Công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động tại tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014 – 2016

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 39 - 44)

PHẦN 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG

2.6. Công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động tại tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014 – 2016

2.6.1. Công tác chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe Chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe là nhiệm vụ thiết thực nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia, yêu cầu của công tác xét duyệt chế độ phải chính xác, kịp thời. Công tác chi trả này được đơn vị thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác, kịp thời và đúng đối tượng. Cụ thể như sau:

Bảng 2.21: Kết quả chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe

Chế độ

2014 2015 2016

Lượt người (người)

Số tiền (tỷ đồng)

Lượt người (người)

Số tiền (tỷ đồng

Lượt người (người)

Số tiền (tỷ đồng

Ốm đau 70.409 30,1 74.139 39,5 89.162 50,6

Thai sản 41.395 411,3 44.689 464,7 45.235 470,3 Dưỡng sức phục

hồi sức khỏe 11.203 18,14 13.055 21,4 14.448 27,5

Tổng 123.007 459,54 131.883 525,6 148.885 548,4 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương) Trong giai đoạn 2014 – 2016, toàn tỉnh Hải Dương có trung bình 134.592 lượt người nghỉ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn, số chi trung bình là 511,18 tỷ đồng. Cả ba chế độ đều có có số chi tăng dần qua các năm.

Chế độ ốm đau có số lượt người nghỉ hưởng chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2016, lượt người nghỉ hưởng chế độ ốm đau tăng 18.753 lượt so với năm 2014, tương ứng với số tiền tăng thêm là 20,5 tỷ đồng.

Chế độ có số tiền chi trả lớn nhất là thai sản (chiếm hơn 85% tổng số chi).

Năm 2016, sô tiền chi cho chế độ thai sản là 470,3 tỷ đồng, tăng 59 tỷ đồng so với năm 2014.

Còn chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe có số lượt người nghỉ hưởng và số tiền chi là thấp nhất. Năm 2016, số lượt người nghỉ hưởng chế độ này tăng 3.245 lượt, tương ứng với số tiền tăng thêm là 9,36 tỷ đồng.

2.6.2. Công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

Kết quả chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014 - 2016 được thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 2.22: Kết quả chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (Đơn vị: người, triệu đồng)

Chỉ tiêu

Trợ cấp hàng tháng

Trợ cấp một lần

Dưỡng sức phục

hồi sức khỏe

Trợ cấp

phục vụ Tổng

Năm 2014

Ngân sách Nhà nước

Số

người 488 10 - 12 510

Số tiền 3.362 283 - 133 3.778

Quỹ Bảo hiểm xã

hội

Số

người 1.081 19 1 22 1.123

Số tiền 8.222 551 2 276 9.051

Năm

2015 Ngân sách

Nhà nước

Số

người 480 9 - 10 499

Số tiền 3.280 252 - 110 3.642

Quỹ Bảo Số 1.162 40 2 26 1.230

Số tiền 8.998 1.123 4 331 10.456

Năm 2016

Ngân sách Nhà nước

Số

người 470 8 - 10 488

Số tiền 3.351 224 - 116 3.691

Quỹ Bảo hiểm xã

hội

Số

người 1.276 24 - 31 1.331

Số tiền 10.548 672 - 418 11.638

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương) Từ bảng số liệu trên ta thấy, vai trò của quỹ bảo hiểm xã hội trong công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ngày càng được nâng cao. Số người và số tiền chi trả các chế độ từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội lớn hơn nhiều lần so với số người, số tiền chi từ ngân sách Nhà nước.

Tổng số người hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước có xu hướng giảm dần qua các năm, lượng giảm không đáng kể. Số người hưởng năm 2014 là 510 người, đến năm 2015 giảm xuống còn 499 người và năm 2016 còn 488 người.

Ngược lại, số người hưởng trợ cấp từ quỹ bảo hiểm xã hội lại tăng dần.

Năm 2015, số người hưởng là 1.230 người, tăng 107 người so với năm 2014, tương ứng với 9,53%. Sang năm 2016, số người hưởng lại tiếp tục tăng thêm 101 người, tương ứng với 8,21%.

Tổng số tiền chi cho chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp từ ngân sách nhà nước có biến động không đồng đều từ năm 2014 đến nay. Năm 2014 số chi là 3.778 triệu đồng. Năm 2015, số chi là 3.642 triệu đồng, giảm đi 136 triệu đồng. Nhưng đến năm 2016, số chi lại tăng lên là 3.691 triệu đồng.

Tổng số tiền chi cho trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp từ quỹ bảo hiểm xã hội đều tăng qua các năm. Năm 2016, số chi là 11.638 triệu đồng, tăng 2.587 triệu đồng, tương ứng với 28,58% so với năm 2014.

2.6.3. Công tác chi trả chế độ hưu trí, tử tuất

Hình thức chi trả các chế độ dài hạn tại cơ quan Bảo hiểm xã hội xen lẫn cả các hình thức chi trả trực tiếp tại trụ sở bảo hiểm xã hội hoặc bưu điện và qua thẻ ATM. Với từng hình thức chi trả, đơn vị đã chỉ đạo các đại diện chi trả xã, phường hàng tháng chi trả đúng lịch từ ngày mùng 5 đến mùng 10 cho các đối tượng này, kiểm đếm tiền trước khi chi trả cho đối tượng, đảm bảo đúng người, đúng số tiền; phối hợp với các ngân hàng và bưu điện trên địa bàn tỉnh… không

để xảy ra sai sót nhầm lẫn. Công tác chi trả chế độ dài hạn của cơ quan được phản ánh trong bảng sau:

Bảng 2.23: Kết quả chi trả chế độ hưu trí, tử tuất

(Đơn vị: người, triệu đồng)

Chế độ

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

NSNN Quỹ BHXH NSNN Quỹ BHXH NSNN Quỹ BHXH

Số

người Số tiền Số

người Số tiền Số

người Số tiền Số

người Số tiền Số

người Số tiền Số

người Số tiền

Hưu trí hàng

tháng 29.607 1.183.387 34.169 1.460.240 28.806 1.240.771 37.423 1.721.198 27.948 1.202.040 40.174 1.876.161

Mất sức lao động 7.775 156.319 - - 7.583 164.670 - - 7.388 170.831 - -

Tử tuất 9.664 59.383 2.796 18.275 9.863 61.170 3.094 20.392 9.964 65.472 3.316 23.149

Mai tang phí 1.038 11.937 502 5.773 1.021 11.742 570 6.555 1.048 12.471 554 6.593

Trợ cấp theo

QĐ91 67 588 - - 67 635 - - 64 722 - -

Trợ cấp theo

QĐ613/Ttg 1.596 14.017 - - 1.571 14.901 - - 1.546 17.445 - -

Tổng 49.747 1.425.631 37.467 1.484.288 48.911 1.493.889 38.087 1.748.145 47.908 1.466.011 44.044 1.905.903

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương)

Nhìn chung, tổng số tiền chi trả cho các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn từ quỹ bảo hiểm xã hội là lớn hơn so với chi từ ngân sách nhà nước.

Tổng số người hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước đang có dấu hiệu giảm dần qua các năm gần đây. Năm 2016 có tổng số người hưởng là 47.908, giảm đi 1.839 người so với năm 2014.

Đối lập là số người hưởng trợ cấp từ quỹ bảo hiểm xã hội lại tăng lên qua từng năm. Năm 2015, số người hưởng là 38.087, tăng 620 người so với năm 2014, tương ứng với 1,65%. Đến năm 2016, số người hưởng tăng thêm 5.957 người, tương ứng với 15,64% so với năm 2015.

Tổng số tiền chi cho trợ cấp hưu hàng tháng là lớn nhất, tiếp theo là đến trợ cấp mất sức lao động, thấp nhất là trợ cấp theo QĐ 91 - là loại trợ cấp dành cho những người hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

Nhìn chung, công tác chi trả bảo hiểm xã hội đã đi vào nề nếp, công tác quản lý đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội cũng chặt chẽ, sâu sắc hơn. Hàng tháng, đã tổ chức kiểm tra rà soát danh sách chi trả bảo hiểm xã hội thường xuyên, chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; phối hợp với Bưu điện tỉnh thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thông qua hệ thống Bưu điện an toàn, đúng quy định.

Tuy nhiên, công tác chi trả vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: người đi lĩnh thay còn thiếu giấy ủy quyền hoặc có giấy ủy quyền nhưng lại hết thời gian ủy quyền; thiếu thông tin ngày, tháng trên chứng từ; chưa ghi tăng, giảm đối tượng kịp thời,...

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w