Lịch sử ngắn gọn về sự tái tạo màu sắc

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết màu sắc và ứng dụng (Trang 73 - 79)

Phục chế màu lần đầu tiên được thực hiện bởi một nhà vật lý người Xcôtlen tên là James Clerk Maxwell. Maxwell đã chụp một phong cảnh ba lần, một lần qua một kính lọc màu Đỏ cờ, một lần qua kính lọc màu Xanh lục và một lần qua một kính lọc màu Xanh tím. Những tấm phim âm bản trắng đen này được sao chụp lại để tạo ra những tấm phim dương bản, sau đó được đóng khung thành những tấm phim trong dùng để chiếu bằng đèn. Ba tấm phim trong này được đặt trong ba máy chiếu khác nhau và ba hình ảnh này được chiếu chồng khít lên nhau lên trên một màn hình. Các kính lọc màu Đỏ cờ, Xanh lục và Xanh tím đã được đặt trước các ống kính của các máy chiếu tương ứng chứa các hình ảnh dương bản màu Đỏ cờ, Xanh lục và Xanh tím của phong cảnh.

Người ta không biết chính xác ngày Maxwell chụp bức ảnh màu đầu tiên, Ông ta đã công bố các chi tiết về cách thức tiến hành phục chế hình ảnh màu trên cơ sở 3 màu cộng cơ bản trong tác phẩm Transactions of The Royal Society of Edinburgh vào năm 1855. Ngày 17 tháng 5 năm 1861, tại học viện Hoàng gia Anh Quốc ở Luân Đôn đã có một thực nghiệm nổi tiếng về kỹ thuật này. Tuy nhiên có bằng chứng cho thấy rằng Maxwell đã chứng minh thuật phục chế ảnh màu lần đầu tiên trong một bài giảng cho Hội Hoàng Gia.

Trong thực nghiệm năm 1859, Maxwell đã sử dụng phim dương bản tách bốn màu. Ngoài sự tách lọc màu Đỏ cờ, Màu Xanh lục và Xanh tím còn có sự lọc màu vàng. Tất cả 4 dương bản tách được chiếu chồng chính xác thông qua những kính lọc giống như những kính lọc được sử dụng để làm các âm bản tách màu, chúng ta không biết tại sao Maxwell đã sử dụng bản màu vàng.

Có lẽ nó được sử dụng để giúp tăng thêm sự thể hiện màu sắc của bức ảnh vì hồi đó người ta chưa chế tạo được lớp nhũ tương nhạy với tất cả các màu.

Như vậy, bức hình màu đầu tiên được Maxwell thực hiện vào năm 1859. Nó được thực hiện bằng cách chiếu 4 dương bản phim thông qua những kính lọc thích hợp. Lý thuyết của Thomas Young vào năm 1861 tập trung vào sự nhạy màu hơn là kỹ thuật chụp ảnh màu, .

Hình ảnh trên tấm phim đầu tiên được Louis Ducos du Hauron phát minh ở Pháp năm 1868, hình ảnh trên một nhũ tương trắng đen toàn sắc được thể hiện bởi một chuỗi các chấm hoặc đường Đỏ cờ, Xanh lục, Xanh tím trong suốt tạo nên hình ảnh trên lớp nhũ tương này. Các chấm và đường này nhỏ đến nỗi người ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sau khi phơi, phim được xử lý đảo âm để thu được một phim nhựa màu dương bản. Việc làm phim nhựa theo nguyên tắc màu cộng này đã được thương mại hoá với các quy trình của Lumière năm 1908 và quy trình Dufay năm 1935. Phim nhựa màu cộng được công ty Polaroid giới thiệu lại vào năm 1983 bằng quy trình làm phim Slide Polachrome 35 ly.

Chính Hauron là người đã đi đầu trong việc phát triển hệ thống màu trừ. Quyển sách đầu tiên vêà kỹ thuật nhiếp ảnh màu được Hauron xuất bản năm 1869 có tựa là Les Couleurs en photographie: Solution du problème. Ông đề nghị tạo ra các âm bản tách màu thông qua các kính lọc màu Đỏ cờ, Xanh lục, Xanh tím sau đó tạo ra các phim dương bản từ mỗi âm bản tách này và nhuộm chúng bằng các màu sơ cấp tương ứng (ví dụ như Cyan, Magenta và Vàng). Hai quy trình đã đạt được sự phổ biến rộng rãi là quy trình carbro (1925) và các quy trình Imbibition được Jos Pé áp dụng lần đầu tiên năm 1925. Các quy trình này bao gồm quy trình xử lý kỹ thuật màu và quy trình chuyển nhuộm màu.

Các phương pháp tổng hợp trừ rất khó sử dụng bởi vì nó đòi hỏi sự chồng chính xác các dương bản màu hoặc chồng chính xác các hình ảnh từ những khuôn nhuộm dương bản. Giải pháp là một phim có 3 lớp nhũ tương, mỗi lớp được làm cho nhạy với một màu (Cyan, Magenta và Vàng) trong quá trình xử lý. Công ty Eastman Kodak đã giới thiệu phim Kodachrome vào năm 1935, đây là loại phim thành công đầu tiên. Loại phim này đã được xử lý bởi một quy trình phức tạp đó là xử lý một cách biệt lập các lớp nhũ tương. Quy trình IG Agfacolor năm 1936 đã dùng từng cặp màu trong nhũ tương làm cho quá trình xử lý đơn giản hơn nhiều. Cả hai loại phim này đều là chất liệu hoán vị (có thể sử dụng đảo ngược), chất liệu màu âm bản đầu tiên được công ty Eastman Kodak giới thiệu năm 1942 là Kodacolor.

Sự phát triển quan trọng trong lĩnh vực nhiếp ảnh màu là hệ thống chụp ảnh lấy liền năm 1957 của Polaroid Corporation Polacolor.

Các thử nghiệm trước đây với tivi màu đã đưa đến kết quả là sự phát triển phương pháp các khung hình liên tiếp, theo phương pháp này bánh xe liên hoàn chứa các kính lọc màu Đỏ cờ, Xanh lục và Xanh tím được đặt lên các ống kính của máy thu truyền hình và đã tạo ra các hình ảnh tách liên tiếp màu Đỏ cờ, Xanh tím và Xanh lục. Một bánh xe kính lọc tương tự trong máy ghi hình cũng được quay đồng bộ với các khung ảnh tạo

ra ảnh truyền hình đầy màu sắc. Hệ thống Columbia đã được Uỷ Ban Viễn Thông Liên Bang (FCC) chuẩn hoá năm 1950 để được sử dụng ở Mỹ. Nhưng hệ thống này không được sử dụng rộng rãi lắm và sau đó FCC đã bỏ qua quyết định năm 1950 của mình và chấp nhận hệ thống của Uỷ Ban Hệ Thống Truyền Hình Quoác Gia (NTSC) naêm 1953.

Hệ thống này sử dụng ba máy tiếp nhận hình ảnh và trong máy thu hình có ba ống phóng điện tử, một màn che tối và một màn hình chứa một mảng ghép các chất phát quang màu Đỏ cờ, Xanh lục và Xanh tím. Tiếp theo hệ thống NTSC của Mỹ là hệ thống PAL của Đức vàứ hệ thống SECAM của Phỏp được giới thiệu năm 1967. Cả ba hệ thống này có nhiều điểm chung. Các ống phosphor và các tấm chắn tối đã phát triển từ các chuỗi các chấm màu Đỏ cờ, Xanh lục và Xanh tím thành các dải Đỏ cờ, Xanh lục và Xanh tím nhưng kỹ thuật cơ bản của hệ thống vẫn không mấy thay đổi.

Màu sắc được dùng lần đầu tiên trong ngành in vào thế kỷ 15. Tuy nhiên, nó đã bị giới hạn qua việc dùng các màu tông nguyên cho các mục đích trang trí. Mãi đến đầu thế kỷ 18, Jacob Christoph Le Blon mới giới thiệu việc in hình có tầng thứ 3 màu. Le Blon, người chịu ảnh hưởng bởi công trình của Isaac Newton, đã chọn mực màu Vàng, Đỏ cờ và Xanh tím làm màu sơ cấp. Những loại mực này đã mở đường cho việc chế tạo các màu vàng, Magenta và Cyan ngày nay. Hiệu quả tầng thứ thu được nhờ sử dụng kỹ thuật khắc chạm thủ công trên các bản in bằng đồng. Quy trình này đã tạo ra các bản in mẫu đầu tiên vào khoảng năm 1704. Le Blon, gốc Pháp, sinh ở Đức vào năm 1667. Quy trình ông tạo ra không phải là một thành công ở châu Âu vì thế năm 1719 ông ta đến Luân Đôn. Chính ở nước Anh quy trình in ba màu đã trở nên một thành công nghệ thuật, nhưng với nhiều lý do khác Le Blon đã không thành công về mặt tài chính. Năm 1722 ông ta đã xuất bản công trình của mình trong ấn bản có tên Coloritto hoặc sự hài hoà màu sắc trong tô màu.

Năm 1735, Le Blon chuyển đến Pari. Người ta cho rằng ở đó ông đã sử dụng bản kẽm đen như một màu quan trọng trong việc phục chế màu. Le Blon là người sáng chế ra việc in chồng màu. Sự khác biệt chính duy nhất với các kỹ thuật hiện đại là ông ta đã phải chạm những bản kẽm của mình bằng tay, trong khi ngày nay việc sao chép và chạm khắc được thực hiện bằng các kỹ thuật quang hoá hoặc điện tử.

Trong thế kỷ 19, in khắc màu (1819), in bản gỗ (1823) và in Stencil đã tạo ra những thành công nhất định và được ứng dụng vào thương mại. Trong thế kỷ này nhiều quy trình khác và các biến thể cũng được giới thiệu nhưng các quy trình này đều là các ví dụ của in chồng màu và chúng không phù hợp với định nghĩa về phục chế màu của chúng ta.

