Ở giai đoạn đầu, Người tinh khôn sống như thế nào?

Một phần của tài liệu GA LỊCH SỬ 6 Kì I (Trang 38 - 41)

THỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA

2. Ở giai đoạn đầu, Người tinh khôn sống như thế nào?

- Dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), cách đây 3-2 vạn năm.

- Công cụ chủ yếu là những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ có hình thù rõ ràng.

nhưng hình thù rõ ràng hơn.

GV: Như vậy vào khoảng 3-2 vạn năm trước đây ở nước ta đã xuất hiện người tinh khôn ở giai đoạn đầu, công cụ của họ vẫn là đá ghè đẽo nhưng tiến bộ hơn người tối cổ ở chỗ là có hình thù rõ ràng hơn, sắc bén hơn, họ kiếm được nhiều thức ăn hơn, cuộc sống ổn định hơn ,dân số đông hơn, họ mở

rộng dần vùng sinh sống ra nhiều nơi hơn, hầu khắp miền Bắc và Bắc trung bộ nước ta.

Vậy ở giai đoạn sau phát triển hơn, người tinh khôn có gì mới, chúng ta chuyển sang phần 3

Hoạt động 3: Cá nhân/lớp GV: Sử dụng lược đồ

Công cụ sản xuất được cải tiến hơn nữa với việc dùng nhiều loại đá khác nhau. Hàng loạt hang động, mái đá có dấu vết người tinh khôn sinh sống …đến 4000 năm

?: Những dấu tích của người tinh khôn giai đoạn phát triển được tìm thấy ở những địa phương nào trên đất nước ta? Thời gian?

( Hoà Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long, ….cách đây từ 12000 đến 4000 năm).

?: Ở những di chỉ này người ta tìm thấy những gì ?

HS: Trả lời

GV: Công cụ đá được mài ở lưỡi, công cụ bằng xương, bằng sừng, đồ gốm…

GV: (Cho H quan sát hình 21,22,23) Hình 21: Rìu đá Hoà Bình

Hình 22: Rìu đá Bắc Sơn Hình 23: Rìu đá Hạ Long.

GV: Cho HS quan sát tiếp hiện vật phục chế : Rìu đá mài một bên Bắc Sơn.

?: Em hãy cho biết những chiếc rìu đá này có điểm gì tiến bộ hơn những chiếc rìu đá ở hình 19,20? (Đều được mài ở lưỡi, nhẵn, sắc hơn.)

GV: Đó là những công cụ đá của người tinh khôn cách ngày nay 12000 đến 4000 năm, đều được mài ở lưỡi, đặc biệt rìu ngắn

3.Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới?

- Người tinh khôn giai đoạn phát triển sống ở Hoà Bình, Bắc Sơn( Lạng Sơn), Quỳnh

Văn(Nghệ An), Hạ Long( Quảng Ninh) Bàu tró( Quảng Bình)…có niên đại cách đây 10000-

4000năm

- Công cụ được mài ở lưỡi như rìu ngắn, rìu có vai, một số công cụ bằng xương ,sừng, đồ gốm,…

và có vai ngày càng nhiều ( rìu đá Hạ Long) người ta có thể dùng 1 đoạn tre hay gỗ, chẻ một đầu ra kẹp vào đầu phía trên của công cụ đá buộc chặt lại để chặt , sức chặt sẽ mạnh hơn.

?: Theo các em tại sao lại có sự tiến bộ đó?

HS: Trả lời

GV: Trong quá trình lao động, con người luôn sáng tạo để nâng cao hiệu quả lao động của mình.

?: Em hãy cho biết giá trị của sự tiến bộ đó là gì?

HS: Trả lời

GV: Tạo điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao dần cuộc sống.

Hoạt động 4: Nhóm

?: Vậy theo em, ở giai đoạn phát triển, người tinh khôn có những điểm gì mới ? HS:- Xuất hiện kĩ thuật mài đá

- Ngoài công cụ đá còn có thêm công cụ bằng xương, bằng sừng .

- Họ biết làm đồ gốm và lưỡi cuốc đá.

Kết luận: Với những công cụ đá được cải tiến sắc bén hơn, cuộc sống của con người ở thời kỳ này ổn định hơn, không những họ kiếm được nhiều thức ăn trong tự nhiên hơn mà họ còn biết trồng trọt và chăn nuôi.Như vậy nhờ có lao động mà cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn. Số người đông thêm, quan hệ xã hội cũng bắt đầu hình thành, cuộc sống tinh thần của con người cũng phong phú hơn, vì vậy chúng ta phải yêu qúy và trân trọng những thành quả lao động và khi tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất chúng ta phải biết bảo vệ môi trưòng để có cuộc sống tốt đẹp.

4. Củng cố

? Em hãy chỉ trên lược đồ những địa điểm các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ

5. Hướng dẫn học tập

- Học bài , nắm vững 3 giai đoạn phát triển của người nguyên trên đất nước ta.

Lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.

Các giai đoạn Thời gian Địa điểm chính Công cụ Người tối cổ 30-40 vạn năm L.Sơn, T.Hoá, Đồng Nai. Đá ( ghè, đẽo) Người tinh

khôn (G.đoạn đầu)

3 - 2 vạn năm Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An.

Đá (ghè, đẽo có hình thù rõ ràng.) Người tinh

khôn (G.đoạn sau)

12 - 4 nghìn năm

Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Bình.

Đá mài, xương, sừng, đồ gốm.

- Xem trước Bài 9 “Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta” – HS tìm hiểu: Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy như thế nào?

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: 02/10/2016

Một phần của tài liệu GA LỊCH SỬ 6 Kì I (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w