KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại bảo hiểm xã hội huyện lập thạch, giai đoạn 2018 2020” (Trang 69 - 73)

1. Kiến nghị

1.1. Kiến nghị với BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc

- Tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền tiếp tục kiện toàn chính sách BHXH tự nguyện theo hướng mở rộng quyền lợi của người tham gia, hướng tới sự bình đằng với quyền lợi của người tham gia BHXH bắt buộc.

- Tham mưu đề xuất sửa đổi quy định về điều kiện tham gia BHXH tối thiểu để được hưởng hưu trí theo hướng linh hoạt, điều chỉnh công thức tính lương hưu, để hấp dẫn người tham gia hơn, khuyến khích người tham gia BHXH tự nguyện dài hơn.

- Tham mưu đề xuất sửa đổi các quy định về mức đóng BHXH tự nguyện để đạt mục tiêu tăng trưởng diện bao phủ với mức hưởng khiêm tốn thay vì mức hưởng cao nhưng diện bao phủ hẹp.

- Tham mưu cơ chế hỗ trợ đối với một số nhóm người lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện nhằm mở rộng hơn nữa độ bao phủ BHXH tự nguyện, góp phần đảm bảo tính nhân văn của chính sách.

1.2. Kiến nghị với UBND huyện Lập Thạch, UBND tỉnh Vĩnh Phúc Tách 2 kiến nghi này riêng ra

Đối với UBND huyện Lập Thạch:

- Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho các địa phương và gắn với việc đánh giá tiêu chí phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện với các tiêu chí

phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và Chương trình

“Xây dựng nông thôn mới”.

- Chỉ đạo các Ban, ngành đoàn thể tại địa phương tích cực phối hợp với BHXH huyện tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về BHXH đến người dân trên địa bàn huyện.

1.3. Kiến nghị Đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc

- Hỗ trợ bổ sung thêm kinh phí tham gia BHXH tự nguyện cho một số nhóm đối tượng có thu nhập thấp hoặc thu nhập không ổn định từ nguồn NSĐP khi tham gia BHXH tự nguyện.

- Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho các địa phương và gắn với việc đánh giá tiêu chí phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện với các tiêu chí phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và Chương trình

“Xây dựng nông thôn mới”.

2. Kết luận

Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Triển khai thực hiện chính sách BHXH để đảm bảo về mặt vật chất, tinh thần cho mọi người tham gia và hưởng các chế độ BHXH ở mọi thành phần, khu vực kinh tế. BHXH tự nguyện là một phần trong lộ trình thực hiện chính sách của Đảng và Nhà Nước ta về chăm lo an sinh xã hội cho nhân dân. Vì vậy phát triển bền vững đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có nhiều ý nghĩa về chính trị, kinh tế,văn hóa xã hội, góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống cho hàng triệu người lao động, ổn định xã hội, là một

bước tiến mới trong thực hiện công bằng, dân chủ, văn minh.

Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH, trong đó nhiệm vụ phát triển bền vững đối tượng tham gia BHXH, BHXH cho mọi người lao động là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ mới. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành BHXH nhằm mục tiêu cụ thể hóa chủ trương đó.

Luật BHXH quy định về BHXH tự nguyện cũng đã được ban hành và thực hiện, tuy nhiên kết quả tham gia BHXH tự nguyện của người lao động còn quá ít.

Với thực trạng đó, tác giả đề án đã đi sâu phân tích các tiêu chí, đánh giá thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn huyện Lập Thạch trong thời gian qua; Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn huyện Lập Thạch; Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2018- 2020.

Tóm lại, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia nhằm thiết lập một hệ thống An sinh xã hội bền vững và phát triển. Với những kết quả nghiên cứu nêu trên, nhìn chung tác giả đề án đã cơ bản giải quyết được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, do nguồn thông tin, thời lượng nghiên cứu và khả năng có hạn, nên mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng tác giả nhận thấy đề án vẫn còn nhiều thiếu xót; vì vậy, tác giả mong nhận được những góp ý quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo để đề án được hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại bảo hiểm xã hội huyện lập thạch, giai đoạn 2018 2020” (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w