I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức
Giúp HS hiểu, thời Văn Lang người dân Việt Nam đã xây dựng cho đất nước mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng, vừa đầy đủ vừa phong phú tuy còn sơ khai.
2.Kĩ năng
Rèn kỹ năng liên hệ thực tế khách quan.
3. Thái độ
Giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị 1. Giáo viên
Tranh ảnh lưỡi cày đồng, trống đồng, hoa văn trang trí trên mặt trống, truyện Hùng Vương.
2. Học sinh
Đọc trước bài, sưu tầm truyện Hùng Vương.
III. Phương pháp
Thảo luận, trực quan, vấn – đáp, phân tích, diễn giảng…
IV. Hoạt động dạy học 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ
? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang và giải thích.
3. Bài mới
Giới thiệu bài mới
Như tiết trước chúng ta đã tìm hiểu, nhà nước Văn Lang được hình thành trên cơ sở kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu trị thuỷ và chống giặc ngoại xâm, trên một địa bàn rộng lớn với 15 bộ. Để tìm hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc, cũng như đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang thời kì này. Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Cá nhân / lớp
?: Qua các hình ở bài 11, em hãy trình bày người dân Văn Lang xới đất để gieo trồng bằng công cụ gì?( Lưỡi cày đồng ).
?: Hãy so sánh công cụ đồng với giai đoạn trước đó và ngày nay?
HS: Trả lời
GV: - Thời trước: bằng cuốc đá.
- Ngày nay: Tiến bộ hơn nhiều , thế kỷ của sắt, thép, hiện đại hoá nông nghiệp, đưa máy móc vào nông nghiệp…)
Như vậy nông nghiệp đã chuyển từ giai đoạn dùng cuốc sang cày, từ đá sang đồng…Họ dã dùng trâu, bò để cày. Đây là bước tiến dài trong lao động sản xuất của cư dân Văn Lang.
?: Nông nghiệp của cư dân Văn Lang bao gồm những nghề gì?( Trồng trọt, chăn nuôi)
?: Họ trồng những gì? Cây nào là chính?
HS: Trả lời
GV: Sự tiến bộ của công cụ sản xuất bằng đồng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, nền kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí chủ đạo, ngoài ra còn trồng khoai, đậu, bí và cây ăn quả.
?: Họ chăn nuôi gì?
GVKL : Trong nông nghiệp người dân Văn Lang biết trồng trọt, chăn nuôi gia súc trâu, bò để cày kéo, lúa là cây lương thực chính, đời sống ổn định, người dân ít phụ thuộc vào thiên nhiên. Như vậy điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp cho ngành nông nghiệp phát triển vì vậy chúng ta cần
1.Nông nghiệp và các nghề thủ công
a. Nông nghiệp
- Nước Văn Lang là một nước nông nghiệp, thóc lúa là cây lương thực chính, ngoài ra còn trồng khoai, đậu, bí và cây ăn quả.
- Nghề trồng dâu, đánh cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
bảo vệ thiên nhiên để góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hoạt động 2: Nhóm/ cá nhân
GV: Tổ chức cho hs thảo luận nhóm 5'
?: Cư dân Văn Lang đã biết làm những nghề thủ công nào?
HS: Thảo luận và trình bày.
GV: Cho hs nhận xét sau đó nhận xét chốt lại.
?: Quan sát H 36, 37, 38 em nhận thấy nghề nào được phát triển thời bấy giờ?
(Luyện kim)
?: Người dân Văn Lang đã làm được những loại đồ đồng nào? Trong đó loại nào thể hiện rõ nhất tài năng của người thợ?
HS: Thảo luận và trình bày.
GV: Trống đồng, thạp đồng thể hiện rõ nhất tài năng của người thợ. Vì trống đồng, thạp đồng rỗng rất khó đúc, trống lại có nhiều hoa văn đẹp do đúc mà có chứ không phải do con người khắc lên.
?: Cho hs xem trống đồng phục chế và tranh mặt trống đồng, yêu cầu hs miêu tả?
HS: Miêu tả
GV: Trống đồng là vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang, kỹ thuật luyện đồng đạt trình độ điêu luyện, nó là hiện vật tiêu biểu nhất cho trí tuệ, tài năng và thẩm mĩ của người thợ thủ công lúc bấy giờ. Trong một thời gian dài chúng ta không thể phục chế được trống đồng bằng phương pháp hiện đại, vài chục năm lại đây chúng ta mới phục chế được bằng phương pháp thủ công.
GDMT: Chúng ta tự hào về dân tộc ta là chủ nhân của trống đồng, đồng thời chúng ta có y thức giữ gìn cổ vật văn hoá dân tộc.
?: Ngoài đúc đồng ra cư dân Văn Lang còn biết làm gì nữa?(Biết rèn sắt)
?: Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện điều gì?
HS: Trả lời
b. Thủ công nghiệp
- Nghề gốm, dệt vải lụa, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hoá.
- Nghề luyện kim đạt tới trình độ cao.
- Họ bắt đầu biết rèn sắt.
4. Củng cố
? Nêu những nét chính trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?
? Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?
5. Hướng dẫn học tập Học và làm bài tập.
Học bài Xem trước Bài 14.
Tìm đọc truyện “Mỵ Châu - Trọng Thuỷ”.
V. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 13/11/2016
Tiết 15 - Bài 14