GIÁM SÁT PHẦN CỌC KHOAN NHỒI

Một phần của tài liệu Dự thầu công trình siêu thị văn phòng nhà cho thuê (Trang 132 - 146)

V. GIÁM SÁT PHẦN CỌC

V.2. GIÁM SÁT PHẦN CỌC KHOAN NHỒI

V.2.1/. GIÁM SÁT THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI.

1/. Giám sát công tác chuẩn bị:

Trước khi cho phép tiến hành thi công cọc khoan nhồi Đoàn tư vấn giám sát thực hiện các công tác sau:

- Tập hợp đủ các tài liệu kỹ thuật về kết quả khoan khảo sát địa chất, thiết kế, quy trình công nghệ, đặc biệt cần có kết quả quan trắc mực nước ngầm khu vực thi công.

- Kiểm tra chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công, chính xác các vị trí tim mốc, hệ trục của công trình, đường vào và vị trí đặt các thiết bị cơ sở và khu vực gia công thép, kho, bãi và công trình phụ trợ.

- Duyệt quy trình kỹ thuật, biện pháp thi công do đơn vị thi công lập theo các phương tiện thiết bị sẵn đã được nêu trong hồ sơ đấu thầu của Nhà thầu thi công đã được Ban QLDA chấp thuận nhằm đảm bảo các yêu cầu của hồ sơ thiết kế.

- Duyệt kế hoạch thi công chi tiết, quy định rõ thời gian cho các bước công tác và sơ đồ dịch chuyển máy trên hiện trường.

- Kiểm tra công tác chuẩn bị các biểu bảng theo dõi quá trình thi công.

- Kiểm tra sự đầy đủ và đúng yêu cầu các loại vật tư theo quy định và các thiết bị thí nghiệm kiểm tra độ sụt của bê tông, dung dịch bentonit, độ sâu cọc, ... dung dịch bentonit phải đảm bảo đủ khối lượng cho công tác thi công và đạt yêu cầu (yêu cầu cho dung dịch bentonit trước khi thi công).

2/. Giám sát công tác định vị hố khoan:

Hố khoan và tim cọc được định vị trong quá trình hạ ống chống. Tim cọc được xác định bằng hai tim cọc kiểm tra trục A và trục B vuông góc với nhau và đều cách tim cọc một khoảng cách bằng nhau.

3/. Giám sát công tác hạ ống chống (Casing):

Ống chống tạm thời không được ngắn hơn 6m dùng để bảo vệ thành hố khoan ở phần đầu cọc, tránh mọi hiện tượng sập lở đất bề mặt và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công. Ống chống phải đặt thẳng đứng và được kiểm tra

bằng 2 máy trắc đạc. Vị trí ống chống, độ thẳng đứng của ống chống phải được Đoàn tư vấn GS kiểm tra và nghiệm thu.

4./ Kiểm tra đường ống dẫn bentonit:

Trước khi công tác khoan cọc bắt đầu Đoàn tư vấn GS kiểm tra đường ống dẫn bentonit và hố đào cạnh cọc để chứa bentonit thu hồi. Kiểm tra đường ống cấp và thu hồi bentonit qua thùng chứa và qua máy sàng cát.

5./ Giám sát công tác công tác khoan:

- Cần điều chỉnh bộ nằm ngang của máy khoan và độ thẳng đứng của cần khoan.

- Bentonit được phun vào lỗ cọc khi khoan đạt độ sâu 4 - 5m. Betonit phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và được thử trong quá trình thi công theo yêu cầu. Mực dung dịch khoan trong lỗ phải cao hơn 1,25m so với cao độ mực nước ngầm bên ngoài hố khoan. Dung dịch bentonite trào ra từ hố khoan có thể được thu hồi và lọc để sử dụng lại.

- Mùn khoan và dung dịch bentonit lẫn đất phải được vận chuyển ngay ra khỏi vị trí hố khoan để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng hố khoan.

- Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được bơm từ hố khoan trừ trường hợp ống chống được tiếp tục đặt sâu và vách hố khoan là ổn định.

- Hố khoan được kiểm tra về độ sâu độ thẳng đứng và đường kính cũng như tình trạng thành vách theo yêu cầu của Đoàn giám sát căn cứ vào TCVN 326 - 2004.

- Bentonit tại hiện trường phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

TT Thông số Kỹ thuật Chỉ số Dụng cụ kiểm tra

1 Tỷ trọng 1,05 - 1,15 g/ml Cân tỷ trọng

2 Độ nhớt 18 - 45s Phễu chuyên dụng (700 cc)

3 Độ PH 7 - 9 Giấy thử độ PH

4 Hàm lượng cát ≤ 6% Đo bằng ống nghiệm và

màng lọc tiêu chuẩn 6/. Giám sát công tác hạ lồng thép, ống siêu âm:

- Lồng thép và ống siêu âm được nghiệm thu trước khi hạ xuống hố khoan.

- Lồng cốt thép được hàn chắc chắn và có số mối nối thép chủ là tối thiểu. Con lăn bê tông được sử dụng để đảm bảo chiều dầy lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

- Cần có biện pháp kỹ thuật để tránh cốt thép bị tụt hoặc bị đẩy trồi lồng thép.

- Cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu về cường độ và kích thước theo như bản vẽ thiết kế.

7/. Giám sát công tác thổi rửa đáy hố khoan:

- Sau khi đặt cốt thép, chiều sâu hố khoan được kiểm tra và làm sạch. Việc làm sạch đáy hố khoan có ý nghĩa quyết định đến sức chịu tải của cọc. Mùn khoan lắng đọng, đất từ thành hố khoan sụt lở phải được thổi rửa bằng công nghệ thích hợp. Việc thổi rửa có thể được thực hiện bằng ống đổ bê tông kết hợp với ống dẫn khí nén.

Bentonit và mùn khoan ở đáy hố khoan được áp lực khí nén đẩy ra ngoài thông qua hệ thống ống đổ bê tông. Cần bổ sung bentonit mới vào hố khoan khi dung dịch bentonit tụt khoảng 1,5m so với cao độ đỉnh ống chống.

8/. Giám sát công tác đổ bê tông:

- Công nghệ đổ bê tông phải thực hiện sao cho bê tông được cấp cho cọc là liên tục, không bị gián đoạn. Thời gian đổ bê tông cho một cọc không nên vượt quá 4 giờ.

- Tư vấn giám sát kiểm tra việc thiết kế cấp phối bê tông của nhà thầu để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

- Độ sụt bê tông không nhỏ hơn 18cm và được qui định là 18cm + 2cm. Thông thường, cần sử dụng phụ gia liên kết chậm và phụ gia tăng độ dẻo của bê tông.

- Trường hợp dùng xe trộn để cấp bê tông, đoàn giám sát kết hợp với kỹ thuật B để tính toán thời gian vận chuyển và lựa chọn độ sụt xuất xưởng thích hợp.

- Ống đổ bê tông có đường kính trong trong khoảng 219 mm đến 273 mm. Ống đổ bê tông và mối nối phải đảm bảo kín, cách nước. Các đốt ống đổ bê tông phải được đánh số để kiểm tra chiều dài khi nối ống và tháo ống.

- Tư vấn giám sát yêu cầu nhà thầu phải chuẩn bị ống đổ bê tông dự phòng.

- Trước khi đổ bê tông cần lấy mẫu bentonit dưới đáy hố khoan để thử. Nếu chất lượng bentonit sau khi kiểm tra không đạt, nhà thầu phải có biện pháp kỹ thuật thích hợp hoặc thay bentonit mới.

- Khi bắt đầu đổ bê tông, ống đổ phải đặt sát đáy hố khoan. Đáy phễu đổ phải được bố trí quả nút có thể được trượt dễ dàng trong ống nhằm đảm bảo không có sự tiếp xúc trực tiếp của mẻ bê tông đầu với nước của dung dịch khoan. Ống đổ có thể được nâng lên hạ xuống trong quá trình cấp bê tông và tháo bớt ống, song phải luôn nằm trong bê tông với chiều dài không nhỏ hơn 1,5m (thông thường từ 3 - 5 m). Việc đổ bê tông phải tạo được một dòng chảy tự do và đẩy dần dung dịch bentonit ra khỏi hố khoan.

- Bê tông phải được đổ liên tục và sao cho bê tông không bị phân tầng.

- Bê tông trong ống đổ phải đảm bảo đủ độ cao và luôn lớn hơn áp lực của cột nước hoặc cột dung dịch xung quanh.

- Đoàn giám sát sẽ chỉ định lấy 4 tổ mẫu thử bê tông cho mỗi cọc. Mỗi cọc nhồi không được lấy ít hơn 3 tổ mẫu, 01 tổ thí nghiệm kiểm tra khi đạt 7 ngày (tính từ ngày đúc mẫu), 01 tổ thí nghiệm khi đạt 28 ngày, 01 tổ mẫu lưu (khi cần mang ra ép đối chứng).

