Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo Sau đại học

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lý đào tạo sau đại học theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học y khoa phạm ngọc thạch, thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 80)

CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẦN LÍ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC THEO HỆ THONG

3.24. Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo Sau đại học

theo hệ thống tín chỉ ở trường ĐHYN Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM 3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Bat ké ở trường đại học nào thì chất lượng đào tạo luôn là vấn đề được mọi người quan tâm nhất, quyết định thành bại của một quá trình quản lý đào tao. Dac thù của trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch TP.HCM là trường Y đào tạo các bác sỹ có chuyên môn cao, có y đức, yêu nghề nên công tác kiểm tra đánh giá đào tạo Sau đại học theo HTTC phải được thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dao tao Sau dai hoc theo HTTC

3.2.4.2. Nội dưng và cách thức thực hiện giải pháp

Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo phải được tiến hành công khai và thường xuyên. Đề làm tốt công tác này, chúng ta cần nghiêm túc thực hiện các công việc sau:

¡) Thành lập trung tâm khảo thí và kiếm định chất lượng đào tạo

Trung tâm này có chức năng, nhiệm vụ là tham mưu cho Ban Giám hiệu trong công tác lãnh đạo, khảo thí, quản lý về dam bao chat lượng, phát

triển giáo dục Y học, đánh giá và kiêm định chất lượng của ĐHYK Phạm

Ngọc Thạch TP.HCM; điều phối, tổ chức công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng trong trường. Để thực hiện được các chức năng nhiệm vụ trên thì Trung tâm này cần phải:

— Xây dựng hệ thống và cơ sở đâm bảo chất lượng của nhà Trường như xây dựng hệ thống các chỉ số đảm bảo chất lượng của nhà Trường: xây dựng các qui trình, tiêu chuẩn chất lượng giáo đục như chuẩn đầu ra,...

— Thực hiện các hoạt động theo đõi và đánh giá chất lượng của nhà Trường như tham gia thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy và học của nhà Trường; báo cáo tự đánh giá; thu nhận và phân tích phản hồi của HV và GV

liên quan đến chất lượng đào tạo của nhà trường, thu thập các chỉ số theo dõi chất lượng về các mặt hoạt động của nhà trường...

— Đề xuất và thực hiện các can thiệp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và khảo thí của nhà Trường

— Xây dựng dé thi, nhân ban dé thi, giam sat thi, chấm thi

— Quản lý ngân hàng dé thi, tổ chức thi cho các bộ môn

— Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo liên đến Khảo thí và đảm bảo chất lượng.

ii) Tổ chức định lỳ hoạt động đánh giá chất lượng giảng đạy của GV Khi tô chức hoạt động này được tiến hành thông qua bảng hỏi phát cho HV vào cuối mỗi môn học, do đó hoạt động này cần đánh giá lượng kiến thức và những kỹ năng cần thiết mà HV hấp thụ qua bài giảng với những tiêu chí cụ thể như: Nội dung bài giảng phải làm tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế của HV; Nâng cao khả năng phân tích và lập luận của HV: Tạo điều kiện cho HV học hỏi, trao đối kinh nghiệm...

iii) Tăng cường quán lý hoạt động thực tập

Phòng Sau đại học cần lập kế hoạch thực tập vào dịp hè trước khi năm học mới bắt đầu; liên hệ bệnh viện thực tập đề ký hợp đồng đào tạo: tổ chức tập huấn về phương pháp hướng dẫn thực tập cho GV: lập kế hoạch kiếm tra thường xuyên lẫn đột xuất hoạt động thực tập tại các bộ môn tại các bệnh viện.

3.2.5. Phát triển đội ngũ GV và khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học 3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Tác động đến đội ngũ GV bằng các giải pháp quản lí khác nhau nhằm đảo bảo đảm bảo số lượng GV ở các đơn vị đào tạo với chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo theo HTTC. Biến yêu cầu đổi mới PPDH đối với GV trở

thành phong trào đổi mới PPDH sâu rộng trong toàn trường thông qua đó cũng nâng cao vai trò của GV trong hoạt động giảng dạy.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

i) Tác động đến số lượng và chất lượng của đội ngũ GÌ” trong trường DHYK Phạm Ngọc Thạch TP.HCM

" Tác động về số lượng

Trên cơ sở số lượng giáo viên hiện có của mỗi bộ môn/Khoa và kế hoạch đào tạo của mỗi Bộ môn/Khoa. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các

đơn vị xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ của đơn vị mình. Từ đó Ban

Giám hiệu quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên. Các giải pháp dé thực hiện mục tiêu của quy hoạch đội ngũ GV bao gồm:

1/ Xây dựng cơ chế tuyên dụng hợp lý nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng chuyên môn tốt nhất, phù hợp với đúng chuyên ngành đào tạo nhằm bồ sung số lượng đội ngũ GV còn thiếu và yếu đáp ứng với yêu cầu đôi mới đảo tạo của nhà trường.

