuận trước thuế 14,3
Thuế TNDN (25%) 3,6
Thu nhập sau thuế 11,45
EPS ( 5.700.000 cổ phần) 2008,8
(Nguồn:Biên bản họp đại hồi đồng cổ đông 2012 và tác giả tính toán) B.2 Lựa chọn cơ cấu vốn để đánh giá
Cơ sở để tác giả lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu:
Thứ nhất: Việc xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu được xác định dựa trên kế hoạch tài chính năm 2012 và áp dụng cho các năm tiếp theo.
Thứ hai: Cơ cấu vốn được lựa chọn phải đáp ứng được nhu cầu vốn cho năm kế hoạch
Thứ ba: Cơ cấu vốn được lựa chọn phải có chi phí sử dụng vốn là thấp nhất.
Thứ tư : Căn cứ vào hệ số nợ bình quân của các công ty may mặc và bất động sản tại Việt Nam vào khoảng 50-60%
Thứ năm: Như chúng ta xác định thì cơ cấu vốn của các doanh nghiệp luôn ở trạng thái động chứ không phải ở trạng thái tĩnh, do đó chúng ta chỉ có thể xác định
được khoảng mà cơ cấu biến động chứ không phải là một cơ cấu bất biến. Theo đánh giá của các nhà kinh tế học tỷ lệ nợ phải trả và VCSH là 50:50 thường cân bằng được rủi ro và lợi nhuận của công ty. Nếu công ty sử dụng quá ít nợ thì sẽ làm giảm quy mô của mình, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nếu công ty sử dụng quá nhiều nợ, tức nợ/ VCSH lớn hơn 50% thì mức độ rủi ro cao, do đó cơ cấu vốn nợ tối đa mà công ty nên duy trì là 50:50
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn 5 phương án cơ cấu vốn để đánh giá bao gồm:
Phương án 1 (PA1): Sử dụng 30% nợ Phương án 2 (PA2): Sử dụng 35% nợ Phương án 3 (PA3): Sử dụng 40% nợ Phương án 4 (PA4): Sử dụng 45% nợ Phương án 5 (PA5): Sử dụng 50% nợ B.3 Dự báo chi phí sử dụng vốn.
- Dự kiến chi phí sử dụng vốn vay: 16%
Năm 2012 được dự báo kinh tế tiếp tục khó khăn,tuy nhiên việc áp dụng linh hoạt nhiều chính sách tiền tệ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,đặc biệt các doanh nghiệp thuộc sản xuất, do đó cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng được mở rộng hơn, với mức lãi suất dễ chịu hơn so với năm 2011.
Năm 2011 khó khăn trong việc tiếp cận vốn, cộng với việc công ty chưa có kế hoạch mở rộng qui mô sản xuất, công ty không sử dụng vốn vay ngân hàng. Năm 2012 công ty có nhu cầu đầu tư mở rộng qui mô, do đó công ty sử dụng vốn nợ ngân hàng, dự tính lãi suất ngân hàng cho vay 16%.
- Dự kiến chi phí sử dụng VCSH:
Dưới sự biến đổi của chi phí nợ theo định lý M&M trong trường hợp có thuế
Trong đó RU là chi phí sử dụng vốn của công ty khi không vay nợ.
Với cơ cấu vốn hiện tại với các chỉ tiêu:
RE=22%, D/E=0, Thuế thu nhập doanh nghiệp (t) =25%
Thay các giá trị vào phương trình trên, ta có RU = 20,9%.
Với RU tìm được với cơ cấu của các phương án chúng ta có thể xác định
được RE cho các phương án.
Bảng 3.1: Dự báo chi phí sử dụng vốn bình quân
Chỉ tiêu Hiện tại PA1 PA2 PA3 PA4 PA5
WD - 30 35 40 45 50
RD - 16, 16 16 16 16
WE 100 70 65 60 55 50
RE 22 23,9 24,4 25 25,7 26,5
WACC 22 21,6 21,5 21,4 21,3 21,3
( Nguồn tác giả tính toán) B.4 Đánh giá các phương án
Bảng 3.2: BCKQKD rút ngọn các phương án Chỉ tiêu
Hiện
tại PA1 PA2 PA3 PA4 PA5
Doanh thu 56,7 56,7 56,7 56,7 56,7 56,7
Chi phí cố định 25,4 25,4 25,4 25,4 25,4 25,4
Chi phí biến đổi 16,9 16,9 16,9 16,9 16,9 16,9
Tổng chi phí 42,4 42,4 42,4 42,4 42,4 42,4
LN trước thuế và lãi vay 14,3 14,3 14,3 14,3 14,3 14,3
Trừ lãi vay 1,92 2,07 2,19 2,26 2,28
Lợi nhuận trước thuế 14,3 12,4 12,2 12,1 12,1 12,0
Thuế TNDN (25%) 3,6 3,1 3,1 3,0 3,0 3,0
Thu nhập sau thuế 11,45 9,3 9,2 9,1 9,0 9,0
EPS 2008,8 2330,3
2477, 3
2658, 7
2884, 0
3166, 4
ROE 20,1% 23,3% 24,8% 26,6% 28,8% 31,7%
ROA 20,1% 28,1% 30,4% 33,0% 36,0% 39,7%
( Nguồn tác giả tính toán) B.5 Lựa chọn cơ cấu vốn mục tiêu
Qua phân tích chúng ta nhận thấy rằng với các phương án đưa ra tỷ suất sinh lời VCSH của công ty có sự biến động, trong đó cơ cấu nợ 50% cho tỷ suất sinh lời ROE là cao nhất với ROE=31,7%. ROE tăng dần với các cơ cấu vốn có tỷ lệ nợ tăng dần từ PA1 đến PA5. ROE thấp nhất ở phương án 1 (nợ 30%) = 23,3%. Chi phí sử dụng vốn bình quân ngược lại giảm dần từ PA1 đến PA5. PA1 (nợ 30%) WACC =21,6% cao nhất, PA 4&5 WACC=21,3%.
Xét ở thời điểm hiện tại với những phương án được đưa ra xem xét, công ty nên chọn cơ cấu nợ 50% là cơ cấu vốn mục tiêu trong năm tới. Cơ cấu này cho chi phí sử dụng vốn bình quân thấp (WACC= 21,3%). Đây là cơ cấu vốn mang lại giá trị lớn nhất cho công ty EPS: 3166,4 đ/cổ phiếu, ROE = 31,7%, ROE: 39,7%. Việc lựa chọn cơ cấu này không có nghĩa là công ty sẽ duy trì cơ cấu này trong dài hạn, và bắt buộc phải là 50:50, mà công ty sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt căn cứ vào tình hình biến động của các yếu tố của thị trường, việc tiếp cận nguồn vốn vay, lãi suất vay cho phù hợp sao cho đạt được lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp.