Các chi tiết cần thiết khác theo quy định của TTGDCK

Một phần của tài liệu KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ppsx (Trang 103 - 136)

Kết thúc phiên giao dịch

Phòng giao dịch tổng hợp kết quả giao dịch trong ngày và chuyển đến phòng thanh toán kèm phiếu lệnh đã được thực hiện.

Phòng thanh toán lập báo cáo thanh toán và bù trừ về chứng khoán và tiền vốn rồi chuyển cho phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán của TTGDCK.

Phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán so khớp số liệu và thực hiện thủ tục thanh toán, đồng thời gởi thông báo cho ngân hàng thanh toán của hai bên đối tác mua - bán để thanh toán vốn đã giao dịch.

Các công ty và ngân hàng thanh toán vốn ngân hàng hoạt động lưu ký thực hiện tác nghiệp về thanh toán vốn.

Trong trường hợp công ty chứng khoán chưa kịp thanh toán trong thời hạn quy định, TTGDCK sẽ dùng quỹ hỗ trợ thanh toán thực hiện thay cho công ty chứng khoán. Sau đó tính lãi, phạt và các hình thức chế tài khác đối với công ty chứng khoán - quy định tại các điều 61 - 62 của Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán ban hành theo QĐ số 05/UBCKNN ngày 27/3/99 của UBCKNN.

Chúng ta có thể dễ nhận ra một điều rằng, theo diễn tiến về trình tự và phương thức khớp lệnh, cùng với một số quy định và thực tế ban đầu, thì vai trò của người môi giới khá mờ nhạt, nghề nghiệp của họ trong giai đoạn này có vẻ buồn tẻ. Cả các công ty chứng khoán cũng vậy, xem ra cũng chưa thực sự giúp được gì nhiều cho nhà đầu tư. Có thể nói, khách đầu tư chưa được chăm sóc một cách đúng nghĩa theo bài bản rất chu đáo của TTCK. Họ còn phải tự làm tự chịu nhiều thứ, trong khi tiền phí giao dịch họ phải trả lại khá cao.

Cách thức đo lường hiệu quả thực hiện

Nhà đầu tư sử dụng một số chỉ báo indicator để đo lường giá trị chứng khoán trong danh mục của họ. Chẳng hạn họ so sánh các mức giá cao nhất và thấp nhất lên xuống suốt quá trình giao dịch trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 năm để xác định xem liệu chứng khoán ta muốn khảo sát đã tăng hay giảm giá trị. Phần này ta sẽ bàn đến thêm hai chỉ báo rất thông dụng và hữu ích, giúp cho ta xác định các chứng khoán nào mua là tốt.

Lợi suất yield

Lợi suất ở đây liên quan đến số tiền mà ta kiếm được trong một năm, dưới dạng tiền lãi interest và cổ tức dividends. Lợi suất càng cao thì mức thu về trên vốn đầu tư ROI của ta càng cao. Lợi suất được diễn đạt theo một bách phân. Ví dụ, một lợi suất 5% trên khoản đầu tư 100 USD có nghĩa là ta đã kiếm được 5 USD.

Bằng cách biến đổi các khoản thu nhập theo số tuyệt đối sang dạng phần trăm, người đầu tư có thể dễ so sánh về giá trị hai chứng khoán là các cổ phiếu và trái phiếu khác nhau.

Lợi suất hiện thời current yield của cổ phiếu và trái phiếu là một chỉ báo tham khảo cần thiết được liệt kê trên các trang tài chính hoặc báo cáo tài chính. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự tính được các lợi suất quá khứ và hiện tại một cách dễ dàng. Đối với cổ phiếu, ta hãy tổng các khoản cổ tức được trả hằng năm cho mỗi cổ phần chia cho giá thời điểm một cổ phần. Các khoản cổ tức chia thì đã có trên báo cáo hằng năm của công ty. Nếu ta muốn có số đo lợi suất so với giá hiện thời để xem mức độ cổ tức theo thời giá ta lấy cổ tức chia cho giá thị trường hiện tại của cổ phần những người chuẩn bị mua bán cần thông số này.

Nếu muốn tính lợi suất so với giá lúc mua past yield ta lấy cổ tức chia cho giá ta đã bỏ ra mua trong quá khứ, để biết đồng vốn đã bỏ ra đang cho "thu nhập” thế nào những người đang nắm giữ cổ phiếu đôi khi muốn biết số này.

