Đề xuất các phản ứng chiến lược

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 21 2.1- MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

2.2.7. Đề xuất các phản ứng chiến lược

Kết thúc bước thứ bảy trong tiến trình quản lý thông tin môi trường, các nhà quản trị chiến lược có đủ cơ sở thông tin cần thiết về các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài tác động đến Doanh nghiệp để đề xuất những phản ứng chiến lược mang tính định hướng, thích ghi với môi trường kinh doanh. Tuỳ theo thông tin về các cơ hội, các nguy cơ, các điểm mạnh, các điểm yếu của môi trường và những phối hợp mang tính định hướng trên ma trận SWOT, những phản ứng chiến lược có thể được đề xuất tiêu biểu như:

1. Điều chỉnh triết lý kinh doanh cho phù hợp với xu hướng của thời đại. Đặc biệt, thế kỷ 21 được xem là bước đầu của kỷ nguyên hợp tác, triết ký kinh doanh của Doanh nghiệp cần thể hiện đầy đủ các phương thức hành động hữu hiệu và những điều khoản cụ thể về đạo đức nghề nghiệp đối với tất cả các thành viên, kể cả nhà quản trị cấp cao cũng như người thừa hành và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là yếu tố có tính chiến lược giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài trên thị trường trong và ngoài nước.

2. Điều chỉnh hoặc thay đổi nhiệm vụ và các mục tiêu lâu dài. Thông thường, nhiệm vụ của doanh nghiệp hay tổ chức ổn định trong thời gian dài, nhưng ngày nay, môi trường thay đổi nhanh chóng, nhiệm vụ hiện tại của doanh nghiệp có thể trở nên quá bó hẹp, không đầy đủ hoặc một số nhiệm vụ không còn thích ghi với môi trường. Vì vậy, các nhà quản trị chiến lược có thể điều chỉnh nhiệm vụ của doanh nghiệp như: bổ sung nhiệm vụ mới, bỏ bớt những nhiệm vụ không còn cần thiết… Đối với mục tiêu dài hạn cũng tương tự, nhiệm vụ thay đổi thì mục tiêu cũng thay đổi theo.

3. Điều chỉnh các chiến lược và các chính sách kinh doanh đang thực hiện cho phù hợp với bối cảnh hiện tại và xu hướng nhằm nâng cao hiệu quả các quá trình hoạt động. Trong nhiều trường hợp, các nhà quản trị có thể bổ sung hoặc bỏ bớt những chiến lược hoặc chính sách không còn phù hợp với những thay đổi của môi trường hoặc đang làm cho doanh nghiệp mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Chẳng hạn, chính sách sử dụng con người chưa coi trọng tiêu chuẩn tài - đức, chưa biết tận dụng nguồn nhân lực sẵn có và đãi ngộ người lao động theo kiểu “cào bằng” trong nhiều doanh nghiệp và tổ chức của Việt Nam cần phải được sửa đổi để thu hút và giữ được lao động giỏi lâu dài.

4. Đề xuất các chiến lược và chính sách kinh doanh mới để tận dụng các cơ hội thị trường hấp dẫn, phù hợp với các điểm mạnh của doanh nghiệp nhằm phát triển quy mô sản xuất kinh doanh tăng doanh số và lợi nhuận…

5. Tái thiết kế cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phù hợp với các tình huống thực tế như: khả năng của người lao động ( quản lý và thừa hành) đã và đang nâng cao dần theo thời gian, phương tiện hỗ trợ lao động ngày càng nhiều và hiện đại, môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp… Đây là giải pháp giúp các doanh nghiệp, tổ chức nâng cao hiệu quả các hoạt động, khai thác tối đa khả năng tiềm tàng của con người; nhất là các vấn đề như: phân cấp, phân quyền, trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi phải được xử lý rõ ràng trong cơ cấu tổ chức…

6. Phát triển các chính sách và chương trình kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị từng chức năng nói riêng

PTIT

62 nhằm chấn chỉnh kịp thời những lệch lạc, những thiếu sót trong các quá trình hoạt động, nhất là kiểm tra chặc chẽ các hành vi của con người, kể cả nhà quản trị cấp cao (vì sai lầm của nhạc trưởng dẫn đến sai lầm của cả dàn nhạc!).

7. Đề xuất các biện pháp dự phòng các rủi ro có khả năng xảy ra theo các mức độ.

Những biện pháp này có thể thực hiện riêng biệt với những giải pháp trên hoặc có thể thực hiện đan xen. Ví dụ: để đề phòng đối thủ cạnh tranh tấn công trực diện bằng việc ứng dụng công nghệ mới, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu và phát triển thường xuyên để luôn có sản phẩm mới (mới cải tiến, mô phỏng, hoàn toàn), dịch vụ mới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu… Hoặc để đề phòng đối thủ cạnh tranh thu hút lao động giỏi của doanh nghiệp, các nhà quản trị nguồn nhân lực cần điều chỉnh chính sách sử dụng và đãi ngộ người lao động một cách hợp lý…

Khi đề xuất các phản ứng chiến lược, các nhà quản trị cần lưu ý rằng những diễn biến của môi trường không bao giờ diễn ra đúng như dự báo. Vì vậy, đối với mỗi loại phản ứng chiến lược cần có, các nhà quản trị cần lập ra nhiều phương án theo thứ tự ưu tiên để luôn chủ động trong quá trình quản trị chiến lược kinh doanh. Trong những tình huống này, kỹ năng tư duy của nhà quản trị các cấp, nhất là cấp cao đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc ra các quyết định chiến lược.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1- Một điều khoản pháp luật có thể là nguy cơ đối với doanh nghiệp này nhưng lại là cơ hội đối với doanh nghiệp khác, điều này đúng hay . Cho ví dụ minh hoạ?

2- Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở quốc gia đó?

3- Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

4- Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố văn hoá xã hội đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

5- Phân tích áp lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

6- Phân tích rào cản xâm nhập ngành của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn?

7- Phân tích áp lực của khách hàng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

8- Phân tích áp lực của nhà cung cấp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

9- Phân tích áp lực của sản phẩm thay thế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

10- Năng lực của doanh nghiệp chỉ thực sự có ý nghĩa khi được so sánh với đối thủ cạnh tranh, điều này đúng hay sai? Tại sao.

11- Doanh nghiệp có thể thu thập thông tin từ các nguồn nào? Thứ tự ưu tiên của các nguồn thông tin cần thu thập?

PTIT

63 12- Tại sao doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu thông tin trước khi tiến hành thu

thập thông tin.

13- Tại sao thông tin môi trường được xem là nguồn lực hay một yếu tố đầu vào quan trọng của các doanh nghiệp trong quá trình quản trị chiến lược? Chứng minh điều này?

14- Ý nghĩa của ma trận SWOT?

15- Tại sao doanh nghiệp phải xác định thứ tự ưu tiên các cơ hội và nguy cơ?

PTIT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)