- Các ống đổ bê tông cần phải vệ sinh ngay sau khi tháo để tránh hiện tượng tắc ống.

9/. Giám sát công tác rút ống chống, lấp cát (hoặc đá dăm) đầu cọc:

- Sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông cọc, tiến hành thi công lấp cát theo thiết kế để bảo vệ đỉnh cọc và lấp các hố trũng trên mặt bằng.

- Ống chống cần được rút lên trong thời gian bê tông còn có độ dẻo và chưa ninh kết nhằm đảm bảo bê tông không bị kéo lên theo ống chống.

- Trong quá trình rút ống phải đảm bảo ống chống được giữ thẳng đứng và đồng trục với cọc.

10/. Dung sai:

- Vị trí cọc phải được xác định chính xác từ lưới cột và trục. Ngay trước khi thi công cần phải kiểm tra vị trí của cọc so với hệ thống lưới cột.

- Vị trí cọc, độ thẳng đứng của cọc không được sai số quá sự cho phép trong TCVN 326 - 2004.

11/. Các cọc bị hư hỏng:

Trong các trường hợp sau cọc bị coi là hư hỏng:

- Cường độ bê tông không đạt yêu cầu thiết kế.

- Dung sai thi công cọc vượt quá trị số cho phép quy định tại điều 11.

- Sức chịu tải của cọc không đạt yêu cầu thiết kế.

12/. Lý lịch cọc: (Có mẫu Hồ sơ cọc khoan nhồi kèm theo).

Lý lịch cọc được Tư vấn Giám sát và kỹ thuật B ký xác nhận ngay trong quá trình thi công và bao gồm các thông tin sau:

- Ngày và thời gian bắt đầu khoan và bắt đầu đổ bê tông;

- Số liệu về cọc và vị trí;

- Cốt mặt đất tại vị trí thi công cọc (thời điểm bắt đầu thi công);

- Cốt mũi cọc và đầu cọc;

- Cốt đầu cọc sau khi cắt cọc;

- Độ sâu gặp lớp đất chịu lực (cuội sỏi);

- Đường kính hố khoan và đường kính cọc;

- Độ nghiêng của cọc (nếu có);

- Chiều dài ống chống;

- Chiều dài ống đổ bê tông và chiều dài ống đổ nằm trong bê tông;

- Mô tả chi tiết đất nền trong quá trình khoan theo thời gian;

- Làm sạch đáy hố khoan;

- Cốt thép và thời gian lắp đặt vào hố khoan;

- Đặc tính của bê tông, thể tích bê tông và thời gian đổ bê tông;

- Chi tiết các chướng ngại vật gặp phải khi khoan;

- Chi tiết về thời tiết;

- Các thông tin khác theo yêu cầu của Tư vấn giám sát.

13/. Giai đoạn thi công một cọc:

- Nhật ký thi công, hồ sơ cọc và biên bản ngiệm thu công tác xây lắp phải được kỹ thuật thi công, tư vấn giám sát ký xác nhận ngay sau thi công.

- Những cọc vi phạm các yêu cầu kỹ thuật và các quy phạm xây dựng khi chưa có ý kiến của Tư vấn thiết kế, Đoàn giám sát, Chủ đầu tư thì không được tiếp tục thi công và đơn vị thi công chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng của cọc này.

- Trong quá trình thi công nếu có gì vướng mắc cần báo cho Chủ đầu tư, Đoàn giám sát cùng Tư vấn thiết kế bằng văn bản để giải quyết.

14/. Công tác thí nghiệm cọc:

Thí nghiệm cọc trong giai đoạn thi công cọc thí nghiệm nhằm kiểm tra sức chịu tải của cọc theo thiết kế và chất lượng thi công của cọc.

Số lượng và vị trí của các cọc thí nghiệm và phương pháp thí nghiệm do đơn vị thiết kế chỉ định và phải tuân theo các yêu cầu trong TCVN. Trong hồ sơ thiết kế của giai đoạn thi công cọc đại trà có các phương pháp thí nghiệm:

 Thí nghiệm cọc bằng phương pháp siêu âm.

 Thí nghiệm cọc bằng phương pháp khoan lấy lõi.

 Thí nghiệm, kiểm tra sức chịu tải của cọc bằng phương pháp Osterberg.

Công tác thí nghiệm cọc phải do cán bộ địa kỹ thuật có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trực tiếp chỉ đạo. Các cán bộ vận hành thiết bị và theo dõi thí nghiệm cần được huyến luyện và đào tạo.

Để công tác thí nghiệm đảm bảo tính chính xác, cung cấp những thông tin chính xác làm cơ sở cho công tác thiết kế đảm bảo chất lượng công trình, Đoàn giám sát sẽ thực hiện công tác giám sát quản lý theo các cơ sở sau:

- Hồ sơ thiết kế được duyệt.

- Đề cương công tác thí nghiệm đã được Tư vấn thiết kế và Ban QLDA phê duyệt.

- Các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Nhà cao tầng - Công tác thử tĩnh và kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi TCXD 196- 1997.

- Cọc - Phương pháp thí nghiệm hiện trường TCXD 88 -1992.

V.3. GIÁM SÁT PHẦN CỌC ÉP

TT

Nội dung

công việc

Nội dung, phương pháp kiểm tra giám sát

Tiêu chuẩn áp dụng A GIÁM SÁT VẬT LIỆU

1 Thép - Đường kính cốt thép chịu lực.

- Đường kính, bước cốt đại.

- Lưới thép tăng cường và vành thép bó đầu cọc.

- Mối hàn cốt thép chủ vào vành thép.

- Sự đồng đều của lớp bê tông bảo vệ.

TCVN 1651:2008

2 Bê tông Bê tông sử dụng cho cọc khoan nhồi là bê tông thương phẩm có độ sụt cao. Công tác kiểm tra vật liệu bê tông bao gồm:

- Kiểm tra năng lực nhà cung cấp bê tông.

+ Đơn vị thi công phải trình Chủ đầu tư, TVGS các trạm bê tông thương phẩm sẽ sử dụng (tối thiểu 2 trạm), trong đó phải đầy đủ hồ sơ của trạm trộn gồm:

 Giấy phép đăng ký kinh doanh.

 Hồ sơ năng lực của trạm trộn.

 Giấy kiểm định của trạm trộn.

 Thiết kế cấp phối.

+ Tư vấn giám sát sẽ tiến hành kiểm tra năng lực thực tế trạm trộn về thiết bị, khả năng cung cấp…

- Kiểm tra thiết kế cấp phối bê tông:

+ Lập biên bản lấy mẫu thí nghiệm các thành phần hỗn hợp: Xi măng, cát, đá… Kiểm tra phụ gia sử dụng.

TCVN 4453:1995 TCVN 9345:2012 TCVN 9336:2012 TCVN 9395:2012

trì độ sụt, lấy mẫu thí nghiệm.

+ Kiểm tra kết quả nén mẫu bê tông R7, R28.

Sau khi kiểm tra hồ sơ, hiện trường và có kết quả thí nghiệm thành phẩm vật liệu, mẫu bê tông cấp phối… TVGS lập biên bản kiểm tra, trình chủ đầu tư phê duyệt nhà cung cấp bê tông nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu. Bê tông chỉ được sử dụng khi có sự phê duyệt của chủ đầu tư.

B GIÁM SÁT TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THI CÔNG 1 Công

tác cốp pha

- Cốp pha đúc cọc nên được chế tạo bằng thép và sử dụng các cọc liên kết. Cốp pha phải đảm bảo chắc chắn, kín khít. Không để bị biến dạng khi đổ bê tông và mất nước xi măng.

- Trước khi đổ bê tông cốp pha phải được vệ sinh sạch sẽ, quét dầu chống bám dính.

- Khi gia công cốp pha phải đảm bảo mũi cọc thẳng với trục dọc đi qua tâm của cọc.

- Cốp pha chỉ được dỡ khi bê tông đạt 25% mác thiết kế và đảm bảo không làm ảnh hưởng đến bê tông cọc.

TCVN 9395:2012- Tiêu chí kỹ thuật dự án (nếu có)

2 Công tác cốt thép

- Thép sử dụng chế tạo phải dùng chủng loại và các yêu cầu thiết kế.

- Tất cả các loại thép sử dụng để sản xuất cọc đều phải được thí nghiệm về các chỉ tiêu cơ lý trước khi thi công.

- Thép đai và thép chủ được buộc chặt và hàn để không bị dịch chuyển khi đổ bê tông.

- Các thanh thép ứng lực sẽ kiểm tra đảm bảo lực căng theo yêu cầu thiết kế.