Lấy ví dụ, giả sử ta kiếm được 2 USD một năm từ khoản cổ tức trên một cổ phần có giá trị là 50 USD, sau đây là công thức tính lợi suất:

2 Cổ tức hằng năm / 50 Giá mỗi cổ phần = 0,04 hay là 4%

Để tính lợi suất hiện hành của một trái phiếu, ta chia tiền lãi nhận được hằng năm cho giá thị trường của trái phiếu đó. Chẳng hạn, ta có trái phiếu mệnh giá 1000 USD, nhận lãi sáu tháng một lần - ta tập gọi cho quen là "6 tháng một lần” thay vì

"một năm hai lần" là để tránh lẫn lộn giữa năm lịch và năm trái phiếu - mỗi lần là

60 USD. Nếu giá trái phiếu trên thị trường hiện nay là 1200 USD thì lợi suất hiện hành được tính là:

120 Tiền lãi một năm / 1200 Giá trái phiếu hiện thời = 0,10 hay là 10%

Nhìn vào đây ta đoán biết là lãi suất thị trường nay nằm ở khoảng 10%, cho nên giá trái phiếu cũ đã có lãi suất cao 12% nay được bán với giá cao hơn mệnh giá.

Tỷ lệ P/E Tỷ lệ giá/thu nhập

P/E là cách viết tắt của "Price/Earnings" giá thị trường/ thu nhập. Đây là cách so sánh giữa giá thị trường của một cổ phần thường với lợi nhuận mặc nhiên thuộc về cổ phần đó tính trên cơ sở năm tài chánh của niên hạn gần nhất. Phép chia này có nội dung khá đơn giản là vậy, nhưng nó nói lên được nhiều điều để ta đắn đo. Một tỉ lệ P/E cao có thể cho ý nghĩa rằng chứng khoán công ty này đang được định giá cao hơn mức lợi nhuận mà công ty làm ra được. Ngược lại, tỉ lệ P/E thấp có nghĩa là cổ phiếu công ty đó đã bị định dưới giá. Các tỷ lệ P/E đối với các cổ phiếu của ngành công nghiệp bình quân là từ 12 đến 15.

Tuy nhiên ta cần thận trọng khi tham khảo số đo này - cũng như nhiều số đo khác - bởi nó còn tuỳ thuộc vào độ tin cậy của các yếu tố được sử dụng để tính toán.

Sự đồng bộ, mức độ phát triển và hội nhập của thị trường và cơ chế công ty cũng cần được xem xét.

Cũng giống như lợi suất, tỉ lệ P/E thường được in trên các trang báo tài chính, nhưng ta cũng có thể tính được dễ dàng. Trước hết ta tìm thu nhập sau thuế của công ty trong báo cáo tài chính hằng năm dòng cuối cùng của báo cáo lợi tức. Kế tiếp ta cũng dựa vào báo cáo hằng năm để có được số cổ phần đang lưu hành.

Lấy lợi tức sau thuế chia cho tổng số cổ phần ta có lợi tức cho mỗi cổ phần EPS

= earning per share. Kế đến ta xem trên báo giá hiện tại của cổ phần đang khảo sát là bao nhiêu, rồi lấy giá cổ phần đó chia cho lợi tức trên mỗi cổ phần EPS.

Thế là ta có được tỉ lệ P/E. E ở đây tức là EPS.

Để nắm rõ vấn đề, ta thử tính tỉ lệ P/E của cổ phần công ty SACOM vào năm 2000 như dưới đây:

Năm 1999 lãi sau thuế của SACOM là 25.500.000.000 đồng, số cổ phần đang lưu hành của SACOM là 12.000.000 cổ phần. Giá cổ phần này vào thời điểm 6-2000 là 15.000 đồng. Ta có:

EPS lợi tức mỗi cổ phần = 25.500.000.000 đ / 12.000.000 = 2.083,3 đ PE Giá/lợi tức = 15000đ / 2083,3đ = 7,2

Nhưng vào giữa tháng 12-2000 giá cổ phiếu SACOM là 30.000 đồng, tỉ lệ P/E của cổ phần này vào thời điểm đó được tính toán như sau:

P/E Giá/Lợi tức = 30.000đ / 2.083,3 = 14,4

Nếu có thể so sánh nhiều P/E khác ta sẽ có nhiều điều rút ra lý thú và bổ ích cho các đánh giá về đầu tư mà ta đang quan tâm. Tất nhiên với điều kiện là hệ thống sổ sách phải thể hiện trung thực, thông tin cần kịp thời và tin cậy. Đây là những nội dung hội nhập không thể thiếu được trong quá trình xây dựng một TTCK công bằng, trung thực và lành mạnh để làm phương tiện phát triển kinh tế thị trường.

