2. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN
2.2. Thực trạng hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia
E rà soát lại, tất cả yếu kém, hạn chế trong các hoạt động này đều chuyển sang phần hạn chế, yếu kém riêng để tránh sự trùng lặp giữa các nội dun g
2.2.1 Công tác tuyên truyền
Tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện đối với người dân là hết sức cần thiết nó tác động trực tiếp đến nhận thức của người dân giúp họ hiểu và nhận thức đúng lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.
Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền đối với việc thay đổi nhận thức và thái độ của nhân dân và người lao động đối với phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, những năm qua, BHXH huyện đã luôn chủ động tham mưu với Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện Lập Thạch ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng; đồng thời đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giao Huyện ủy cũng như các hội, đoàn thể trong huyện để làm tốt công tác tuyên truyền về BHXH tự nguyện. Trong 3 năm 2015-2017, đã tham mưu ban hành 6 văn
bản chỉ đạo, 10 văn bản phối hợp và 7 văn bản triển khai thực hiện công tác tuyên truyền BHXH, BHYT nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng. Cụ thể như sau:
Bảng 1- Các văn bản chỉ đạo, phối hợp về tuyên truyền BHXH tự nguyện
STT Nội dung Năm
2015
Năm 2016 Năm 2017
Tổng cộng
1 Văn bản tham mưu
2 2 2 6
2 Văn bản phối hợp 4 3 3 10
3 Văn bản triển khai thực hiện
2 3 2 7
Nguồn: BHXH Huyện Lập Thạch Đối với các văn bản phối hợp tuyên truyền chủ yếu là phối hợp với Mặt trận tổ quốc huyện, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Liên minh hợp tác xã huyện để tổ chức các cuộc tuyên truyền đối với nhóm đối tượng lao động nông nghiệp, nông thôn, lao động nữ làm việc trong các ngành nghề không có quan hệ lao động (nội trợ, giúp việc, lao động tự do,…) và tranh thủ vai trò và sự tín nhiệm đối với các tổ chức này để vận động nhóm đối tượng này tham gia BHXH tự nguyện.
Để tuyên truyền đem lại hiệu quả thiết thực, ngành BHXH đã chủ động phối hợp thường xuyên với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền cho các nhóm đối tượng thông qua các hoạt động như tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm, đối thoại trực tiếp, tổ chức các đội tuyên truyền lưu động, hội thi tuyên truyền viên, phát hành ấn phẩm,
pano, khẩu hiệu, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, tờ gấp, sách cẩm nang... với nội dung phong phú theo đặc thù kinh tế - xã hội, văn hóa của huyện. Hàng năm, BHXH huyện đã phối hợp với đài truyền thanh ở địa phương triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền thông qua việc thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề và các bài viết, phóng sự, phỏng vấn, tin tức, tổ chức các buổi tọa đàm,…. Kết quả công tác tuyên truyền về BHXH tự nguyện giai đoạn 2015-2017 được phán ảnh cụ thể tại Bảng 2 sau đây:
Bảng 2- Kết quả tuyên truyền BHXH tự nguyện giai đoạn 2015-2017 STT Hình thức tuyên
truyền
ĐV tính
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Tổng cộng
1 Hội nghị Cuộc 6 8 11 25
2 Tọa đàm, đối thoại Cuộc 15 18 25 58
3 Tin bài, phóng sự bài 12 13 17 42
4 Chuyên mục, chuyên đề
CĐ 3 4 4 11
5 Pano, áp phích, bang rôn, khẩu hiệu
Chiếc
196 205 207 608
6 Ấn phẩm tuyên truyền
Tờ 10.000 12.000 12.800 34.800 Nguồn: BHXH huyện Lập Thạch Đối tượng tuyên truyền tập trung trên diện rộng tất cả các đối tượng thuộc lựclượng lao động trong toàn huyện, trong đó quan tâm nhiều đến những đối tượng làm kinh doanh tự do có thu nhập tương đối cao và ổn định và lao động làm việc trong nông nghiệp nông thôn bởi đây là lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của huyện thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện. Trong tổng số các cuộc tuyên truyền qua 3
năm (2015-2017) nêu trên, số cuộc tuyên truyền cho những đối tượng lao động nghèo, cận nghèo, lao động dân tộc thiểu số còn khiêm tốn, chiếm khoảng 10-15% tổng số các cuộc tuyên truyền đã thực hiện; đồng thời chưa có chính sách tuyên truyền riêng đối với những nhóm đối tượng này.