TCVN 9395:2012- Tiêu chí kỹ thuật dự án (nếu có).

3 Công - Đảm bảo đúng mác theo yêu cầu thiết kế. Trong TCVN

tác đổ bê tông

quá trình đổ bê tông sẽ lấy mẫu theo qui định để thí nghiệm cường độ.

- Giám sát công tác đầm bê tông đảm bảo không bị phân tầng, thép không bị dịch chuyển.

- Cọc sau khi đổ bê tông phải được bảo dưỡng theo qui định trong tiêu chuẩn hiện hành.

- Sau khi đổ cọc phải được đánh dấu thứ tự ngày đổ trên thân cọc.

9395:2012- Tiêu chí kỹ thuật dự án (nếu có).

4 Yêu cầu kỹ thuật về đoạn cọc sau khi đúc

- Sự cân xứng của cốt thép trong tiết diện cọc.

- Kích thước tiết diện cọc.

- Độ vuông góc của tiết diện các đầu cọc với trục.

- Độ chụm đều đặn của mũi cọc.

- Không dùng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định trong bảng sau và các đoạn cọc có vết nứt rộng hơn 0.2mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10mm, tổng diện tích do lẹm, sét góc và rỗ tổ ong không quá 5% tổng diện tích bề mặt cọc và không quá tập trung.

TCVN 9395:2012- Tiêu chí kỹ thuật dự án (nếu có).

5 Kiểm tra thiết bị ép

Trên cơ sở thiết kế, nền đất, sức chịu tải của cọc cho phép kiểm tra thiết bị ép như sau:

- Lực ép lớn nhất (danh định) của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất (Pmax) yêu cầu theo quy định của thiết kế.

- Lực nén của kích phải đảm bảo tác dụng cọc (khi ép đỉnh) hoặc tác dụng đều bề mặt cọc (khi ép ôm).

Không gây ra lực ngang khi ép.

- Hệ thống bơm dầu áp lực phải kín. Chuyển động của pittông kích kích phải đều và không chế chính xác được tốc độ khi ép.

- Đồng hồ đo áp lực phải có kiểm định và tương

TCVN 9395:2012- Tiêu chí kỹ thuật dự án (nếu có).

xứng với khoang lực đo. Giá trị đo lớn nhất trên đồng hồ không quá 2 lần áp lực đo khi ép.

- Chân đế hệ thống kích ép phải đảm bảo ổn định và đặt phẳng trong suốt quá trình ép.

- Đối trọng càn tạo phản lực ít nhất bằng lực cực đại của kích làm việc theo yêu cầu thiết kế.

- Giá đỡ cọc và định hướng phải có các gỗi tựa, thanh đỡ, vòng kẹp trên bệ kích đảm bảo độ thẳng đứng định hướng cọc.

6 Công tác thi công ep cọc

Trước khi đưa cọc vào ép phải được nghiệm thu lại bề mặt bê tông cọc. Kiểm tra khuyết tật và cường độ bê tông thông qua phiếu xuất xưởng và ngày đúc cọc.

Quy trình hạ cọc thường bao gồm các công việc sau:

- Lắp ráp thiết bị ép cọc và vị trí ép cọc.

- Chỉnh máy để các đường khung máy, đường trục cọc thẳng đứng và nằm trong mặt phẳng. Mặt phẳng này nằm vuông góc với mặt phẳng chuẩn đài móng.

Độ nghiêng không quá 0,5%.

- Trước khi đưa cọc vào khung dẫn cần vạch dấu sơn trên thân cọc bắt đầu từ mũi cách nhau 1m. Càng gần đỉnh cọc các vạch sơn càng gần nhau hơn:

50cm, 20cm, 10cm, 5cm. ngoài ra còn căng dây bật mực từ đỉnh đến mũi cọc để kiểm tra độ thẳng đứng của cọc.

- Cọc được ép theo sơ đồ thi công được duyệt. Việc di chuyển máy ép được tính toán hợp lý để việc cung ứng và định vị cọc được nhanh nhất. Tùy theo tình hình mặt bằng thi công cụ thể và trên nguyên tắc: ép cọc trước không ảnh hưởng đến ép cọc sau và đường di chuyển khung dẫn thuận lợi nhất, đường cung cấp

TCVN 9395:2012- Tiêu chí kỹ thuật dự án (nếu có).

Một phần của tài liệu Dự thầu công trình siêu thị văn phòng nhà cho thuê (Trang 132 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(297 trang)
w