Định giá doanh nghiệp theo tỷ lệ P/E:

Trong việc định giá một doanh nghiệp, các báo cáo về tỷ lệ thị giá / thu nhập một cổ phiếu hay PER hoặc P/E đóng một vai trò hết sức quan trọng. Price Earning Ratio, viết tắt là PER hay P/E, được sử dụng trong rất nhiều phương pháp định giá, đặc biệt là trong những phương pháp đơn giản nhất, là những phương pháp so sánh ngành, so sánh tổng thể hoặc lịch sử.

Tỷ lệ P/E chỉ ra rằng thị trường chấp nhận trả giá gấp bao nhiêu lần thu nhập của một chứng khoán. Có nghĩa là lượng vốn hoá của một doanh nghiệp gấp bao nhiêu lần so với thu nhập của nó. Phần thu nhập này có thể được phân phối hoặc giữ lại, và trong trường hợp được giữ lại, nó tạo ra một giá trị thặng dư trong tương lai đối với doanh nghiệp. Đây chính là nguyên tắc cơ bản của TTCK. Tỷ lệ P/E là hệ số biến đổi thu nhập thành vốn, hoặc là hệ số tương ứng với mức vốn tiềm năng của một khoản thu nhập việc đảo ngược tỷ lệ này, nghĩa là tỷ lệ E/P, là tỷ suất sinh lời của một khoản đầu tư. Ngược lại, tỷ lệ P/E là hệ số vốn hoá.

Theo quan điểm này, tỷ lệ P/E là một công cụ hết sức quý giá, bởi vì trong nề kinh tế thường diễn ra hoạt động đầu tư một lượng vốn để đổi lấy hy vọng vào những khoản thu nhập lợi nhuận và / hoặc giá trị thặng dư tương lai hoặc ngược lại.

Việc biết được giá trị của lượng vốn bỏ ra để có được những khoản thu nhập liên tục là điều hết sức quan trọng.

Định nghĩa các thành phần của P/E: P/E là một tỷ số gồm hai đại lượng, phụ thuộc vào giá trị tương ứng và định nghĩa của từng đại lượng.

Đối với giá thị trường thị giá, khi được đưa ra sử dụng, có thể có nhiều cách định nghĩa: 1. Là giá thị trường của phiên cuối cùng hoặc phiên gần nhất; 2. Là giá thị trường của phiên ngày 31 tháng 12 năm vừa qua; 3. Là giá thị trường trung bình của từng thời kỳ: tháng, quý hoặc năm...

Liên quan tới vấn đề thu nhập của cổ phiếu, cần lưu ý là có 3 vấn đề được đặt ra.

Thứ nhất, lợi nhuận xuất phát từ khái niệm nào? lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận thuần từ ngành kinh doanh chính.... Thứ hai, liệu đó có phải là lợi nhuận thuần được điều chỉnh, có nghĩa là phải loại bỏ các yếu tố không đồng nhất giữa các chuẩn mực kế toán khác nhau hay không? Và thứ ba, thời hạn liên quan là năm nào? Nghĩa là:

- Lợi nhuận thuần của năm tài chính vừa qua và đã được công bố, - Lợi nhuận ước lượng của năm tài chính hiện tại,

- Lợi nhuận kỳ vọng của năm tài chính sắp tới?

Để minh hoạ khoảng cách có thể có giữa các tỷ số P/E của các thị trường khác nhau xuất phát từ định nghĩa khác nhau của các thị trường này, chúng ta có thể sử dụng các số liệu P/E bình quân của Sở giao dịch chứng khoán New York và Tokio trong những năm gần nhất.

