CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
II. Tình hình sử dụng các công cụ kinh tế ở Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển Bưu điện Hà Nội
2.2. Công cụ kinh tế gián tiếp
2.2.3. Đào tạo và phát triển
Tất cả các Công ty, xí nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay buộc phải có được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Trình độ khoa học kỹ thuật ở trong nước cũng như trên
thế giới ngày càng phát triển. Muốn theo kịp các thành tựu khoa học kỹ thuật để có thể áp dụng, chuyển giao công nghệ thì các Công ty phải chăm lo công tác Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực.
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển Bưu điện Hà nội hoạt động trong lĩnh vực công nghệ điện tử viễn thông, một trong những nghành có nhiều bước tiến vượt bậc và những thành tựu Khoa học kỹ thuật vĩ đại. Điều này đòi hỏi Công ty phải tiếp cận và chuyển giao được các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhằm đảm bảo tốt chất lượng các dịch vụ cung cấp và tư vấn cho khách hàng trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh với những công cụ mới tiếp cận và chuyển giao các thiết bị xây lắp viễn thông hiện đại.
Vì vậy, tiến hành đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao đang là nhu cầu bức thiết đối với tất cả các doanh nghiệp.
Mục đích chính của công tác đào tạo là nhằm có được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được những nhu cầu về công việc và làm cho tổ chức hoạt động có hiệu quả hơn. và vì vậy Công ty cần phải xây dựng được chiến lược Đào tạo và phát triển phù hợp với mục tiêu chung của mình đã đề ra. Công ty cũng xác định sự phát triển của mình phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược kinh doanh và chất lượng đội ngũ nhân lực sẵn có nên chiến lược tạo động lực cho cán bộ nhân viên trong công ty đã được quan tâm thực hiện trong những năm gần đây. Chiến lược đào tạo và phát triển của Công ty cụ thể như sau:
Đối tượng : Là cá Cán bộ quản lý và điều hành sản xuất, các nhân viên có thâm niên công tác tại Công ty từ 2 năm trở lên được trưởng các đơn vị đề xuất khi thấy tình hình bức thiết.
Các hình thức đào tạo :
+ Đào tạo phát triển kỹ năng : áp dụng đối với những nhân viên mới phải được đào tạo những kỹ năng mới để thực hiện công việc như các thao tác kỹ thuật cơ bản khi thiết kế và nhanh chóng đưa bản thiết kế đó vào thi công, kỹ năng nhận biết và sử dụng các thiết bị kỹ thuật…Để hoàn thiện các kỹ năng này Công ty thường phân công các nhân viên mới đi làm cùng các nhân viên có kinh nghiệm lâu năm để học hỏi kinh nghiệm ; thông qua các hội nghị, hội thảo về chuyển giao công nghệ các thiết bị kỹ thuật trong nghành Bưu chính Viễn thông…
+ Cử cán bộ quản lý hoặc các nhân viên có tiềm năng lớn đi đào tạo tại các nước tiên tiến trên thế giới như Đức, Hàn quốc, Nhật bản, Thụy điển, Thái Lan, Trung quốc… để nâng cao khả năng nắm bắt khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Năm 2007 Công ty đã cử 17 người đi học tập nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ở nước ngoài, đến năm 2008 con số này đã lên tới 23 người. Điều này chứng tỏ Công ty ngày càng quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình. Tuy nhiên, trong năm 2009 do điều kiện nền kinh tế đang khó khăn nên Công ty chưa có kế hoạch cụ thể cho việc cử cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài.
+ Ngoài việc đào tạo các kỹ năng trong công việc Công ty còn tổ chức việc đào tạo an toàn lao động cho nhân viên, công nhân ở các Xí nghiệp sản xuất, những người trực tiếp tiến hành thi công phải làm việc trong các điều kiện làm việc nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn cao.
Kinh phí hỗ trợ đào tạo : hàng năm Công ty trích 50% trong tổng lợi nhuận phân phối để hình thành Quỹ Đầu tư phát triển.
Những người được Công ty cử đi đào tạo đều được những hỗ trợ về kinh phí nhất định :
+ Tổng giám đốc Công ty được hỗ trợ 100% kinh phí ;
+ Các phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Chủ tịch Công đoàn : 85%
kinh phí ;
+ Các trưởng phòng, Giám đốc các xí nghiệp : 60% kinh phí ;
+ Đối với các nhân viên tùy theo tính chất và mục đích của việc đào tạo mà Công ty sẽ có mức hỗ trợ nhất định. Chẳng hạn, đối với những người tự nguyện đi đào tạo ngoài giờ làm việc thì sẽ phải tự túc kinh phí và Công ty chỉ hỗ trợ kinh phí thủ tục nhập học và tạo điều kiện tốt cho họ hoàn thành khóa học. Đối với những người được Công ty cử đi đào tạo thì được hưởng 100% lương cơ bản và được hỗ trợ 40% kinh phí đào tạo.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG CỤ KINH TẾ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
I. Phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2010:
Nghành Bưu chính viễn thông đã và đang có những bước tiến mới với rất nhiều những thành tựu và các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Đứng trước sự biến đổi mạnh mẽ đó Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển Bưu điện Hà Nội đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2010 cụ thể như sau :
Tiếp tục thực hiện các hoạt động tư vấn, khảo sát, thiết kế và đo kiểm như mục tiêu hoạt động ban đầu đã đề ra. Đồng thời tận dụng ưu thế là có nhiều kỹ sư giỏi trong hoạt động xây lắp và đo kiểm để mở rộng thị trường và nâng cao vị thế
Phấn đấu đến cuối năm 2010 doanh thu của công ty tăng trưởng cao đạt mức 40% so với năm 2008. Công ty sẽ tham gia thiết kế và thi công các công trình viễn thông ở các tỉnh thành phía nam như TP Hồ Chí Minh đến Cà Mau.
Tiếp tục thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ và hoàn thiện hơn nữa các công cụ kinh tế nhằm tạo động lực thúc đẩy tinh thần, trách nhiệm của nhân viên trong toàn Công ty. Làm cho chất lượng các dịch vụ tư vấn và công trình thi công đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo lòng tin, vị thế, thương hiệu đối với họ.
Đối với nguồn nhân lực : Công ty tiếp tục hoàn thiện hệ thống các công cụ tạo động lực cho người lao động ; tạo điều kiện cho người lao động phát triển các kỹ năng công việc, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho họ.