3.3. Một số kiến nghị
3.3.2. Đối với báo Nhân dân
Không giống như các kênh truyền hình khác, THND thuộc một tờ báo giấy – báo Nhân dân vì thế có những mối liên hệ đặc biệt đối với tờ báo này. Cụ thể, mọi hoạt động về nội dung, cơ chế tài chính.v.v. của THND đều do cơ quan chủ quản là báo Nhân dân quyết định. Chuyên mục “BL – PP” là một trong những chuyên mục ra đời dựa trên sự chỉ đạo của Ban biên tập báo Nhân dân. Hiện Giám đốc THND do một đồng chí Phó tổng biên tập kiêm nhiệm.
Tại báo Nhân dân, chuyên mục “BL – PP” được đăng cách nhật vào các ngày thứ 2,4,6 hàng tuần tại vị trí rất trang trọng của báo. Tác giả của những bài báo này là những cây báo kỳ cựu, đầy kinh nghiệm của báo Nhân dân. Còn trên THND,
chuyên mục “BL – PP” cũng được phát sóng vào lúc 20h30 các ngày thứ 2,4,6 hàng tuần, đây cũng là khung giờ “vàng” của THND. Từ liên hệ trên có thể thấy, Ban biên tập Báo Nhân nói chung và Ban giám đốc THND nói riêng rất quan tâm đến chương trình, đồng thời xác định, dù trên báo in hay truyền hình thì chuyên mục
“BL – PP” chính là chuyên mục bản sắc.
Do được xác định là chuyên mục “đinh”, của cả báo và truyền hình nên chuyên mục này được quan tâm, đầu tư đáng kể nhằm nâng cao chất lượng chuyên mục. Tuy nhiên, nhằm đáp ứng thông tin ngày một khắt khe, đa dạng của công chúng, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới nội dung, sáng tạo hình thức để nâng cao chất lượng chuyên mục. Để chuyên mục “BL – PP” tiếp tục xứng đáng là chuyên mục bản sắc của THND, xứng đáng với sự kỳ vọng của Ban biên tập báo và Ban giám đốc THND cũng khán giả trong và ngoài nước, thời gian tới Báo Nhân dân cần tiếp tục có hỗ trợ nhiều hơn nữa trong cả lĩnh vực nội dung và có cơ chế tài chính phù hợp đối với chuyên mục này. Cụ thể;
*Về nội dung:
- Thường xuyên phối hợp với các đài truyền hình lớn trong cả nước có những chương trình thuộc thể loại chính luận như VTV, VOV, Vnews.v.v. trong việc tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị, hội thảo để lãnh đạo THND cũng như ekip thực hiện chuyên mục “BL – PP” có thêm cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm.
- Mời các chuyên gia, những nhà báo có nhiều kinh nghiệm, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng do chính Ban biên tập thuyết giảng cho đội ngũ PV/BTV của THND nói cung và ekip thực hiện chuyên mục “BL – PP” nói riêng để từ đó giúp đội ngũ này có những tác phẩm hay, phản ánh hơi thở của cuộc sống một cách trân thực, khách quan, đầy đủ.
- Cần tiếp tục có những chỉ đạo sát sao hơn nữa trong việc chỉ đạo nội dung, thực hiện các đề tài theo định hướng của Đảng và Nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, hướng đến một xã hội dân chủ, văn minh. Để thực hiện được điều này, cần có nhiều hơn nữa những buổi trao đổi đề tài giữa lãnh đạo Báo Nhân dân với
lãnh đạo THND. Hiện nay công việc này chỉ được thực hiện mỗi tháng 1 lần nên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu.
*Về cơ chế tài chính
- Tiếp tục có sự hỗ trợ về mặt tài chính (tăng định mức nhuận) cho các chương trình của THND nói chung và chuyên mục “BL – PP” nói riêng.
Hiện nay nhuận bút của các chương trình chuyên đề của THND nói chung và chuyên mục “BL-PP” nói riêng rất thấp, chỉ từ 6.000.000 – 8.000.000đ (sau khi trừ chi phí sản xuất) cho mỗi chương trình bao gồm các chức danh: Tổ chức sản xuất, chủ nhiệm chương trình, biên tập máy lẻ, quay phim, quay phim máy lẻ, dựng phim, MC, kỹ thuật trường quay, âm thanh ánh sáng.v.v.. Như vậy nếu tính ra, chức danh thực hiện nhiệm vụ nặng nề nhất đối với các chương trình thuộc chuyên đề là biên tập viên kiêm chủ nhiệm chương trình và tổ chức sản xuất chỉ khoảng hơn 3.000.000; còn đối với các chương trình thuộc chuyên mục “BL-PP” chỉ khoảng 1.500.000-2.000.000 là thấp so với công sức bỏ ra.
- Xây dựng cơ chế tài chính, khuyến khích hoạt động xã hội hóa các chương trình để tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ lao động. Phải thẳng thắn nói rằng hiện nay các cơ chế, chính sách của THND chưa thực sự khuyến khích được người lao động chủ động thực hiện xã hội hóa các chương trình. Một phần nguyên nhân là do nội dung các chương trình của THND chưa thực sự hấp dẫn nên khó thu hút được nguồn đầu tư xã hội hóa. Ngoài ra, một trong nguyên nhân nữa đó là cơ chế tài chính để khuyến khích hoạt động này chưa tạo được động lực đối với người lao động. Và “sinh sau đẻ muộn” cũng là một trong những “thiệt thòi” để khuyến khích được các hoạt động xã hội hóa.
Tiểu kết chương 3
Truyền hình Nhân dân ra đời cùng với chuyên mục “BL – PP” được đánh giá là dám "nhìn thật, nói thẳng". “BL – PP” là chuyên mục thể hiện những quan điểm, chính trị chính thống của Đảng và nhà nước, hữu ích cho các cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc đấu tranh chống luận điệu sai trái,bảo vệ những quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, chuyên mục còn giúp người dân có cái nhìn toàn diện, cụ thể, vạch trần các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng một số vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội, môi trường trên phạm vi cả nước, các thế lực thù địch đã và đang đẩy mạnh nhiều hoạt động xuyên tạc, chống phá. Mục đích chính là làm lung lay niềm tin của quần chúng nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Trong bối cảnh đó, người làm báo, các cơ quan báo chí - truyền thông càng phải ý thức rõ ràng và trách nhiệm hơn về yêu cầu, nhiệm vụ của bản thân trong cuộc đấu tranh bền bỉ, cam go này.
Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã đi sâu vào việc phân tích các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên mục “BL – PP”. Theo đó tác giả đã đưa ra các giải pháp về quy trình sản xuất, nhóm giải pháp về nhân sự và một số nhóm giải pháp khác.
Tại các nhóm giải pháp này, tác giả đặc biệt đi sâu vào phân tích nhóm giải pháp về quy trình sản xuất. Lí do đây là chuyên mục đặc thù của THND nên quy trình sản xuất không giống với quy trình sản xuất các chương trình chuyên đề khác.
Tác giả đã đi sâu vào phân tích Hiện nay các chương trình trong chuyên mục được cấu trúc theo kiểu một bài báo gồm 3 phần rõ ràng: Đặt vấn đề (khái quát về sự kiện, hiện tượng, vấn đề nào đó) với sự xuất hiện của bình luận viên trên màn hình, tay cầm tờ báo Nhân dân để chuẩn bị đọc. Thứ hai là phần giải quyết vấn đề (Tại phần này các vấn đề sẽ được bình luận viên phân tích, chứng minh bằng lý lẽ thuyết phục, bằng những luận điểm, luận cứ rõ ràng đối với sự kiện, hiện tượng, vấn đề nào đó) và thứ ba là kết thúc vấn đề (Phần này bình luận viên sẽ đưa quan điểm, nhận định về sự kiện, sự việc, hiện tượng đó. Quan điểm ở đây không phải là quan điểm của tác giả, của người bình luận viên mà là quan điểm của báo Nhân dân, của Truyền hình Nhân dân, từ đó giúp định hướng dư luận, công luận.v.v. Đây là cấu trúc nội dung của tất cả các chương trình thuộc chuyên mục “BL – PP” từ khi phát sóng số đầu tiên đến nay.
Từ việc phân tích này, tác giả đã đề ra giải pháp phù hợp về quy trình sản
xuất đối với chuyên mục “BL – PP”. Cụ thể, Chuyên mục nên có sự thay đổi quy trình cho giống với quy trình sản xuất chương trình truyền hình. Hiện nay, quy trình sản xuất chuyên mục “BL – PP’ đang “ngược” so với quy trình sản xuất các chương trình khác của THND nói chung và các đài truyền hình khác nói riêng, nhất là đối với khâu tiền kỳ.
Chương trình nên có sự tham gia của các chuyên gia bởi hiện nay, gần như tất các các chương trình thuộc chuyên mục đều chỉ có một mình Bình luận viên
“độc diễn”. Trong khi thực tế bàn về các vấn đề kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ.v.v. khán giả rất muốn được nghe bình luận từ các chuyên gia.
Cần có sự điều chỉnh đối với bình luận viên, cần thay đổi về việc sử dụng hình ảnh trong chuyên mục bởi hiện nay hình ảnh minh họa cho các chương trình trong chuyên mục “BL – PP” như đã phân tích trong chương 2 là quá đơn điệu, nhàm chán. Hình ảnh là thế mạnh của truyền hình, nhưng tại hầu hết các chương trình của chuyên mục, hình ảnh không phát huy được vai trò là thế mạnh, hình ảnh ở đây chỉ có ý nghĩa minh họa cho lời bình. Vì thế, cần chú trọng đến việc sử dụng hình ảnh trong chuyên mục “BL –PP”.
Ngoài ra, trong chương 3 tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chuyên mục “BL – PP” đối với báo Nhân dân nói chung và Truyền hình Nhân dân nói riêng.
Không giống như các kênh truyền hình khác, THND thuộc một tờ báo giấy – báo Nhân dân vì thế có những mối liên hệ đặc biệt đối với tờ báo này. Cụ thể, mọi hoạt động về nội dung, cơ chế tài chính.v.v. của THND đều do cơ quan chủ quản là báo Nhân dân quyết định. Chuyên mục “BL – PP” là một trong những chuyên mục ra đời dựa trên sự chỉ đạo của Ban biên tập báo Nhân dân. Hiện Giám đốc THND do một đồng chí Phó tổng biên tập kiêm nhiệm. Chính vì thế, việc đưa ra những kiến nghị, đề xuất với Ban biên tập Báo Nhân dân về các nội dung như: Mời các
chuyên gia, những nhà báo có nhiều kinh nghiệm, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng do chính Ban biên tập thuyết giảng cho đội ngũ PV/BTV của THND nói cung và ekip thực hiện chuyên mục "BL – PP" nói riêng để từ đó giúp đội ngũ này có những tác phẩm hay, phản ánh hơi thở của cuộc sống một cách trân thực, khách quan, đầy đủ. Hay thường xuyên phối hợp với các đài truyền hình lớn trong cả nước có những chương trình thuộc thể loại chính luận như VTV, VOV, Vnews.v.v. trong việc tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị, hội thảo để lãnh đạo THND cũng như ekip thực hiện chuyên mục “BL – PP” có thêm cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm.v.v là hoàn toàn cần thiết.