Tỷ số P/E bình quân của TTCK New York và Tokyo

1975 1979 1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 NY S&P

500 11.0 7.4 9.2 8.0 11.2 11.7 12.1 13.4 14.7 Tokyo

DJ 225 19.4 20.2 17.1 18.2 22.2 25.1 28.0 25.9 32.1 Tokyo

điều chỉnh

12.1 12.6 10.7 11.3 13.8 15.6 17.5 16.2 20.0

Tỷ số P/E chưa điều chỉnh của Nhật có vẻ hết sức cao. Điều này có thể làm nản lòng phần lớn các nhà đầu tư phương tây. Thực tế, sự so sánh trực tiếp giữa P/E của hai nền kinh tế này không có ý nghĩa gì. Theo giải thích của các chuyên gia, lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhật không được tính toán theo cùng một cách với các doanh nghiệp Mỹ. Nếu người ta cân đối các phương pháp kế toán, và đặc biệt nếu sử dụng cùng một phương pháp hợp nhất kế toán, ta có thể nhận thấy rằng lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp Nhật cao hơn khoảng 60% so với các số liệu đã công bố như vậy, P/E bình quân của Nhật phải được điều chỉnh bằng cách nhân chúng với 1/160%, nghĩa là 0,625.

Vậy mà, cần nhận thấy rằng, trong giao tiếp hàng ngày, người ta không hề đả động đến tỷ số P/E điều chỉnh đối với doanh nghiệp này hay doanh nghiệp khác ở Nhật. Các vấn đề liên quan đến tỷ số này đều sử dụng tỷ số P/E không điều chỉnh. Sự méo mó này có thể là nguồn gốc của những nhầm lẫn trong các quyết định đầu tư. Nó có thể tránh được bằng cách sử dụng công nghệ thông tin bao gồm việc sửa chữa tự động nếu tỷ số P/E xuất hiện trên màn hình điện tử.

Nguyên tắc đầu tiên được đặt ra cho việc định giá: so sánh các chỉ số P/E có thể so sánh được bằng cách đảm bảo rằng việc xác định lợi nhuận là giống nhau trong các trường hợp, cũng như phải quan tâm đến tính chính xác của các thời kỳ được so sánh.

Khi so sánh các tỷ số P/E của các doanh nghiệp khác nhau, có thể có sự chênh lệch xuất phát từ một số nguyên nhân chính:

- Sự nhầm lẫn trong việc công bố số lượng cổ phiếu đang lưu hành,

- Việc không hợp nhất các tài khoản của một phần doanh nghiệp không niêm yết, - Sự khác biệt của các phương pháp kế toán, đặc biệt là đối với những vấn đề như: Các khoản dự phòng rủi ro hoặc các khoản khấu hao.

Việc định nghĩa và tính toán số lượng cổ phiếu có thể là nguồn gốc của nhiều nhầm lẫn đáng ngạc nhiên khi cần thiết phải đưa ra các dự đoán. Hiện đang tồn tại trên thế giới nhiều loại công cụ phái sinh mà chúng có thể là cổ phiếu hoặc không phải là cổ phiếu theo tính chất của nó, giống như các cổ phiếu ưu đãi, là

dạng cổ phiếu không có quyền biểu quyết, hoặc các trái phiếu có thể biến đổi thành cổ phiếu như trái phiếu chuyển đổi.

Những chứng khoán có thể chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc quyền chuyển đổi thành cổ phiếu trong một thời hạn nào đó, có thể làm biến đổi hoặc không làm biến đổi tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, có thể không gây tác động mạnh đến việc giảm giá trị của doanh nghiệp nhưng ngược lại, lại làm giảm một cách rất nhạy cảm giá trị của từng cổ phiếu.

Cần phải có một sự chú ý đặc biệt đối với việc tính toán các lợi nhuận của cổ phiếu trong những trường hợp tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nay mai, doanh nghiệp đang sở hữu các quyền chọn về cổ phiếu của mình, hoặc có các loại chứng khoán khác như cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm quyền mua cổ phiếu.

Người ta có thể giải thích sự thay đổi của P/E bình quân trên TTCK? Việc nghiên cứu sự tương quan chỉ đem lại một kết quả duy nhất có ý nghĩa: ảnh hưởng của lãi suất trái phiếu. Tỷ số P/E giảm khi lãi suất trái phiếu tăng.

