Các yêu cầu cơ bản để thực hiện công tác giám sát

Một phần của tài liệu Dự thầu công trình siêu thị văn phòng nhà cho thuê (Trang 123 - 128)

V. GIÁM SÁT PHẦN CỌC

V.1. GIÁM SÁT PHẦN CỌC THÍ NGHIỆM

3/ Các yêu cầu cơ bản để thực hiện công tác giám sát

Nhà thầu thi công phải có kế hoạch cung cấp vật liệu, kế hoạch lấy mẫu thí nghiệm tại các phòng LAS đáp ứng được yêu cầu của tiến độ đã được chấp thuận.

a/ Đối với Thép:

- Loại thép sử dụng trên công trường tuân thủ theo đúng chủng loại hồ sơ thiết kế đã chỉ định.

- Cốt thép sử dụng cho công trình phải tuân thủ theo đúng TCVN 1651-2008 Thép cốt bê tông.

- Cốt thép được kiểm tra theo phiếu giao hàng, mỗi lô thép nhập về theo phiếu gia hàng được lấy mẫu tại hiện trường đưa về kiểm tra tại các phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng có tư cách pháp nhân (có dấu LAS hoặc VILAS), nếu đạt yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ

thiết kế thì mới được phép đưa vào sử dụng. Số lượng mẫu thử tuân thủ theo điều 3.2 và 3.3 của TCVN 1651-2008. Các thông số kỹ thuật cần kiểm tra sẽ được Đoàn tư vấn giám sát chỉ định đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế.

b/ Đối với Bê tông:

*/ Vật liệu bê tông.

- Bê tông trước khi đưa vào sử dụng cho công trình phải có đầy đủ chứng chỉ về cát, đá, xi măng, cấp phối, các đặc tính của phụ gia, đạt các yêu cầu về kỹ thuật và yêu cầu của thiết kế trình Đoàn tư vấn giám sát.

- Độ sụt của hỗn hợp bê tông phải được xác định phù hợp với điều kiện chế tạo hỗn hợp bê tông, phương tiện vận chuyển, thiết bị đầm, mức độ bố trí cốt thép trong kết cấu, kích thước kết cấu, tính chất công trình, điều kiện khí hậu.

- Cân đong từng thành phần vật liệu để pha trộn hỗn hợp bê tông theo cấp phối đã được xác định thông qua một phòng thí nghiệm có chức năng.

- Lập phiếu đổ bê tông cho từng đợt đổ bê tông ghi rõ ngày tháng thực hiện, cấp phối qui định, khối lượng vật liệu cân đong cho mỗi mẻ trộn để tiện theo dõi và kiểm tra chất lượng khi cần thiết. Riêng thi công bằng bê tông thương phẩm thì phải có chứng nhận chất lượng của nhà máy sản xuất bê tông .

Nước:

- Nước để trộn vào bê tông và bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong TCVN 4506 -87: Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.

- Tuỳ thuộc vào lượng ngậm nước của cát và điều kiện thi công để điều chỉnh lượng nước trong các cấp phối bê tông và vữa cho hợp lý.

- Ở công trình này sẽ sử dụng nguồn nước được khai thác qua hệ thống giếng khoan cho dung dịch bentonit thi công cọc khoan nhồi.

Phụ gia:

- Chỉ được sử dụng phụ gia đã có đăng ký chất lượng tại cơ quan quản lý nhà nước công nhận và sử dụng các phụ gia đó theo chỉ dẫn của Nhà sản xuất, chỉ được dùng phụ gia khi có sự đồng ý của Chủ đầu tư và Đoàn giám sát.

- Đơn vị thi công phải trình Chủ đầu tư và Đoàn tư vấn giám sát các trạm bê tông thương phẩm sẽ sử dụng, trong đó phải có đủ hồ sơ của trạm trộn gồm:

+ Hồ sơ năng lực của trạm trộn.

+ Giấy kiểm định của trạm trộn.

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh.

+ Phiếu thí nghiệm thiết kế thành phần cấp phối của bê tông với mỗi loại mác bê tông dùng cho công trình.

+ Chứng chỉ thí nghiệm của các thí nghiệm viên thử độ sụt, lấy mẫu bê tông tại hiện trường.

+ Các phiếu thí nghiệm cát, đá, xi măng.

+ Các đặc tính của phụ gia.

+ Yêu cầu kỹ thuật thi công công tác bê tông và bê tông cốt thép căn cứ theo TCVN 4453 - 1995 kết cấu bê tông và bê tông toàn khối. Qui phạm thi công và nghiệm thu tiêu chuẩn Việt nam TCVN 5724 - 93 kết cấu bê tông và bê tông cốt thép: Điều kiện tối thiếu để thi công và nghiệm thu.

- Đối với cốt thép cần có các chứng chỉ kèm theo và các mẫu thí nghiệm kiểm tra kèm theo TCVN ISO 15630 "kim loại - phương pháp thử kéo" và "kim loại - phương pháp thử uốn".

4/. Giám sát công tác cốt thép:

Tất cả các loại thép đưa vào sử dụng cho công trình đều có chứng chỉ chất lượng đảm bảo theo đúng thiết kế. Cốt thép trước khi gia công cần phải đảm bảo:

- Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không vảy sắt và các lớp rỉ.

- Các thanh thép bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép.

- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.

- Các chủng loại thép không đúng kích thước, yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ đều không được sử dụng .

* Cắt và uốn thép: Sử dụng máy cắt và uốn cốt thép theo đúng thiết kế

* Hàn cốt thép: Các sai lệch cho phép đối với sản phẩm cốt thép và sai lệch cho phép đối với mối hàn theo qui định tại bảng 5 và 6 của TCVN 4453 - 1995.

* Nối buộc cốt thép: Không nối ở các vị trí chịu lực và chỗ uốn cong, trong một mặt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với cốt thép tròn trơn và không quá 50% đối với cốt thép có gờ. Chiều dài nối, phương pháp nối tuân thủ theo chỉ định của thiết kế.

* Vận chuyển và lắp dựng cốt thép:

- Vận chuyển cốt thép cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Không làm hư hỏng, biến dạng sản phẩm.

+ Cốt thép từng thanh nên buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

+ Các khung, lưới cốt thép nên có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với phương tiện vận chuyển.

- Lắp dựng cốt thép cần thoả mãn các yêu cầu sau:

+ Bộ phận lắp dựng trước không gây trở ngại cho bộ phận lắp sau.

+ Có biện pháp ổn định cốt thép trong quá trình đổ bê tông

+ Các con kê đặt tại vị trí thích hợp, tuỳ theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m có 1 điểm kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và bằng các loại vật liệu không ăn mòn cốt thép cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng theo các qui định tại bảng 9 của TCVN 4453 - 1995 .

* Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép:

- Kiểm tra cốt thép gồm các phần việc sau:

+ Sự phù hợp của các loại cốt thép so với thiết kế.

+ Công tác gia công cốt thép, phương pháp cắt uốn và làm sạch cốt thép trước khi gia công.

+ Công tác hàn: Bậc thợ, thiết bị, que hàn, công nghệ hàn và thiết bị hàn.

+ Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế . + Vận chuyển và lắp dựng cốt thép.

+ Trình tự kiểm tra theo qui định tại bảng 10 TCVN 4453 - 1995.

- Nghiệm thu cốt thép phải bao gồm các hồ sơ sau:

+ Các bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công và biên bản về quyết định thay đổi.

+ Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn, gia công cốt thép.

+ Các biên bản về việc thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế.

+ Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công và nghiệm thu cốt thép + Nhật ký thi công.

5/. Giám sát công tác bê tông:

- Thiết kế cấp phối bê tông:

+ Phải thiết kế cấp phối bê tông (tính toán và đúc mẫu) đúng mác theo thiết kế.

+ Độ sụt và độ cứng của hỗn hợp bê tông tuỳ thuộc vào kiến trúc công trình, hàm lượng thép, phương pháp vận chuyển, thời tiết.

+ Độ sụt (mm) và độ cứng (S) của hỗn hợp bê tông tại vị trí đổ như sau: Bê tông cọc nhồi có độ sụt là 18 + 2 (cm)

+ Thành phần bê tông được hiệu chỉnh tại hiện trường theo nguyên tắc không thay đổi tỷ lệ N/XM của thành phần bê tông đã thiết kế.

- Vận chuyển hỗn hợp bê tông:

+ Việc vận chuyển bê tông thương phẩm sử dụng xe chở chuyên dùng, đảm bảo cho bê tông không bị phân tầng, mất nước xi măng. Thiết bị sử dụng, nhân lực bố trí phù hợp với khối lượng, tốc độ đổ và dầm bê tông.

+ Thời gian cho phép lưu hỗn hợp trong quá trình vận chuyển cần xác định bằng thí nghiệm. Khi không có các số liệu thí nghiệm có thể tham khảo các số liệu sau:

 Thời gian lưu hỗn hợp trên phương tiện vận chuyển khi nhiệt độ >300 c là 30 phút.

 Thời gian lưu hỗn hợp trên phương tiện vận chuyển khi t0 từ 20  300c là 45 phút.

 Thời gian lưu hỗn hợp trên phương tiện vận chuyển khi t0 từ 10  200c là 60 phút.

 Thời gian lưu hỗn hợp trên phương tiện vận chuyển khi t0 từ 5  100c là 90 phút.

- Đổ và đầm bê tông: Việc đổ bê tông phải đảm bảo không làm sai lệch vị trí cốt thép, cốp pha, và chiều dầy lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

- Kiểm tra và nghiệm thu bê tông:

Kiểm tra bê tông:

+ Kiểm tra chất lượng bê tông là công tác tổng hợp tất cả các công tác từ cốp pha, đà giáo, cốt thép, vật liệu để sản xuất bê tông, chế tạo hỗn hợp bê tông, độ sụt khi đổ bê tông, dung sai các kết cấu công trình.

+ Các mẫu bê tông xác định cường độ bê tông cùng lúc, cùng chỗ, kích thước viên mẫu là 150 mm x 150 mm x150 mm. Số tổ mẫu lấy theo quy định:

 Mỗi cấu kiện không được lấy ít hơn 3 tổ mẫu, 01 tổ thí nghiệm kiểm tra khi đạt 7 ngày (tính từ ngày đúc mẫu), 01 tổ thí nghiệm khi đạt 28 ngày, 01 tổ lưu mẫu.

 Cường độ bê tông công trình sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu tại hiện trường được coi là đạt yêu cầu khi giá trị trung bình từng tổ mẫu không nhỏ hơn mác thiết kế và không có một mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 85 % mác thiết kế và được Nhà thầu thí nghiệm xác nhận.

Nghiệm thu bê tông: Công tác nghiệm thu tiến hành tại hiện trường có đầy đủ các hồ sơ sau:

 Chất lượng công tác cốt thép (biên bản nghiệm thu trước khi đổ bê tông)

 Chất lượng bê tông (kết quả mẫu).

 Kích thước, hình dáng, vị trí, các chi tiết đặt sẵn, ... so với thiết kế.

 Bản vẽ hoàn cấu kiện, hạng mục.

 Bản vẽ thi công có ghi đủ các thay đổi trong thi công.

 Các văn bản cho phép thay đổi các chi tiết, bộ phận trong thiết kế.

 Các kết quả kiểm tra cường độ bê tông và các loại vật liệu khác.

 Các biên bản nghiệm thu công việc các bộ phận.

 Nhật ký thi công công trình.

Các yêu cầu kiểm tra chất lượng công tác bê tông được tóm tắt như bảng dưới đây:

ĐT kiểm tra PP kiểm tra Yêu cầu đạt Tần suất kiểm tra

1 2 3 4

Một phần của tài liệu Dự thầu công trình siêu thị văn phòng nhà cho thuê (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(297 trang)
w