1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa để sớm trở thành một nước công nghiệp hiện đại đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã và đang chú ý diễn đạt đạt được những kết quả khả quan đáng ghi nhận. Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xa hội là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn và đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Có thể nói, việc xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện là rất cần thiết, nhằm áp dụng cho đối tượng không thuộc diện làm công ăn lương, không được bảo vệ bởi bảo hiểm xã hội bắt buộc, những đối tượng làm nghề tự do, những người nông
dân, ... mà trong nền kinh tế thị trường của chúng ta hiện nay, đối tượng này rất rộng lớn.
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 khẳng định quan điểm chỉ đạo “Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; đảm bảo, công bằng”.
Đảng đã xác định việc đổi mới hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội. Ngày 22 tháng 11 năm 2012 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020. Nghị quyết tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán, xuyên suốt, đồng thời xác định những định hướng mới mang tầm chiến lược: “Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội”. Nghị quyết cũng nêu rõ 4 mục tiêu bao quát các lĩnh vực hoạt động BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 là: “Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện…”, và đặt ra mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội; 35% lực lượng lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp”.
Tại Đại hội Đảng XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động,…”(Nguồn Văn kiện ĐH Đảng XII(2016),, mở rộng đối tượng tham gia, nâng cao hiệu quả của hệ thống, đổi mới cơ chế tài chính, bảo đảm phát triển quỹ bảo hiểm xã hội. Đây là những chủ trương lãnh đạo quan trọng, là định hướng để chính sách bảo hiểm tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò giảm thiểu rủi ro trong chính sách an sinh xã hội. Theo đó, phải mở rộng các loại hình bảo hiểm, mở rộng đối tượng tham gia, đổi mới cơ chế tài chính, bảo đảm phát triển quỹ bảo hiểm.
Em chú ý, nếu trích dẫn để trong "" đều phải có nguồn 1.2.2. Cơ sở pháp lý
Năm 2006, Luật BHXH đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007.
Trong đó, có 1 chương (chương 4) với 9 điều quy định chế độ BHXH tự nguyện áp dụng cho lao động làm việc không thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc. Năm 2014, Luật BHXH năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, gồm 09 Chương, 125 Điều, quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHXH, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan BHXH; Quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nước về BHXH, trong đó quy định về BHXH tự nguyện tại Chương IV, gồm 10 Điều, từ Điều 72 đến Điều 81 của Luật.
Để triển khai thực hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện; Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Thủ tướng Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện; Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ về điều chỉnh thu nhập tháng đó đóng BHXH đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và BHXH Việt Nam đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn về BHXH tự nguyện cho người lao động, gồm:
- Thông tư số: 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Lao động thương binh và xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Thông tư số 02/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15/01/2009 hướng dẫn điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện theo Nghị định 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ.
- Thông tư số 04/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2010 điều chỉnh thu nhập tháng đó đóng BHXH đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện.
- Thông tư số: 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Công văn số 1564/BHXH- BT ngày 2/6/2008 của BHXH Việt Nam về việc Hướng dẫn thủ tục tham gia và giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện.
Về chủ thể tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Căn cứ Luật BHXH năm 2006, Luật BHXH năm 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thì BHXH Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thu, chi, quản lý quỹ BHXH tự nguyện và giải quyết chế độ chính sách cho người tham gia BHXH tự nguyện. BHXH Việt Nam được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, gồm 3 cấp: Cấp Trung ương (BHXH Việt Nam); cấp tỉnh, thành phố (BHXH tỉnh, thành phố) và cấp huyện, thị (BHXH huyện, thị).
Theo quy định tại Nghị định số 190/2008/NĐ-CP, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 thì Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHXH tự nguyện. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và xã hội trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến BHXH tự nguyện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về BHXH tự nguyện trong phạm vi địa phương. Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BHXH tự nguyện.