Truyền hình Nhân dân ra đời cùng với chuyên mục “BL – PP” được đánh giá là dám "nhìn thật, nói thẳng". “BL – PP” là chuyên mục thể hiện những quan điểm, chính trị chính thống của Đảng và nhà nước, hữu ích cho các cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc đấu tranh chống luận điệu sai trái,bảo vệ những quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, chuyên mục còn giúp người dân có cái nhìn toàn diện, cụ thể, vạch trần các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng một số vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội, môi trường trên phạm vi cả nước, các thế lực thù địch đã và đang đẩy mạnh nhiều hoạt động xuyên tạc, chống phá. Mục đích chính là làm lung lay niềm tin của quần chúng nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Trong bối cảnh đó, người làm báo, các cơ quan báo chí - truyền thông càng phải ý thức rõ ràng và trách nhiệm hơn về yêu cầu, nhiệm vụ của bản thân trong cuộc đấu tranh bền bỉ, cam go này.
Có thể nhận thấy, đặc điểm chung trong nhiều hoạt động chống phá của các đối tượng phản động là thường tập trung đẩy mạnh vào thời điểm diễn ra các hoạt động kinh tế - xã hội lớn của đất nước. Hoặc đơn giản là “xé lẻ” một trong những vi phạm, hạn chế về tham nhũng, vi phạm đất đai của một lĩnh vực, một địa phương cụ thể. Từ đó, “gắn” với những câu nói của các đồng chí lãnh đạo Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các luận điệu xuyên tạc sự thật, vu khống những chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến các lĩnh vực nhạy cảm như tôn giáo, nhân quyền.v.v. gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Không khó để nhận ra tham vọng đầy ảo tưởng của các đối tượng phản động là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, yêu cầu
“phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, làm cho lực lượng vũ trang xa rời mục tiêu, lý tưởng, mất phương hướng chính trị, không thực hiện đúng chức năng... luôn là mục tiêu hướng đến của các thế lực thù địch. Chúng đòi hủy bỏ một số nội dung như quy định việc lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Hay yêu cầu chấm dứt tình trạng độc quyền trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, đảm bảo quyền tự do thành lập các cơ quan báo chí, xuất bản của mọi cá nhân.v.v. Thủ đoạn phá hoại của chúng cũng ngày càng tinh vi và thâm độc. Nguy hiểm hơn cả là những đối tượng phản động tồn tại ở cả trong và ngoài nước. Đó có thể là những kẻ cơ hội chính trị, thành phần bất mãn với chế độ, những kẻ ham lợi ích vật chất, bị thế lực thù địch móc nối, mua chuộc, dụ dỗ.
Bên cạnh đó, cũng có một số người do kém hiểu biết, bị thiếu thông tin chính thống hoặc người có hiểu biết nhưng bàng quan và thiếu ý thức chính trị đã có những hành động, phát ngôn không đúng, vô tình tiếp tay tuyên truyền cho các thế lực thù địch, phản động. Trong nỗ lực ngông cuồng chống phá Đảng, Nhà nước, các đối tượng phản động đặc biệt lợi dụng ưu thế của internet và mạng xã hội. Đây được xem là công cụ đắc lực để truyền tải những thông tin sai sự thật, thiếu thiện chí đến người dân. Với một quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin như Việt Nam, điều này rất thuận lợi.
Từ khi xuất hiện tờ báo điện tử đầu tiên, đến nay, tại Việt Nam đã có hàng triệu website, blog cá nhân, thu hút hàng tỉ lượt người xem và trao đổi thông tin.
Nhiều trang facebook hoạt động theo dạng tổng hợp thông tin để bày tỏ quan điểm cá nhân về những vụ việc “nóng” thu hút dư luận. Đặc biệt, từ khi kênh chia sẻ video trực tuyến youtube hỗ trợ kiếm tiền qua quảng cáo tại Việt Nam thì lượng người đăng video tăng đột biến. Việt Nam trở thành 1 trong 5 quốc gia hàng đầu có người xem và chia sẻ video trên youtube. Lợi dụng điều này, các tổ chức phản
động, các đối tượng cơ hội chính trị đã dàn dựng nhiều video clip xuyên tạc, bôi nhọ, làm sai lệch bản chất một số vụ việc ở nước ta.
Trong bối cảnh đó, để người dân có nhận thức đúng đắn về tình hình thế giới cũng như hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, vai trò của báo chí truyền thông hết sức quan trọng. Báo chí với sứ mệnh của mình, phải thể hiện vai trò là phương tiện hữu hiệu nhất góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; đồng thời, phản bác kịp thời những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, tạo môi trường truyền thông lành mạnh, làm đúng chức trách, nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận của Đảng, diễn đàn của nhân dân. Đảng, Chính phủ Việt Nam rất tôn trọng quyền tự do công luận của nhân dân; đồng thời, sẽ nghiêm trị những cá nhân lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để chống phá Đảng, Nhà nước, vu khống, xuyên tạc sự thật. Báo chí phải có nhiều bài viết, nhiều chương trình có tính chiến đấu cao, định hướng rõ ràng, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. “Xây” bao gồm tuyên dương, đẩy mạnh nhân rộng những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng định những thành tựu kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo của đất nước. “Chống” được thể hiện rõ rệt bằng những bài viết phát hiện, phản ánh những vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ của một số cá nhân, đơn vị. “Xây” và “chống” phải được thực hiện song hành với nhau, bổ trợ nhau thường xuyên, liên tục. Cuộc đấu tranh nào cũng dai dẳng, khó khăn.
Trên lĩnh vực báo chí truyền thông, cuộc đấu tranh ấy càng phức tạp hơn trước sức mạnh truyền tải to lớn của internet. Trong đó, báo Nhân dân, đặc biệt là chuyên mục
“BL – PP” luôn tích cực, chủ động đi đầu trong cuộc đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Điều này vừa là nhiệm vụ quan trọng, vừa là trách nhiệm lớn lao của những người làm báo trên mặt trận văn hóa - tư tưởng.
Trên cơ sở đó, các chương trình thuộc chuyên mục “BL – PP” đã phản ánh các khía cách khác nhau của đời sống đất nước, không chỉ quan hệ đối ngoại đối với những vấn đề đang nảy sinh trong đời sống văn hóa xã hội của đất nước mà còn là
nơi để không ít những người việt ở nước ngoài gửi gắm tâm tư tình cảm của mình với đất nước.
Đánh giá chuyên mục sau hơn 2 năm phát sóng, Đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân dân cho rằng, “Tuy phải thường xuyên đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp của các thế lực chống phá và nhu cầu
….tiếp cận thông tin của khán giả nhưng chuyên mục “BL – PP” vẫn luôn giữ vững được các mục tiêu sứ mệnh của mình, cũng như không ngừng nâng cao chất lượng nội dung, giữ vững và khẳng định uy tín, hình ảnh đối với công chúng”.
“Trong tổng số rất nhiều thư khán giả gửi đến mục Hộp thư truyền hình, chúng tôi thống kê được có tới 60% số lượng thư chứa đựng những thông tin liên quan đến chuyên mục BL – PP. Trong số đó có rất nhiều ý kiến bày tỏ sự quan tâm, ủng hộ và đóng góp ý kiến cho chuyên mục. Từ đó có thể thấy, sự quan tâm của khán giả đối với các chương trình nói chung của THND và chuyên mục “BL – PP”
nói riêng là rất lớn”, Chị Kim Oanh, chủ nhiệm chương trình Hộp thư truyền hình của Truyền hình Nhân dân cho biết.
Đặc biệt, cùng với thời gian, chuyên mục không chỉ được các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xã hội đón nhận mà còn trở thành một kênh không thể thiếu của Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tránh tư tưởng, chống lại những luận điệu sai trái, phản cách mạng của các thế lực thù địch, điều này được thể hiện qua các điểm sau:
Thứ nhất, chuyên mục “BL – PP” luôn thu hút được sự tham gia đóng góp ý kiến tâm huyết của một đội ngũ lãnh đạo, chuyên gia uy tín, nổi tiếng trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng từng chương trình. Có thể thấy rằng, với sự tham gia, đóng góp và gắn bó của đội ngũ lãnh đạo, chuyên gia đã góp phần củng cố uy tín, thương hiệu cho chuyên mục. Ngược lại, điều này cũng cho thấy chuyên mục đã và đang khẳng định được tên tuổi và giá trị khi ngày càng có nhiều đề tài hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dân.
Thứ hai, nội dung của chuyên mục luôn đề cập đến các vấn đề thời sự đã và đang diễn biến phức tạp trong xã hội. Những nội dung này không đơn thuần cung
cấp thông tin mà còn phân tích, mổ xẻ và tìm giải pháp từng vấn đề, sự việc. Đồng thời, chuyên mục luôn nỗ lực đi sâu, đi sát và đề cập đến mọi vấn đề có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống xã hội.
Trong số những người được hỏi về việc nội dung các chương trình đã phát sóng trong chuyên mục “BL – PP” đề cập và phản ánh có đúng với những vấn mà xã hội đang quan tâm hay không thì có đến hơn 40 người được khảo sát trả lời cho rằng rất đúng. Đây là một kết quả rất ấn tượng đối với một chuyên mục thuộc một kênh truyền hình tuổi đời còn quá non trẻ như THND.
Ông Trần Đăng Tiến, nguyên Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam cho biết: “Sau khi ngỉ hưu tại Đài tiếng nói, tôi được mời về làm chuyên gia thẩm định các chương trình của THND. Vì đặc thù công việc phải xem hết các chương trình chuyên đề được phát sóng trên kênh THND để có những góp ý, đánh giá nhằm giúp các chương trình ngày càng nâng cao chất lượng. Trong suốt thời gian về làm việc tại THND đến nay, tôi đã xem khoảng gần 500 chương trình thuộc nhiều chuyên mục khác nhau trong đó có chuyên mục BL – PP do PGS.TS. Nguyễn Đức Dũng, Phó giám đốc THND thực hiện. Tôi thấy các chương trình thuộc chuyên mục này rất hữu ích, đem lại cái nhìn đa chiều cho công chúng. Đặc biệt, là đối với những vấn đề nhạy cảm chương trình đều có những cách thể hiện rất hợp lý, vừa đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng, vừa giúp định hướng dư luận. Tôi rất muốn chuyên mục tăng thêm tần suất phát sóng lên khoảng 5 chương trình/tuần thay vì 3 chương trình/tuần như hiện nay. Nếu được, thời lượng phát sóng cũng nên tăng lên, vì với thời gian từ 10-12 phút/chương trình như hiện nay thì khó có thể tập trung sâu vào các thông tin…”
“Chuyên mục dám nhìn thẳng nói thật, đấu tranh trực diện với luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, đặc biệt là tính hướng dư luận, công luận của chương trình rất cao. Một trong những điểm mạnh của chương trình là tính bám sát thực tế rất cao. Mà thực tế luôn là người thầy tốt nhất”, ông Nguyễn Xuân Toàn, nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định.
Một trong những thành công không thể không nói đến của chuyên mục “BL – PP” là dù mới ra đời được hơn 2 năm nhưng trong mọi hoàn cảnh những người thực hiện luôn tìm tòi, nghiên cứu và khắc phục khó khăn để xây dựng cho chuyên mục một phong cách riêng. Một phong cách không thể lẫn vào đâu được khi nói đến các chương trình thuộc thể loại chính luận hiện được phát sóng trên các đài truyền hình trung ương và địa phương. Sự khác biệt này đến từ cách xác định chủ đề tư tưởng của mỗi chương trình, khác biệt từ khâu thực hiện tiền kỳ, hậu kỳ.v.v. mà tác giả đã phân tích trong chương 2, tất cả tạo nên sự mới lạ, độc đáo, tạo nên bản sắc của THND.