Tác động của lãi suất trái phiếu quan trọng hơn rất nhiều so với "lợi nhuận bình quân trên TTCK". Điều này hết sức quan trọng, vì lãi suất trái phiếu hiện hữu và được công bố. Lãi suất trái phiếu hàng ngày luôn là đối tượng để phản ứng, là đề tài tranh luận và mỗi người đều rút ra những hậu quả từ sự can thiệp của nó vào TTCK và các chính sách tài chính của doanh nghiệp. "Lợi nhuận bình quân trên TTCK" không hiện hữu và không được công bố. Nó chỉ được sử dụng đến trong trường hợp tính toán sự tương quan. Và như vậy, nó không có ảnh hưởng đến cách ứng xử của các thành phần kinh tế.

Ngược lại, lợi nhuận của một doanh nghiệp có tồn tại và nó cũng tồn tại trong nhận thức của nhà đầu tư. Về mặt lãi suất, M. de Raismes đã thiết lập mối tương quan sau cho TTCK Pháp: P/E = 20,24 - 93,97 i trong đó, i là lãi suất trái phiếu không rủi ro. Trong 35 năm hoạt động, chỉ có 7 năm có số liệu khác với quy luật này và phải được giải thích bằng những nguyên nhân khác.

Đương nhiên là có những hiện tượng có thể làm xáo trộn giá trị của P/E bình quân trên thị trường mà không liên quan tới biến động về lãi suất trái phiếu.

Những nguyên nhân đó có thể xuất phát từ ảnh hưởng của một chính sách thuế mới, hoặc đường lối chính trị mới... còn tiếp

Những thông tin kinh tế và tài chính được đăng tải trên các báo có thể có ích đối với nhà đầu tư trong việc so sánh giá trị của doanh nghiệp với các doanh nghiệp tương đồng.

Nếu tỷ số P/E bình quân của toàn thị trường là tương đối cao, một nhà đầu tư ngắn hạn có thể vẫn kiếm được lợi nhuận nếu kết quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng và xu hướng của thị trường vẫn thuận lợi. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư dài hạn thì nên sử dụng các phương pháp định giá của Gordon - Shapio và của Bates để kiểm tra khả năng sinh lời kỳ vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng các tỷ số P/E thường dao động trong một khoảng thời gian nào đó.

Nếu tỷ số P/E của ngành cao hơn tương đối so với TTCK, cần làm rõ một số chi tiết:

Đối với toàn ngành, lợi nhuận ước đoán của năm tài chính kế tiếp vẫn tiếp tục tăng với tốc độ cao. Tỷ số P/En+1 sẽ cho một kết quả thuận lợi hơn nhiều so với P/E hiện tại. Điều này có thể xảy ra đối với một ngành kinh tế vừa thoát khỏi khủng hoảng hoặc các yếu tố môi trường đặc biệt thuận lợi. Khi đó, một tỷ số P/E cao không đồng nghĩa với một vụ đầu tư mạo hiểm.

Đó là lĩnh vực hiện đang là thị hiếu của công chúng. Điều chắc chắn rằng khi thị hiếu thay đổi thì kết quả của việc đầu tư vào lĩnh vực này là hết sức đáng lo ngại.

Nếu chính tỷ số P/E của doanh nghiệp cao:

Doanh nghiệp vừa qua khỏi một cuộc khủng hoảng với những kết quả còn khá thấp nhưng lợi nhuận cam kết của năm tài chính kế tiếp sẽ lớn hơn nhiều. Vậy, một tỷ số P/E cao là hợp lý.

Sự tăng trưởng của doanh nghiệp hết sức mạnh mẽ, lợi nhuận của năm sau sẽ là một bước nhảy vọt so với hiện tại. Khi đó, P/En+1 sẽ giảm đáng kể so với hiện nay. Như vậy, một tỷ số P/E cao vẫn tương đối hợp lý. Khi đó, hiện tượng P/E cao được coi như là một nấc thang cho lợi nhuận tương lai.

Tỷ số P/E của doanh nghiệp cao do cầu quá lớn so với cung của cổ phiếu của doanh nghiệp do mới được niêm yết trên thị trường thứ cấp hoặc do thị hiếu của

Một phần của tài liệu KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ppsx (Trang 103 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(301 trang)
w