Từ năm 1870 trở về sau, những phát triển quan trọng đã đặt nền móng cho các quy trình in màu ngày nay. Năm 1869 Du Hauron đã phục chế hình ảnh màu thô bằng kỹ thuật in thạch bản và sử dụng quy trình quang cơ. Trong kỹ thuật của ông không có loại tram nào được sử dụng và tầng thứ có được là do sự tăng dần tông màu dựa trên độ nổi hạt của ảnh gốc, nhũ tương ảnh và đá in lito.

Hình 3.1:

Hình có tầng thứ đầu tiên được tạo ra với mục đích thương mại (Hình được phục chế bởi William Kurtz ở New York vào năm 1893. Ông đã sử dụng tram sọc và in 3 màu)

Năm 1873 đã có một chuyển biến quan trọng về phục chế màu khi giáo sư người Đức Hermann W. Vogel phát triển các nhũ tương ảnh cải tiến nhạy cảm với màu. Năm 1881, Fredèrik E. Ives ở Philadelphia đã sáng chế ra tram tái tạo tầng thứ, nó cho phép ông ta phát triển và triển lãm mẫu đầu tiên về in tầng thứ 3 màu tại cuộc triển lãm Novelties ở Philadelphia năm 1885. Max Levy ở Philadelphia đã thành công trong việc phát triển một quy trình sản xuất chính xác các loại tram này.

Người ta cho rằng tiến sĩ E.Albert và H.Ulrich của Đức là những người đầu tiên sử dụng quy trình tách màu quang cơ. Albert đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1899 với kỹ thuật UCR và công dụng của màu đen. Quy trình 4 màu đầu tiên đã phổ biến ở Mỹ hơn ở châu Âu. Ngày nay, tất cả việc in chồng màu đều là 4 màu. Công dụng của màu đen đã giúp đạt được các màu trung tính và tăng độ tương phản của bức ảnh.

Sự phục chế bằng in màu đã phát triển nhanh trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 cho đến nay, khi phần lớn hình ảnh đều được in màu. Những nguyên tắc cơ bản của sự tái tạo màu quang cơ có từ năm 1900 vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay, nhưng đã có nhiều bước tiến triển quan trọng qua nhiều năm làm cho chất lượng được cải tiến và chi phí thấp hơn.

Một thành tựu quan trọng trong việc tái tạo màu là sự phát triển của kỹ thuật bản che màu quang cơ. Tiến sĩ E.Albert là người đầu tiên được cấp bằng sáng chế về những kỹ thuật này. Sau đó, có khoảng 100 bằng sáng chế về kỹ thuật bản che được cấp, tất cả đều với mục tiêu sửa chữa những sự hấp thụ màu không mong muốn của các loại mực in, đặc biệt là mực màu Magenta và Cyan.

Với nhiều lý do, các quy trình này đã không trở nên phổ biến mãi cho đến khi Alexander Murray của công ty Eastman Kodak và Frank Preucil của Hiệp hội kỹ thuật in offset có những nỗ lực mang tính phát triển và giáo dục đã làm cho kỹ thuật bản che trở nên phổ biến ở Mỹ. Những kỹ thuật này đã mang lại kết quả là giảm đáng kể thời gian và chi phí khi so sánh với những phương pháp tút sửa thủ công phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Những chất liệu màu được sử dụng trong mực in chủ yếu là các chất màu vô cơ vốn có một khoảng phục chế màu giới hạn và không trong suốt. Việc phát triển các chất màu hữu cơ đã gia tăng khoảng phục chế màu sẵn có trong khi vẫn giữ được độ bền hợp lý. Những phát triển chính yếu bao gồm:

ê Cỏc màu azo dựng cho sản xuất mực được phỏt triển trong khoảng từ 1899 - 1912. Hầu hết các chất liệu màu vàng đều thuộc loại này.

ê Khỏm phỏ cỏc chất liệu màu Tungstate và Molybdate vào khoảng năm 1914. Mực Magenta tốt nhất thuộc nhóm này.

ê Khỏm phỏ chất liệu phthalocyanine vào năm 1928, chất này làm cho Cyan thật sự sáng và có thể phù hợp với in chồng màu.

Những tiến bộ quan trọng gần đây nhất trong việc phục chế màu là sự phát triển máy tách màu điện tử. Những chiếc máy đầu tiên được phát triển vào những năm 1930 bởi Arthur C. Hardy thuộc Viện công nghệ Massachusetts cùng với F.L. Wurzburg, Alexander Murray và Richard C. Morse của Eastman Kodak.

Máy tách màu của Kodak được phát triển cao hơn thành máy tách màu thương mại đầu tiên - Springdale- năm 1950. Đến năm 1980 trở đi thì kỹ thuật tách màu điện tử phát triển vượt bậc và bắt đầu nhường bước cho kỹ thuật xuất phim trên các máy ImageSetter trong những năm 1990, cũng trong thời gian này các kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính (CTP) cũng dần trưởng thành và trở nên phổ biến ở các nhà in vào đầu thế kỷ 21. Hiện nay, người ta đang nói đến việc bỏ qua kỹ thuật ghi bản trực tiếp và thay vào đó là in kỹ thuật số.

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết màu sắc và ứng dụng (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(363 trang)