II- Các công cụ kinh tế tạo động lực cho người lao động
1. Công cụ kinh tế trực tiếp
1.1.3. Các hình thức trả lương
Tùy thuộc vào từng đối tượng người lao động là nhân viên văn phòng, nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất hay cán bộ quản lý hoặc tùy thộc vào loại hình doanh nghiệp mà các tổ chức có thể áp dụng các hình thức trả
lương khác nhau cho phù hợp. Có rất nhiều hình thức trả lương hiện đã và đang được áp dụng rộng rãi bao gồm:
1.1.3.1- Trả lương theo thời gian
Theo hình thức này tiền công của công nhân được tính toán dựa trên cơ sở mức tiền công đã được xác định cho công việc và số đơn vị thời gian ( giờ hoặc ngày) thực tế làm việc, với điều kiện họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được xây dựng trước nếu muốn tiếp tục nhận mức tiền lương cho công việc đó. Hình thức này được áp dụng cho các công việc sản xuất nhưng khó định mức được cụ thể; hoặc các công việc đòi hỏi chất lượng cao, các công việc mà năng suất, chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào máy móc, thiết bị hay các hoạt động tạm thời, sản xuất thử như những nhân lực làm công việc quản lý.
Trả lương theo hình thức này chỉ có hiệu quả khi:
Coi chất lượng và độ chính xác của sản phẩm là yếu tố quan trọng mà nếu trả công theo sản phẩm thì có thể mất hai tính chất này;
Do tính chất của việc sản xuất rất đa dạng;
Quá trình sản xuất thường bị gián đoạn và trì hoãn khiến cho tổ chức không thể trả công theo hình thức kích thích sản xuất.
Trả lương theo thời gian có hai loại:
-Trả công theo thời gian đơn giản: tiền công nhận được của mỗi người do cấp bậc và thâm niên làm việc quyết định.
-Trả công theo thời gian có thưởng: hình thức này kết hợp với trả công theo thời gian đơn giản và tiền thưởng khi nhân lực đạt được những chỉ tiêu số lượng hay chất lượng đã quy định. Hình thức này phản ánh cả cấp bậc, thâm niên công tác, thời gian làm việc thực tế và cả thành tích công việc của người lao động.
Ưu điểm:
-Dễ hiểu, dễ quản lý;
-Tạo điều kiện cho cả người quản lý và công nhân có thể tính toán tiền công một cách rõ ràng
-Tạo sự công khai minh bạch trong việc trả lương cho mọi người trong công ty.
Nhược điểm:
-Tiền công mà công nhân nhận được không liên quan trực tiếp đến sự đóng góp lao động của họ trong một kỳ thời gian cụ thể.
-Không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc, không khuyến khích tiết kiệm nguyên vật liệu, và không khuyến khích tăng năng suất lao động.
1.1.3.2- Trả lương theo sản phẩm:
Là phương pháp trả lương căn cứ vào đơn giá hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay công việc và số lượng đơn vị hay công việc đã được thực hiện. Đây là hình thức trả lương mang tính chất kích thích vật chất mạnh mẽ đối với nhân viên, được sử dụng phổ biến đối với các doanh nghiệp.
Trong hình thức này, tiền công của người lao động sẽ phụ thuộc vaò số lượng đơn vị trực tiếp được sản xuất ra và đơn giá trả công cho một đơn vị sản phẩm.
Công thức: TC=DG . Qtt Trong đó: TC- Tiền công ĐG- Đơn giá
Qtt- Số lượng sản phẩm thực tế
Đơn giá được tính bằng cách chia mức lương giờ của công việc cho số đơn vị sản phẩm định mức mà người lao động có nghĩa vụ phải sản xuất trong một giờ hoặc mức lương giờ của công việc với số giờ định mức để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
Ưu điểm:
Khuyến khích tài chính đối với người lao động, thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động;
Việc tính toán tiền công đơn giản và dễ dàng công khai cho người lao động hiểu và thực hiện theo;
Việc quản lý đối với sự đóng góp của mỗi cá nhân cho tổ chức đều rõ ràng và dễ nhận biết.
Nhược điểm:
Người lao động ít quan tâm đến đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng hợp lý máy móc, thiết bị.
Lao động không muốn làm những công việc đòi hỏi trình độ tay nghề cao vói mức lương bình thường;
Có thể xảy ra tình trạng ngắt quãng công việc do lượng công việc không đảm bảo liên tục.
Người lao động chỉ chăm lo cho thành tích của bản thân mà quên mất vị trí của mình trong cả tập thể, khả năng làm việc theo nhóm vì thế mà giảm sút. Người lao động khó có thể điều chỉnh linh hoạt khi có sự biến động bất thường.
Để đảm bảo tác dụng khuyến khích đối với người lao động và hiệu quả kinh tế đối với doanh nghiệp, khi tiến hành trả công theo sản phẩm cần tuân thủ các yêu cầu sau:
+ Phải xây dựng được các mức lao động có căn cứ khoa học để tạo điều kiện tính toán cá đơn giá trả công chính xác.
+ Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc để hạn chế tối đa thời gian ngừng việc, tạo điều kiện để người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức công việc được phân công.
+ Thực hiện tốt công tác kiểm tra, thống kê, nghiệm thu sản phẩm được
sản xuất ra về cả số lượng và chất lượng vì thu nhập của người lao động phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đã sản xuất ra và đơn giá.
+ Làm tốt công tác giáo dục ý thức trách nhiệm và đánh giá thực hiện công việc đối với người lao động để tránh khuynh hướng chỉ chú ý đến số lượng mà bỏ qua chất lượng.
+ Hình thức này chỉ tiến hành có hiệu quả khi tính chất công việc đơn giản, ít công đoạn và các công đoạn có thể được tiến hành đơn lẻ không cần sự phối hợp nhiều người của nhiều bộ phận khác nhau.
Trả công theo sản phẩm có thể bao gồm các hình thức sau:
Trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm mà công việc của họ mang tính độc lập tương đối, sản phẩm có thể nghiệm thu và kiểm tra riêng biệt.
Tiền công lao động = Đơn giá . Số lượng sản phẩm sản xuất
Ưu điểm: Kích thích công nhân cố gắng nâng cao năng suất lao động và trình độ tay nghề nhằm nâng cao thu nhập.
Việc tính toán tiền công đơn giản, dễ dàng.
Nhược điểm: Người công nhân ít quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, ít chăm lo đến công việc chung của tập thể.
Trả công theo sản phẩm tập thể:
Chế độ trả công này thường áp dụng với những công việc cần một nhóm công nhân, đòi hỏi sự phối hợp giữa các công nhân và năng suất lao động chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp của cả nhóm như lắp ráp các thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyền, trông nom máy móc liên hợp.
Tiền công của cả tập thể = Đơn giá bình quân . Số lượng sản phẩm sản xuất của tập thể
Ưu điểm: khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của tổ. Giúp người lao động có quan hệ hài hòa hơn với tất cả mọi người trong Công ty.
Nhược điểm: Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền công của họ, do đó ít khuyến khích công nhân năng cao năng suất lao động cá nhân. Khi xuất hiện công việc cần xử lý đơn lẻ thì người lao động sẽ lúng túng vì đã quen làm cùng tập thể.
Trả công theo sản phẩm gián tiếp: hình thức này chỉ áp dụng cho những công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng tiền công theo sản phẩm như công nhân sửa chữa, phục vụ máy sợi, công nhân điều chỉnh thiết bị trong nhà…
Đặc điểm của chế độ trả công này là thu nhập về tiền công của công nhân phụ lại phụ thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính. Do đó đơn giá tính theo công thức:
ĐG = ML.Q
ĐG - Đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp L - Lương cấp bậc của công nhân phụ Q - Mức sản lượng của công nhân chính M - Số máy phục vụ cùng loại
Hình thức trả công này khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. Nhờ đó, công nhân phụ sẽ nhanh chóng nâng cao tay nghề và thành thạo hơn với công việc.
Tuy nhiên, nếu công nhân chính không có mặt thì công nhân phụ cũng sẽ không thực hiện được công việc gì được một mình.
Hình thức này chỉ đem lại hiệu quả cao khi có sự phối hợp chặt chẽ và
ăn ý giữa công nhân phụ và công nhân chính.
Trả công theo sản phẩm có thưởng: thực chất đây là hình thức trả công kết hợp một trong các hình thức nói trên với các hình thức tiền thưởng.
Khi áp dụng chế độ trả công này, toàn bộ sản phẩmđược áp dụng theo đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng của chế độ tiền thưởng quy định.
Tiền công trả theo sản phẩm có thưởng ( Lth) tính theo công thức:
Lth = L +
100 ) . .(mh L
Trong đó: L - Tiền công trả theo sản phẩm với đơn giá cố định.
M - % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng h% - % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
Yêu cầu cơ bản khi áp dụng chế độ tiền công tính theo sản phẩm có thưởng là phải quy định đúng đắn các chỉ tiêu, điều kiện thưởng và tỷ lệ thưởng bình quân.
Chế độ trả công khoán: áp dụng cho những công việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định. Chế độ trả công này áp dụng chủ yếu trong xây dựng cơ bản và một số công việc trong nông nghiệp. Trong công nghiệp thường dùng trong các công việc sửa chữa, lắp ráp các sản phẩm, máy móc, thiết bị…
Tiền công sẽ được trả theo khối lượng công việc mà công nhân hoàn thành ghi trong phiếu giao khoán. Chế độ trả công này có thể áp dụng cho cá nhân hoặc tập thể.
Ưu điểm: khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán chặt chẽ.
Nhược điểm: khi tính toán đơn giá phải hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ vì khối lượng hóa đơn là rất lớn.