2/ Đào tạo và đào tạo lại dé đáp ứng được về số lượng của đội ngũ giáo viên theo yêu cầu đào tạo theo HTTC và mục tiêu phát triển đội ngũ theo đề án phát triển giáo dục đại học.

3/ Giữ sinh viên xuất sắc tốt nghiệp ở lại Trường để đào tạo, bồi dưỡng tiếp là hướng đi cần ưu tiên.

4/ Trong quan hệ quốc tế của Trường cũng cần ưu tiên tập trung cho việc đảo tạo, bồi dưỡng đội ngũ và có kế hoạch cụ thể cho GV tham gia dự tuyển đi đào tạo nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

5/ Nhà trường thực hiện chế độ ký hợp đồng với các nhà giáo đã nghỉ hưu, tiếp tục công tác giảng dạy và đào tạo GV trẻ dé giảm tải cho đội ngũ GV cơ hữu của Trường nên cần được nghiên cứu đầy mạnh và hoàn thiện về cơ chê.

6/ Cần xây dựng chế độ thù lao cho GV và đội ngũ cán bộ hướng dẫn khoa học một cách tương xứng với công sức và chất xám mà học đã bỏ ra.

" Tác động về chất lượng

Đề xây dựng đội ngũ GV có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến, đề tài đưa ra lộ trình phấn đấu như sau:

1/ Bồi dưỡng cán bộ

Lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ được tham quan, học tập ở nước ngoài. Có chế độ khuyến khích tự bồi đưỡng: hỗ tro hoc phi 100% cho người học thạc sỹ và nghiên cứu sinh trong nước. Nếu có để tài liên quan đến nghiên cứu thực nghiệm khi làm luận văn thạc sỹ, tiễn sỹ cũng sẽ được hỗ trợ kinh phí mua vật liệu thí nghiệm, thuê máy móc,... có quy định cụ thê về trình độ tiếng Anh bắt buộc của GV theo độ tuối.

2/ Xây dựng lại định mức lao động khung

- Quy định cụ thể nhiệm vụ giảng dạy; quy định giờ chuẩn của các chức danh GV đưa vào Quy chế thu chi nội bộ của nhà trường.

- Có chế độ chính sách và chỉ bồi dưỡng cụ thể cho các GV tham gia

các hoạt động giảng dạy, NCKH, bồi dưỡng cán bộ trẻ, tự bồi dưỡng, ôn

luyện cho các đội tuyển sinh viên tham gia NCKH, sinh viên giỏi, luận văn tốt nghiệp xuất sắc.

i) Khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học

Đào tạo theo HTTC với phương châm là lấy người học là trung tâm, phát huy tính sáng tạo của người học là một nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi GV cần phải đối mới phương pháp dạy học thì mới đáp ứng được yêu cầu của đào tạo theo HTTC

—_ Thành lập Đơn vị Sư phạm Y học có trách nhiệm, nhiệm vụ tô chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ sư phạm

- Thường xuyên tô chức các chuyên đề về lĩnh vực này, mời các chuyên gia có uy tín, có kinh nghiệm báo cáo, nhất là thảo luận sâu rộng trong đội ngũ GV và HV trong toàn trường, đặc biệt là đội ngũ GV trẻ

- Biện pháp thống kê, điều tra xã hội học thăm đò môn học cũng cần được Trường áp dụng. Việc thống kê, xử lý những phiếu thăm dò này giúp cho các cấp quản lý đào tạo nắm bắt được tình hình tiếp thu môn học của HV, mức độ hữu ích của môn học, qua đó Khoa quản lý hoặc tự thân GV có thê tự điều chỉnh phương pháp giảng đạy. nội dung bài giảng. thậm chí tác phong lên lớp cho phù hợp hơn với yêu cầu học tập của HV

- Có những chế độ, chính sách biêu dương, khen thưởng kịp thời các Khoa, Bộ môn, cá nhân tích cực tham gia đối mới phương pháp giảng dạy, kiêm tra đánh giá tiên tiến, biên soạn lại giáo trình, các dạng bài tập, nội dung tự học cho sinh viên cho từng môn học nhằm khuyến khích áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực và sử dụng phù hợp, có hiệu quả các phương tiện giảng dạy

— Cách thức kiểm tra, đánh giá liên tục kết quả học tập của HV đối với môn học dựa trên cơ sở đánh giá mức độ chuyên cần đến lớp, ý thức học tập trên lớp, việc tham gia thảo luận và chất lượng ý kiến phát biểu, chất lượng bài kiểm tra đột xuất và bài kiếm tra giữa kỳ, thời gian nộp và chất lượng bài tập nghiên cứu, kết quả bài thi hết môn

3.26. Đảm bảo các điều kiện cho việc quan ly dao tao Sau đại học theo hé thắng tín chỉ ở trường ĐHYN Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM

3.2.6.1 Mục tiêu của giải pháp

Nhằm giúp cho công tác quản lý đào tạo Sau đại học theo HTTC được hoạt động một cách trôi chảy, khoa học và hợp lý.

3.2.6.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

¡) Tăng cường cơ sở vật chất đâm bảo phục vụ đào tạo theo hệ thống tin chỉ

- Cải tạo lại các phòng học đã có đê dành khoảng 10 đến 159% số phòng học nhỏ (sức chứa khoảng 30 HV) phục vụ cho việc học theo nhóm, thảo luận theo nhóm...

- Xây dựng các phòng học đa năng

- Sử dụng phần mềm Edusoft để xếp phòng học với tần suất sử dụng cao nhất, hiệu quả nhất.

- Từng bước trang bị các thiết bị tin học trong các phòng học (máy chiếu đa năng, micro, các thiết bị khác,... ).

- Sách tài liệu, giáo trình,... đặc biệt quan trọng trong vấn đề học tập theo HTTC. Do đó, cần phải có kế hoạch cụ thể hỗ trợ Bộ môn/Khoa có chế độ động viên khuyến khích các GV viết giáo trình, tài liệu; Tổ chức lại phòng Thông tin Thư viện theo hướng khai thác triệt đê kho sách giáo trình hiện có và sớm nối mạng với Thư viện điện tử của một số trường Đại học khác dé phục vụ cán bộ và HV trong trường.

ii) Tang cwong tng dung cong nghệ thông tin

Trang bị những kiến thức công nghệ thông tin cần thiết nhất cho đội ngũ GV, CBQL đề phá triên mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo Sau đại học theo HTTC. Chúng ta cần:

- Bồi dưỡng tin học cơ bản và ứng dụng cho GV và CBQL

- Xây dựng phần mềm quản lý đào tạo theo HTTC gồm nhiều phân hệ (quản lý HV, quản lý GV, chương trình đào tạo, đăng ký học, thời khóa biểu, quản lý điểm, học phí, ...). Phần mềm này phải được phát trién và hoàn thiện để HV có thể theo dõi quá trình học tập của mình qua website của trường.

- Quản lý hiệu quả tài liệu điện tử

- Bảo trì và nâng cấp hệ thống mạng thường xuyên hay định kỳ

Tìn học hóa toàn bộ quá trình quản lý sẽ tạo ra một tác phong làm việc công nghiệp trong toàn thê các cán bộ viên chức nhà Trường giúp cho các vấn đề được giải quyết đồng bộ, chính xác và nhanh gọn, đạt hiệu quả cao.

iii) Phối hợp và quản lý sự phối hợp giữa Trường và Viện trong hoạt động thực tập Sau dai hoc theo HTTC

Hiện nay, Trường đã và đang xây dựng khá tốt mối quan hệ Viện — Trường bằng chứng là nhà Trường đã thành lập nhiều văn phòng bộ môn tại những bệnh viện lớn tại TP.HCM. Nhưng số lượng HV thực tập tại các khoa trong BV luôn luôn trong tình trạng quá tải nên cần xây dựng các biện pháp phối hợp và quản lý sự phối hợp giữa Viện và Trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực tập của HV

- Có hợp đồng trách nhiệm được ký kết bởi lãnh đạo trường và lãnh đạo bệnh viện nơi có HV đi thực tập

- Phố biến kế hoạch thực tập cho Phòng Kế hoạch tổng hợp của BV để BV chủ động trong việc theo dõi, đánh giá quá trình thực tập cla HV

- Thành lập phòng Quản lý thực tập lâm sàng tại Trường có trách nhiệm, nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy — học lâm sàng, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch phối hợp Viện — Trường,...

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lý đào tạo sau đại học theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học y khoa phạm ngọc thạch, thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)