Phân tích cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 21 2.1- MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

2.2.6. Phân tích cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của Doanh nghiệp

Để đánh giá cơ hội, nguy cơ, mạnh và yếu gắn với khả năng xuất hiện chúng trong thời kì chiến lược của Doanh nghiệp trước hết phải thông qua bảng tổng hợp môi trường kinh doanh. Chúng ta quy ước rằng các nhân tố được coi là tốt thì tạo cơ hội, còn các nhân tố được coi là xấu thì tạo nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Nếu đánh giá điểm mạnh, yếu của từng đối thủ cạnh tranh thì số điểm cộng dồn từ phía đối thủ cho biết lĩnh vực nào gây ra nguy cơ từ phía đối thủ.

- Đánh giá thứ tự ưu tiên các cơ hội và nguy cơ

Do nguồn lực luôn là phạm trù có hạn nên nhìn chung Doanh nghiệp không thể có đủ nguồn lực để khai thác hết cơ hội cũng như không thể sẵn sàng đối phó mọi nguy cơ tiềm ẩn sẽ xảy ra trong thời kì chiến lược. Vì vậy, việc xác định thứ tự ưu tiên đối với các cơ hội, nguy cơ là hoàn toàn cần thiết.

Để xác định thứ tự ưu tiên đối với các cơ hội, nguy cơ có thể sử dụng ma trận cơ hội và nguy cơ.

Ma trận thứ tự ưu tiên các cơ hội (ma trận cơ hội) là một ma trận mà một trục mô tả xác suất để Doanh nghiệp có thể tranh thủ một cơ hội cụ thể nào đó và trục kia mô tả mức độ tác động của cơ hội đó đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kì chiến

PTIT

59 lược xác định. Để đơn giản chỉ chia xác suất xảy ra cũng như mức độ tác động của cơ hội đối với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong thời kì chiến lược ở ba mức là cao, trung bình và thấp.

Bảng 2.3 - Ma trận thứ tự ưu tiên các cơ hội

Ma trận thứ tự ưu tiên các nguy cơ (ma trận nguy cơ) là một ma trận mà một trục mô tả xác suất xảy ra nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong thời kì chiến lược và một trục mô tả tác động của nguy cơ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ma trận gồm có 12 ô với 4 mức ưu tiên là khẩn cấp, cao, trung bình và thấp.

Bảng 2.4- Ma trận thứ tự ưu tiên các nguy cơ

Xác suất xảy ra nguy cơ

Cao TB Thấp

Hiểm nghèo nguy kịch TB Thấp

Tác động của nguy cơ

Chú thích:

ưu tiên khẩn cấp ưu tiên cao ưu tiên TB ít được ưu tiên Cao

TB Thấp

Cao TB Thấp

Tác động của cơ hội Xác suất cú thể tận dụng cơ hội

Chú thích:

ưu tiên cao ưu tiên TB ít được ưu tiên

PTIT

60 - Ma trận SWOT

Để hình thành các ý tưởng chiến lược trên cơ sở cơ hội, nguy cơ, mạnh và yếu cần sử dụng ma trận cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu (Ma trận SWOT). Ma trận SWOT được sử dụng để liệt kê tất cả các cơ hội, các nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu trong nội bộ Doanh nghiệp theo thứ tự và các vị trí thích hợp.

Căn cứ vào mối quan hệ giữa các yếu tố, các nhà phân tích sẽ tiến hành lựa chọn những giải pháp chiến lược phù hợp thông qua những kết hợp: Điểm mạnh/cơ hội (S/O), điểm mạnh/nguy cơ (S/T), điểm yếu/cơ hội (W/O), điểm yếu/nguy cơ (W/T).

Bảng 2.5 - Ma trận SWOT

Các yếu tố nội bộ Doanh nghiệp Các yếu tố Môi trường bên ngoài DN

I. Cơ hội (0) 1.

2.

3.

4.

II. Các nguy cơ (W) 1.

2.

3.

4.

I. Các điểm mạnh (S) 1.

2.

3.

4.

Các Kết hợp S/O

(Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng các cơ hội)

Các Kết hợp S/T

(Tận dụng điểm mạnh trong nội bộ để ngăn chặn hoặc hạn chế các nguy cơ bên ngoài.)

II. Các điểm yếu (W) 1.

2.

3.

4.

Các Kết hợp W/O

(Hạn chế các điểm yếu để tận dụng cơ hội)

Các Kết hợp W/T

(Tối thiểu hoá những điểm yếu và tránh những nguy cơ)

Như vậy mục đích của việc sử dụng ma trận SWOT để phân tích các yếu tố môi trường là nhằm tạo ra những cách kết hợp giữa các yếu tố bên trong Doanh nghiệp với các yếu tố của môi trường bên ngoài tương ứng và định hướng những giải pháp phản ứng mang tính định hướng có tính khoa học, tính thực tế, tính khả thi...Đây là một trong những cơ sở quan trọng để Doanh nghiệp lựa chọn những chiến lược cạnh tranh có hiệu quả.

PTIT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)