2. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN
2.3. Nội dung cụ thể cần thực hiện
- 2.3.1. Tiếp tục làm tốt công tác tTham mưu tăng cường sự lãnh đạo về công tác BHXH tự nguyện nhằm tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phát triển BHXH tự nguyện, trong đó chú ý nội dung tham mưu, kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ người dân tham gia BHXH tự nguyện, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của người lao động và phạm vi bao phủ của BHXH tự nguyện.
- 2.3.2. Đổi mới Tăng cường công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân và người lao động trên mọi mặt hoạt động, công tác về chính sách BHXH tự nguyện để họ hiểu rõ hơn về lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện cũng như việc bảo lưu, tích
lũy thời gian tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí, đảm bảo an sinh xã hội.
2.3.3.- Nâng cao chất lượng phục vụ và tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
2.3.4.- Bồi dưỡng, Nnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách về BHXH tự nguyện, hoạt động của các đại lý thu cần hiệu quả hơn, tích cực hơn.
2.4. Các giải pháp thực hiện đề án
2.4.1. Tăng cường công tác tham mưu về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước đối với BHXH tự nguyện
Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu Huyện ủy, UBND huyện về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý Nhà nước đối với BHXH tự nguyện, trong đó tập trung việc tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng triển khai công tác BHXH tự nguyện, chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nghiêm túc chính sách BHXH tự nguyện. Tham mưu việc quy định nhiệm vụ và phân phân công rõ ràng trách nhiệm của các, Ban, Ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong việc vận động, khuyến khích nông dân, hộ kinh tế cá thể và người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, trách nhiệm trong việc bố trí, đề xuất, huy động các nguồn lực để hỗ trợ đối với người tham gia các loại hình BHXH tự nguyện, nhất là BHXH tự nguyện cho nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức.
Tham mưu UBND huyện giao nhiệm vụ cho các ban, ngành và UBND các xã, thị trấn trong việc triển khai thực hiện Đề án; giao chỉ tiêu tỷ lệ đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
cho các địa phương, coi đây là chỉ tiêu bắt buộc về phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Hàng năm, căn cứ tỷ lệ đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với người đứng đầu UBND cấp xã, không xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng đối với xã không hoàn thành chỉ tiêu phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn. Đồng thời, gắn phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện với các tiêu chí xây dựng “Nông thôn mới” của từng địa phương.
2.4.2 Đẩy mạnh đổi mới hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật về BHXH tự nguyện theo hướng đa dạng hóa các hình thức triển khai và phối hợp sự tham gia của nhiều tổ chức đoàn thể.
Nên gắn với địa bàn của huyện để tránh giải pháp chung chúng, găn cho địa phương nào cũng được
Với địa bàn Huyện Lập Thạch, là địa bàn một huyện miền núi, dân cư phân bố không đều. Thu nhập của người dân ở mức trung bình, thấp tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao,Một trong những nguyên nhân quan trọng của việc nhiều người lao động chưa quan tâm hoặc không muốn tham gia BHXH tự nguyện là họ chưa có hiểu biết, chưa thấy lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện và chưa tin tưởng vào hệ thống BHXH hiện nay. Qua phân tích thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở trên cho thấy, bên cạnh những nguyên nhân do việc làm, thu nhập thấp ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện ít còn có nguyên nhân lớn là do nhận thức của người dân đối với BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng còn rất hạn chế. Do đó, vấn đề đặt ra là phải tăng cường tuyên truyền để người lao động hiểu rõ về chính sách, chế độ BHXH tự nguyện, lợi ích của nó, cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH… để họ hiểu,
tin tưởng và tự nguyện tham gia. Hiệu quả của tuyên truyền là phải nâng cao nhận thức xã hội về BHXH tự nguyện; làm rõ cho người dân hiểu được đâu là cái lợi có tính chất ngắn hạn, đâu là lợi ích có tính chất dài hạn, làm rõ bản chất chia sẻ nhân văn của chính sách, pháp luật BHXH tự nguyện, phần hỗ trợ bảo đảm An sinh xã hội của Nhà nước qua BHXH tự nguyện. Do đó, công tác truyền thông phải thay đổi tích cực hơn nữa để người dân nhận thức được rõ bản chất nhân văn và lợi ích thiết thực của BHXH, BHYT.
Trong tuyên truyền cần phân ra các nhóm đối tượng có đặc điểm, điều kiện tương đồng về nhận thức, môi trường làm việc, mức sống, thu nhập để xây dựng các giải pháp tuyên truyền phù hợp. Chẳng hạn, đối với nhóm đối tượng sống ở thị trấn, có kiến thức xã hôi, am hiểu pháp luật có thu nhập ổn định, công tác tuyên truyền nên tập trung vào tính nhân văn của chính sách, sự ưu việt của chính sách BHXH tự nguyện khi họ già yếu, không còn khả năng lao động, không có thu nhập trong khi sự tích lũy thu nhập trong điều kiện hiện nay nguy cơ rủi ro cao để khơi dậy ý thức cộng đồng, xã hội của họ.
