Khái quát về đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lý đào tạo sau đại học theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học y khoa phạm ngọc thạch, thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 30)

4. Gia thuyết khoa học

1.3. Khái quát về đào tạo theo hệ thống tín chỉ

1.3.1. Đặc trưng của đào tạo theo hệ thống tín chỉ

—_ Tính liên thông: đảm bảo kết nối các môn học theo các phương pháp được thừa nhận trong phạm vi của hệ thống giáo dục. Dù sử dụng hình thức

nào, chương trình nào nhưng khi nhìn vào HTTC sẽ biết kết cấu môn học ra sao và mặt mạnh, mặt yếu của chương trình học.

— Tính chủ động: qua việc lựa chọn từng loại môn và bố trí môn học, người học chủ động xây dựng chương trình học cho mình như học môn gì, lúc nào, với ai giúp người học tự điều chinh chương trình học phù hợp với những điều kiện của mình và người học có thể học nhanh hay muộn so với dự kiến mà không ảnh hưởng đến chất lượng học tập hay kết quả tốt nghiệp.

— Tính khoa học: HTTC gắn liền với việc phân chia các loại môn theo logic khoa học: sự liên thông giữa các loại môn kết hợp với thời lượng cần thiết phân bố cho từng loại môn học.

—_ Tính thực tiễn, linh hoạt: định kỳ nhà trường và đơn vị đào tạo có kế hoạch xem xét lại chương trình học theo hoàn cảnh thực tế: môn học nào cần thì giữ lại, môn học nào không cần thì sửa đổi hoặc bỏ.

Dựa vào HTTC nhà trường va đơn vị đào tạo có thể phân chia thời gian học dài hay ngắn do các yếu tố và đặc thù cụ thê của người học mà không ảnh hưởng đến cấu trúc và chất lượng đào tạo.

1.32. Uu thế của đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Theo GS. Hoàng Văn Vân [36] thì lợi thế của phương thức đào tạo theo tín chỉ so với phương thức đào tạo truyền thống thể hiện như sau:

—_ Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học: trong phương thức đào tạo truyền thống. một chương trình cử nhân gồm từ 200 - 210 đơn vị học trình, mỗi đơn vị học trình gồm 15 tiết tiếp Xúc trực tiếp trên lớp giữa

giáo viên và HV (tương đương với 3000 - 3150 tiết) theo kiêu “lấy công làm

lãi”, chú trọng vào việc nhôi kiến thức của giáo viên sang HV, không tính đến thời lượng tự học của HV và do đó bỏ qua khả năng tự học, tự tìm tòi và phát triển tri thức của họ. Trong học chế tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu của người học được coi trọng và được tính vào nội dung thời lượng của chương trình.

Đây là phương thức đưa giáo dục đại học về với đúng nghĩa của nó: người học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhôi nhét kiến thức của người dạy, từ đó, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của họ.

—_ Chương trình đào tạo mêm đêo và linh hoạt: trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, chương trình được thiết kế bao gồm một hệ thống những môn học thuộc khối kiến thức chung, những môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, những môn học thuộc khối kiến thức cận chuyên ngành. Mỗi khối kiến thức đều có số lượng những môn học lớn hơn số lượng các môn học hay số lượng tín chỉ được yêu cầu; HV có thể tham khảo giáo viên hoặc cố vấn học tập để chọn những môn học phù hợp với mình, để hoàn thành những yêu cầu cho một văn bằng và đề phục vụ cho nghề nghiệp tương lai của mình.

—_ Phản ánh được những mối quan tâm và những yêu cầu: đó là những mối quan tâm và những yêu cầu của người học như là những người sử dụng kiến thức và nhu cầu của nhà sử dụng lao động trong các tô chức kinh doanh và tô chức nhà nước.

— Tạo được sự liên thông giữa các cơ sở đào tạo đại học trong và ngoài nước: một khi sự liên thông được mở rộng, nhiều trường đại học công nhận chất lượng đào tạo của nhau, người học có thé dé dang di chuyên từ trường đại học này sang học ở trường đại học kia (kế cả trong và ngoài nước) mà không gặp khó khăn trong việc chuyên đổi tín chí. Như vậy, áp dụng phương thức đào tạo theo tin chỉ sẽ khuyến khích sự di chuyền của HV và mở rộng sự lựa chọn học tập của họ, làm tăng độ minh bạch của hệ thống giáo dục, giúp cho việc so sánh giữa các hệ thống giáo dục đại học trên thế giới được dễ dang hon.

— Tạo thuận lợi cho công việc quản lý đào tao: phương thức đào tạo theo tín chỉ vừa là thước đo khả năng học tập của người học, vừa là thước đo hiệu quả và thời gian làm việc của giáo viên; nó là cơ sở đê các trường đại

học tính toán ngân sách chi tiêu, nguồn nhân lực, có lợi không những cho tính toán ngân sách nội bộ mà còn cá cho việc tính toán dé xin tài trợ từ nguồn ngân sách nhà nước và các nhà tài trợ khác; nó là cơ sở để báo cáo các số liệu của trường đại học cho các cơ quan cấp trên và các đơn vị liên quan: một khi thước đo giờ tín chỉ được phát triển và kiện toàn, việc sử dụng nó như là một phương tiện dé giám sát bên ngoài, để báo cáo và quản lý hành chính sẽ hiệu quả hơn.

1.3.3. Những điều kiện của đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Theo tác giả Lâm Quang Thiệp [33]. những điều kiện cơ bản để triển

khai học chế tín chỉ ở ĐHQGHN bao gồm:

— Xây dựng được mô hình đào tạo riêng phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tương thích với cơ cấu và trình độ của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

— Nhận thức đầy đủ về đào tạo theo học chế tín chỉ ở bậc đại học.

—_ Có hệ thống văn bản pháp quy, tài liệu hướng dẫn rõ ràng và đầy đủ về đào tạo theo học chế tín chỉ.

— Có hệ thống môn học đủ lớn và công khai hóa chương trình đào tạo dẫn tới các văn bằng.

— Đổi mới phương pháp dạy học.

— Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cần thiết và phát triển hệ thống học liệu.

Đội ngũ cán bộ, GV giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.

Cải tiền phương thức quản lý đào tạo.

Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của học chế tín chỉ.

Những điều kiện trên phải được thức hiện một cách đồng bộ, có thể sớm hay muộn hơn nhau một chút, song không thể chờ có điều kiện này mới thức hiện điều kiện kia.

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lý đào tạo sau đại học theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học y khoa phạm ngọc thạch, thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)