Kết quả đạt được là số nhóm đối tượng được quan tâm tuyên truyền nhiều hơn và tăng qua các năm, số lượng người tham gia cao hơn so với các nhóm đối tượng khác và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số đối tượng hiện đang tham gia BHXH tự nguyện hiện nay.
Bên cạnh đó, BHXH huyện đã căn cứ chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của huyện để tuyên truyền, vận động, quán triệt chủ trương, chính sách pháp luật BHXH tự nguyện gắn với mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và BHXH cho mọi người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện.
Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền được lựa chọn những cán bộ có năng lực chuyên môn, có khả năng thuyết phục vận động, am hiểu chính sách, tinh tế trong nắm bắt tâm lý của từng nhóm đối tượng khác nhau. Hiện nay, toàn huyện có 3 cán bộ tuyên truyền viên BHXH tự nguyện, trong đó tại BHXH huyện là 1 người và 2 cộng tác viên.
Nhờ đó, thời gian qua, công tác tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH, BHYT đã có kết quả nhất định. Nhận thức của nhân dân và người lao động về các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác BHXH tự nguyện trong tình hình mới đã có sự thay đổi và nhận thức đầy đủ hơn. Số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hàng năm gia
tăng không lớn, nhưng những đối tượng đã và đang tham gia BHXH tự nguyện đã có sự ổn định, có sự tin tưởng nhất định vào chính sách BHXH để yên tâm tham gia đóng trong thời gian dài, đủ để hưởng chế độ hưu trí sau này.
Hạn chế yếu kém e nên để xuống phần sau tránh sự trùng lắp Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền, giám sát về BHXH tự nguyện trong thời gian vừa qua còn nhiều bất cập, như: Hiệu quả công tác chỉ đạo tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện có lúc, có nơi còn hạn chế, chưa thực hiện thường xuyên, liên tục; Các hoạt động tuyên truyền đã được triển khai rộng khắp cả về nội dung và hình thức, tuy nhiên, nội dung tuyên truyền đôi khi vẫn còn chưa thực sự phù hợp, nhất là với nhóm đối tượng tại những địa bàn có đông đối tượng nghèo (xã thuộc diện khó khăn là 14 xã – Theo quyết định số 50/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020), đồng bào dân tộc thiểu số (có 7 dân tộc anh em chung sống trên địa bàn Huyện) Hiện nay đã có chính sách hỗ trợ của nhà nước nhưng chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện; Điều này đã làm cho công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lập Thạch thời gian qua chưa đạt kết quả như mong muốn, chưa tương xứng với tiềm năng lao động và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2.2.2 Công tác tham mưu, phối hợp:
Thời gian qua, công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lập Thạch đã được tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc và đạt những kết quả nhất định. Để hướng tới mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, ngành BHXH đã chủ động và thường xuyên tham mưu với chính quyền địa phương các cấp ban hành nhiều văn bản về triển
khai BHXH tự nguyện, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị và UBND các xã, phường, thị trấn, các đại lý thu BHXH tự nguyện trên địa bàn thực hiện các giải pháp mở rộng và tăng nhanh đối tượng tham gia. Hàng năm, BHXH huyện Lập Thạch đã tham mưu Huyện ủy, UBND huyện ban hành các kế hoạch, chương trình hành động về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng. Giai đoạn năm 2015-2017, đã tham mưu ban hành 03 văn bản chỉ đạo triển khai về công tác phát triển BHXH tự nguyện, bao gồm cả văn bản lồng ghép với triển khai chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trên địa bàn huyện, trong đó có 03 văn bản chỉ đạo riêng về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Nội dung văn bản tập trung vào chỉ đạo chính quyền địa phương cũng như các Hội, đoàn thể (Hội Nông dân, hội phụ nữ, Hội Cựu Chiên binh, Đoàn thanh niên, Liên minh Hợp tác xã, …) tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện tới từng thôn xóm, tổ dân phố, từng cá nhân đoàn viên, hội viên. (số liệu cụ thể tại Bảng 4)
Bên cạnh đó, ngành BHXH đã thực hiện ký kết chương trình phối hợp, quy chế phối hợp với một số phòng ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, tăng nhanh và đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; Hàng năm, đã tổ chức phối hợp thực hiện phát triển đối tượng BHXH tự nguyện thông qua nhiều hình thức như: ban hành các văn bản phối hợp, tổ chức các buổi làm việc, các hội nghị bàn về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
của từng năm, từng giai đoạn. Số liệu cụ thể tại Bảng 4 dưới đây:
Bảng 43- Kết quả công tác tham mưu, phối hợp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, giai đoạn (2015-
2017) ST
T
Nội dung Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
Tổng cộng I Công tác tham mưu:
1 Văn bản tham mưu 3 3 4 10
Trong đó chuyên đề về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
1 1 1 3
2 Báo cáo thường xuyên 4 4 4 12
3 Báo cáo đột xuất 3 2 2 7
II Công tác phối hợp
1 Văn bản phối hợp 3 4 4 11
2 Làm việc trực tiếp (cuộc) 3 2 2 8
3 Hội nghị sơ kết, tổng kết
(cuộc) 2 4 4 10
Nguồn: BHXH huyện Lập Thạch Sau bảng biểu nên có vài câu nhận xét, phân tích số liệu
2.2.3. Hoạt động của mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện:
Trước đây, công tác phát triển BHXH tự nguyện chỉ do hệ thống đại lý thu của xã, thị trấn thực hiện. Mỗi xã, phường, thị trấn được tổ chức 01 đại lý thu BHXH tự nguyện với số nhân viên đại lý 01 người. Với mục tiêu đặt ra phải phát triển nhanh, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, phấn đấu theo các chỉ tiêu bao phủ của Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị, BHXH Huyện Lập Thạch đã tổ chức thêm 01 hệ thống đại lý thu của Bưu điện. Do vậy, hiện nay trên địa bàn Lập Thạch có
2 hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện, trong đó: Đại lý Bưu điện có 20 điểm thu tại các điểm Bưu điện văn hóa xã với 20 người làm đại lý thu; Đại lý thu xã có 20 điểm thu tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn với 20 người làm đại lý. Hàng năm, đã xây dựng kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và giao chỉ tiêu phát triển cho từng đại lý thu BHXH tự nguyện, gắn trách nhiệm các đại lý trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện còn nhiều hạn chế do hầu hết là cán bộ xã và nhân viên bưu điện kiêm nhiệm, cung cấp dịch vụ cho người dân một cách thụ động, chưa chủ động đưa thông tin đến người dân.
Trình độ của phần lớn nhân viên đại lý Bưu điện là lao động tốt nghiệp phổ thông (chiếm khoảng 70% tổng số nhân viên đại lý thu Bưu điện), chưa nhiều kinh nghiệm, chưa am hiểu về chính sách BHXH nói chung và chính sách BHXH tự nguyện nói riêng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lập Thạch.
Đểề khắc phục hhắc ph trên, nâng Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đại lý, nhất là hệ thống đại lý thu Bưu điện, BHXH huyện đã tham mưu với BHXH tỉnh thực hiện tổ chức đào tạo tập huấn cho 100% nhân viên làm đại lý thu BHXH tự nguyện. Từ năm 2015 đến nay, mỗi năm BHXH tỉnh đã tổ chức từ 2-3 hội nghị đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân viên đại lý thu BHXH tự nguyện. Nội dung tập huấn tập trung vào những nỗi dung thiết thực về chính sách BHXH, chính sách BHXH tự nguyện, quy trình tham gia, thành phần hồ sơ BHXH tự nguyện, chế độ BHXH tự nguyện để nhân viên đại lý thu có thể nắm bắt
những nội dung cốt lõi của chính sách để có thễ dễ dàng hơn trong tư vấn, vận động người tham gia. Bên cạnh đó, để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên đại lý, các nhân viên đại lý thu đều được cấp chứng chỉ sau khi đã trải qua bài thi sát hạch, và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về năng lực, đạo đức. Bên cạnh đó, BHXH huyện đều xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác thực hiện của hệ thống đại lý, thông qua đó uốn nắn, hướng dẫn chi tiết cụ thể về nghiệp vụ cũng như cách thức xử lý, giải quyết những tình huống thực tế phát sinh.
Điều này đã có hiệu quả thiết thực giúp các nhân viên đại lý nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm thực tế, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đại lý và phục vụ người dân và đối tượng tham gia ngày một tốt hơn.
Tuy nhiên, thực tế phát triển qua các năm 2015-2017 cho thấy, mặc dù đã được đào tạo, tấp huấn nhưng kết quả khai thác phát triển đối tượng BHXH đại lý thu Bưu điện rất thấp, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số đối tượng tăng mới hàng năm (năm 2015 chiếm 10,8%; năm 2016: 18,7%; năm 2017: 11,9%). Cụ thể:
Bảng 6 – Kết quả phát triển đối tượng BHXH tự nguyện của Đại lý thu, giai đoạn 2015-2017
S TT
Nội dung
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
S ố đối tượng
T ỷ lệ (%)
Số đối tượng
T ỷ lệ (%)
Số đối tượng
T ỷ lệ (%) 1 Đại lý Bưu
điện
4 1
0,8%
3 1
8,7%
5 1
1,9%
2 Đại lý thu xã, phường, thị trấn
3 3
8 9,2%
13 8
1,3%
37 8
8,1%
Tổng cộng 3
7
16 42
Nguồn: BHXH huyện Lập Thạch 2.2.4. Công tác cải cách hành chính
Thời gian qua, BHXH huyện đã thực hiện nhiều biện pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện theo hướng đơn giản, thuận lợi, phục vụ chi trả BHXH nhanh chóng, kịp thời kiểm soát chặt chẽ thu chi, đảm bảo sử dụng quỹ BHXH đúng quy định, đảm bảo quyền lợi người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH. Từ năm 2015 đến nay, ngành BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đơn giản hóa quy trình tham gia BHXH tự nguyện theo hướng thuận tiện cho người tham gia, cắt giảm thành phần hồ sơ và giảm bớt 5
thủ tục đối với lĩnh vực kê khai, tham gia BHXH tự nguyện; rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện xuống còn tối đa 7 ngày (quy định là 10 ngày làm việc).
Tăng cường thực hiện giao dịch điện tử trong việc đăng ký tham gia BHXH, cấp sổ BHXH. Hiện nay, mỗi người tham gia đã được cấp một mã số BHXH và được theo dõi đầy đủ cả quá trình trên phần mềm quản lý đối tượng của cơ quan BHXH; đồng thời, mỗi người tham gia đều có thể tra cứu, theo dõi, giám sát quá trình tham gia của mình một cách công khai, minh bạch.
2.2.5. Mức độ bao phủ BHXH tự nguyện:
Tại Lập Thạch, năm đầu tiên thực hiện BHXH tự nguyện theo Luật BHXH 2006, cả huyện mới có 9 người tham gia, đến hết năm 2017 con số này tăng lên hơn 661 người trong tổng số 34.034 người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện (chiếm khoảng 1.94% tổng số đối tượng thuộc diện phải tham gia). Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại Vĩnh Phúc tăng hàng năm nhưng tốc độ tăng rất chậm và không ổn định. Mặt khác, trong số 661 người tham gia BHXH tự nguyện hiện nay, chỉ có khoảng 30% là đối tượng mới, 70% còn lại là những người đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, đóng tiếp BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Mặc dù số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện gia tăng hàng năm tuy nhiên, tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn rất thấp so với tổng số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện, thể hiện cụ thể tại Bảng 76 sau đây:
Bảng 7 64 - Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2013-2017
STT Nội dung Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017 1 BHXH bắt
buộc
4.621 5.648 7.306 10.463 10.464
2 BHXH
Tự nguyện
547 600 612 486 661
Tổng cộng
5.168 6.248 7.918 10.949 11.125
2.2.6.* Hạn chế, yếu kém của công tác phát triển đối tượng BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lập Thạch
2.2.6.1- Hạn chế, yếu kém:
BHXH là chính sách quan trọng trong chính sách an sinh xã hội, đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm chỉ đạo, được chính quyền địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện.
Chính sách BHXH, trong đó có chính sách BHXH tự nguyện đã từng bước được hoàn thiện, góp phần ổn định việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Nhiều kết quả quan trọng đã đạt được như số người tham gia BHXH hàng năm đều tăng; các chế độ BHXH được bổ sung, hoàn thiện theo hướng bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động...
Tuy nhiên, hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lập Thạch thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế đó là:
Em viết phần này cô đọng hơn, chỉ luôn hạn chế yếu kém, ko phải phân tích dài dòng, ko cần chia mục cụ thể yếu kém của từng hoạt động (Cô gợi ý em theo sát từng hoạt động chỉ ra hạn chế, yếu kém để tránh thiếu, nhưng khi viết thì k cần)
Công tác tuyên truyền