Ngược lại đối với nhóm đối tượng có thu nhập thấp, không ổn định, cần tuyền truyền mạnh mẽ vào quyền lợi của việc tham gia BHXH tự nguyện, giống như một khoản “tiết kiệm” nhờ tích lũy dần dần, “tích tiểu thành đại” để đảm bảo cuộc sống sau này của họ khi không còn khả năng lao động nữa. Đối với nhóm đối tượng này, để đem lại hiệu quả hơn nữa, cần phối hợp với các hội đoàn thể mà những đối tượng này là thành viên, hội viên để động viên, thuyết phục họ “bớt đi thói quen” nghĩ đến cái lợi trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài. Hình thức tuyên truyền đối với nhóm đối tượng này nên kết hợp lồng ghép nội
dung BHXH tự nguyện với các buổi sinh hoạt của thôn, xã, các hội, đoàn thể(. Hiện nay BHXH Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn BHXH các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương triển khai việc ký hợp đồng đại lý thu với các hội để tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận được gần hơn, cụ thể hơn với các chế độ chính sách về BHXH mà đặc biệt là chế độ BHXH tự nguyện. )
Đối với nhóm đối tượng là dân tộc thiểu số, lao động trình độ thấp, hiểu biết pháp luật hạn chế, thì nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, xúc tích, cụ thể và dễ hiểu, tránh tuyên truyền theo kiểu lý thuyết, rườm rà.
Bên cạnh việc tập trung tuyên truyền theo từng nhóm đối tượng, cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện đến tất cả mọi người dân; cần có sự tương tác thường xuyên giữa những người thực hiện công tác BHXH với mọi tầng lớp nhân dân để BHXH tự nguyện thấm vào nhận thức của người dân, làm thay đổi nhận thức của người dân một cách tự nhiên nhất như “mưa dầm thấm lâu”.
Để tuyên truyền hiệu quả, mỗi cán bộ tuyên truyền phải là người có kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm, do đó cần tăng cường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về kỹ năng truyền thông cho cán bộ, viên chức thực hiện công tác truyền thông tại các BHXH huyện nhằm nâng cao năng lực, trình độ truyền thông đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Ngành trong giai đoạn mới. Ngoài ra, cần tham mưu với BHXH tỉnh quan tâm xây dựng, phát triển và phát huy vai trò, hiệu quả của Trang tin điện tử của BHXH tỉnh; chủ động, tích cực và phát huy cao nhất hiệu quả truyền thông phổ biến quyền lợi, trách nhiệm của người tham gia. Đồng thời lên tiếng phản bác, đấu tranh với những luận điệu
sai trái, lệch lạc, bảo vệ thành quả của Ngành và tính ưu việt, nhân văn tốt đẹp của chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, đảm bảo tính đồng bộ khi triển khai và đảm bảo sự phối hợp, tham gia của nhiều tổ chức, đoàn thể trong tỉnh, tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng, như: tuyên truyên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các báo, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, xây dựng các trang web, tổ chức các chuyên trang, chuyên mục, các buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến, tổ chức các hội nghị trao đổi chính sách BHXH tự nguyện; hội nghị tư vấn pháp luật BHXH; hỏi đáp trực tiếp hoặc trực tuyến về BHXH tự nguyện; In ấn và phát hành các tờ rơi, pano áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền,…
2.4.3 Tăng cường cải cách hành chính, đặc biệt quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ để tạo mọi điều kiện để người lao động dễ dàng tiếp cận và tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tiếp tục tăng cường cải cách hành chính và giảm thiểu các thủ tục hành chính cho người tham gia BHXH tự nguyện.
Mở rộng và đa dạng hóa hệ thống đại lý BHXH tự nguyện ở các cấp xã. Hoạt động của các đại lý này rất quan trọng, bởi nó là đơn vị trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tham gia, hạn chế việc di chuyển để tìm hiểu thông, đóng phí hay làm các thủ tục để thụ hưởng chế độ bảo hiểm của họ.
Đa dạng hóa các phương thức đóng BHXH tự nguyện để tạo thuận tiện nhất cho người tham gia BHXH tự nguyện. Áp dụng các hình thức nộp BHXH tự nguyện linh hoạt như: nộp
bằng tiền mặt, nộp tiền qua bưu điện, thậm chí là nộp tiền trực tuyến qua chuyển khoản ngân hàng.
Vấn đề rất quan trọng về mặt tổ chức để triển khai thực hiện BHXH tự nguyện là hình thành mạng lưới liên kết hoặc cộng tác viên ở cơ sở. Hàng năm định kỳ thông tin cho người lao động biết về sự tham gia BHXH tự nguyện của họ.
2.4.4. Nâng cao chất lượng của đại lý thu, mở rộng hệ thống đại lý thu và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác chuyên trách thu BHXH tự nguyện.
. Xây dựng và phát triển hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện theo hướng mỗi thôn, bản, tổ dân phố đều có nhân viên đại lý thu, hoặc điểm thu BHXH tự nguyện hoặc mỗi xã, thị trấn có từ 3 đại lý thu BHXH tự nguyên trở lên để đảm bảo hoạt động hiệu quả cho công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động.
Nâng cao nghiệp vụ đội ngũ những người làm đại lý thu BHXH tự nguyện. Tập huấn nghiệp vụ đến 100% đại lý thu BHXH tự nguyện; thực hiện việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho từng đại lý thu để có sự cạnh tranh trong hoạt động và thúc đẩy việc phát triển hệ thống đại lý thu BHXHtự nguyện tại các xã, phường, thị trấn và đại lý Bưu điện nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ đến từng người dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia.
Nâng cao chất lượng cán bộ chuyên trách về BHXH tự nguyện, đảm bảo mỗi cán bộ là một tuyên truyền viên vừa vững về chuyên môn nghiệp vụ, vừa tận tâm, tận tụy với sự nghiệp phát triển BHXH tự nguyện.
Đề Để thực hiện giải pháp này, cơ quan BHXH cần có kế hoạch đào tạo, tập huấn hàng năm cho đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách về BHXH tự nguyện. Trong đó chú trọng đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí công tác (về kiến thức, kỹ năng hành chính và thái độ hành vi ứng xử) gắn liền với nội dung cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và quy định chuẩn mực đạo đức của cán bộ ngành BHXH trong thực thi công vụ. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết công việc của cán bộ, viên chức phù hợp theo từng vị trí việc làm, gắn với ới yêu cầu xây dựng bộ máy cơ quan BHXH chuyên nghiệp để giải quyết công việc một cách nhanh, chủ động và từng bước chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm qua lại hoặc đẩy lên cấp trên;Xây dựng tiêu chí, quy trình đánh giá cán bộ công chức, viên chức và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ cụ thể, thống nhất, khoa học, khách quan nhằm động viên, khuyến khích, phát huy tối đa khả năng cống hiến, phát huy năng lực, sở trường của cán bộ.
- Thay đổi nhận thức của cán bộ ngành bảo hiểm khi tiếp xúc với ngừời tham gia, phải đặt mình ở vai trò là người làm dịch vụ, cung cấp dịch vụ, lấy sự hài lòng của người tham gia làm thước đo hiệu quả công việc và kết quả cần đạt tới.
Muốn vậy, phải có các biện pháp giáo dục để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về cải cách thực thi công vụ, cải cách hành chính, hướng đến sự thay đổi cách mà cán bộ, công chức nghĩ và làm hàng ngày, hướng tới một cách nghĩ mới
trong tâm thế của những người “phục vụ”, còn người tham gia là “thượng đế”.
Bên cạnh đó, để cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cải cách hành chính triệt để trong các cơ quan nhà nước và siết chặt kỷ cương, kỷ luật, cần tThường xuyên quán triệt các văn bản của nhà nước về quyền, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Nắm bắt kịp thời, chính xác những phát sinh trong quá trình thực thi công vụ, phục vụ nhân dân của cán bộ, viên chức để có những uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời, phù hợp. Đồng thời, phải thường xuyên ban hành những văn bản chấn chỉnh cán bộ về ý thức trách nhiệm trong giao tiếp, làm việc với nhân dân, tác phong xử lý giải quyết công việc,…
Thêm vào đó là phải thường xuyên tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, kiểm soát được các đầu mối công việc trong nội bộ đơn vị để phát hiện kịp thời các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, quan liêu và tham nhũng; xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong quá trình thực hiện BHXH tự nguyện cho các đối tượng tham gia.
2.4.5 Tăng cường áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và tổ chức thực hiện Bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Mỗi người lao động tham gia BHXH tự nguyện được phải cấp một mã số riêng trong hệ thống thông tin quốc gia.
- Sử dụng mẫu sổ BHXH tự nguyện thống nhất trên phạm vi toàn quốc, tiến tới việc thực hiện áp dụng thẻ điện tử để có thể sử dụng linh hoạt, cơ động trong quá trình di chuyển lao động, theo dõi tình trạng sổ BHXH tự nguyện.
- Xây dựng, phát triển các trang thông tin điện tử của ngành để người tham gia được cập nhật các thông báo, thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước cũng như được cung cấp các quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước về BHXH tự nguyện một cách thường xuyên, cập nhật khi có sự thay đổi các quy định (nếu có)
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN