CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
II- Các công cụ kinh tế tạo động lực cho người lao động
2. Công cụ kinh tế gián tiếp
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nền văn minh nhân loại, đòi hỏi chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Ngoài thu nhập nhận được các tổ chức không thể bỏ qua việc đầu tư cho người lao động nhằm tái sản xuất sức lao động của họ để họ tích cực tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phúc lợi a, Khái niệm
Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động.
Dịch vụ cho người lao động là những khoản cũng có tác dụng to lớn như phúc lợi nhưng người lao động muốn sử dụng các dichj vụ đó phảI trả một khoản phí nhất định.
b, Vai trò của phúc lợi
- Giúp đảm bảo cuộc sống cho người lao động như hỗ trợ việc mua xe, mua nhà, tiền khám chữa bệnh…
- Làm tăng uy tín, vị thế của daonh nghiệp trên thị trường, khuyến khích người lao động làm việc và trung thành với doanh nghiệp. Giúp doang nghiệp thu hút được nhân tài và giữ chân nhân viên tốt.
- Giúp giảm bớt gánh nặng cho xã hội trong việc đảm bảo cuộc sống, sức khỏe cho người lao động như BHXH,BHYT,BH thất nghiệp.
c, Các loại phúc lợi, dịch vụ
Có hai loại phúc lợi, dịch vụ chủ yếu cho người lao động gồm:
2.1.1- Phúc lợi bắt buộc
Là các loại phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phả đưa ra theo quy định của Nhà nước. Đây là một khoản bắt buộc mà mọi cá nhân khi tham gia vào lực lượng lao động đều phải tham gia đặc biệt là các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Ngày nay, khi được tham gia đóng các khoản phúc lợi này càng làm cho người lao động cảm thấy gắn bó với tổ chức hơn, vì đây là số tiền bảo đảm cho cuộc sống của họ khi về hưu.
Các phúc lợi bắt buộc bao gồm: các loại đảm bảo, BHXH, trợ cấp thất ngiệp, BHYT, tự cấp ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất.
2.1.2- Phúc lợi tự nguyện
Là các phúc lợi mà các tổ chức đưa ra tùy thuộc vào khả năng kinh tế của họ và sự quan tâm của người lãnh đạo ở tổ chức đó. Nó bao gồm các loại sau:
-Các phúc lợi bảo hiểm: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm mất khả năng lao động.
-Các phúc lợi bảo đảm: bảo đảm thu nhập, bảo đảm hưu trí.
-Các dịch vụ hỗ trợ người lao động về tài chính: dịch vụ bán giảm giá, hiệp hội tín dụng, mua cổ phần của công ty, hỗ trợ mua xe, mua nhà…
-Trợ cấp về giáo dục, đào tạo
-Hỗ trợ cá dịch vụ nghề nghiệp: cố vấn kế toán công khai, tư vấn về công việc, sức khỏe cho người lao động, phúc lợi chăm sóc y tế tại chỗ, thư viện và phòng đọc, hệ thống nghiên cứu các khuyến nghị của người lao động
-Các dịch vụ giải trí: Các chương trình thể thao, văn hóa, du lịch, dã ngoại, dịch vụ chăm sóc người già và trẻ em, trợ cấp đi lại, trợ cấp công tác phí…
d, Các nguyên tắc
- Các chương trình phúc lợi phải dựa trên sự tham gia tự nguyện của người lao động.
- Đảm bảo lợi ích cho cả người lao động và phía bên tổ chức nhằm đem lại lợi ích so với trước khi có các chương trình phúc lợi đó.
- Phải đảm bảo khách quan, công bằng.
2.2- Đào tạo và phát triển a, Khái niệm
Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức. Đào tạo (đào tạo kỹ năng) là các hoạt động học tập nhằm giúp người lao động có thể thực hiện tốt hơn công việc, nhiệm vụ hiện tại của mình. Còn phát triển là các hoạt động học tập nhằm giúp họ có thể thực hiện những công việc mới trong tương lai dựa trên cơ sở định hướng của tổ chức.
b, Vai trò của đào tạo và phát triển
Cùng với sự phát triển của thời đại, vai trò của đào tạo và phát triển ngày càng được khẳng định là một nhu cầu bức thiết đối với mọi người để tồn tại và phát triển.
Đối với người lao động : Hầu hết mỗi người lao động khi tham gia vào một tổ chức họ đều mong muốn củng cố, nâng cao và ngày càng hoàn thiện những kiến thức và kỹ năng đẫ có. Nên khi được tham gia vào các chương trình đào tạo của tổ chức họ sẽ nâng cao được các kỹ năng, tính chuyên nghiệp giúp họ thích ứng nhanh và thực hiện tốt công việc hiện tại.
Nhờ đó người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc và đó là cơ sở để phát huy tính sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Người lao động sẽ có động lực làm việc và gắn bó với tổ chức hơn.
Đối với tổ chức : đối với những lao động đã qua đào tạo lại của tổ chức thì tinh thần làm việc, kỹ năng chuyên môn của họ cũng tăng do đó họ
có thể tự giám sát chính bản thân mình và những người có trình ddoonj thấp hơn nên tổ chức sẽ giảm bớt được chi phí giám sát. Chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức năng cao làm tăng năng suất, hiệu quả công việc, nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức, tạo điều kiện cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý vào doanh nghiệp, và do đó cũng tạo được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
c, Các phương pháp Đào tạo và phát triển
Có nhiều phương pháp để đào tạo và phát triển tùy thuộc vào điều kiện công việc, đặc điểm về lao động về nguồn tài chính của mình các tổ chức sẽ lựa chọn các phương pháp phù hợp để đem lại hiệu quả cao. Có hai loại chủ yếu gồm :
-Đào tạo trong công việc gồm các phương pháp : đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc, đào tạo theo kiểu học nghề, kèm cặp và chỉ bảo, luân chuyển và thuyên chuyển công tác.
-Đào tạo ngoài công việc gồm : tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp, cử đi học ở các trường chính quy, đào tạo thông qua các bài giảng các hội nghị hoặc các hội thảo được tổ chức trong hoặc ngoài đơn vị, đào tạo theo kiểu chương trình hóa với sự giúp đỡ của máy tính, Đào tạo từ xa, đào tạo kỹ năng xử lý công văn giấy tờ...
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI.